Sở Tư pháp Sóc Trăng làm tốt vai trò “người gác cửa”
Đó là trao đổi của ông Phạm Tuân – Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng với PV Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2020).
Ông Phạm Tuân – Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng
Ông Phạm Tuân cho biết, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng rất được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND. Ngành tư pháp phát huy hiệu quả vai trò “gác cửa” tại địa phương, thường xuyên tham mưu Tỉnh ủy, UBND giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý. Bên cạnh công tác chuyên môn, Sở còn được lãnh đạo tỉnh tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.
Hiện Sở đang thực hiện tiểu đề án 2 về di cư người từ Campuchia về Việt Nam sinh sống. Mặc dù, tỉnh Sóc Trăng không có chung đường biên giới với Campuchia. Tuy nhiên, số lượng người dân Khmer giao thương với Campuchia rất nhiều nên vấn đề thực hiện công tác hộ tịch cho người dân Khmer trên địa bàn tỉnh cũng rất cần thiết. Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Sóc Trăng và đại phương đã Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện. Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được Sở thực hiện rất đều tay. Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền hướng đến đồng bào dân tộc. Phát huy hiệu quả mô hình tủ sách pháp luật trong các điểm chùa và lực lượng cộng tác viên tuyên truyền hoạt động rất nghiêm túc, chất lượng.
Đặc biệt, trong thời gian qua, công tác hòa giải cơ sở có thể xem là điểm sáng của Sóc Trăng. Sở thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, Thẩm phán tòa án để hướng dẫn hòa giải quyết xử lý các tình huống khó trong quá trình thực hiện công tác hòa giải tại địa phương. Từ mô hình đó mà trình độ, kỹ năng hòa giải viên được nâng cao, chất lượng hòa giải thành luôn đạt trên 80%
Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban. Đồng thời làm tốt công tác “gác cổng”, thẩm định văn bản. Đối với những công tác ngoài chuyên môn được lãnh đạo tỉnh giao phó, Sở sẽ tiếp tục phát huy vai trò chủ lực trong công tác tham mưu, thẩm định. Đặc biệt, tại Sở đã thành lập Tổ Tư vấn tham mưu những vấn đề ngoài chuyên môn để có thể thực hiện tốt nhất công việc lãnh đạo tỉnh giao. Đặc biệt, duy trì họp giao ban hàng quý. Qua đó kịp thời tháo gỡ có khăn cho tư pháp cấp huyện, cấp xã. Những vấn đề nào gặp khó thì báo cáo với Sở. Sở sẽ giao cho nghiệp vụ nghiên cứu trả lời.
Giam đốc Phạm Tuân cũng mong rằng, trong thời gian tới, Sở Tư pháp Sóc Trăng sẽ tiếp tục nhân được sự quan tâm, hỗ trợ và ủng hộ nhiệt tình từ phía lãnh đạo tỉnh cũng như sự chỉ đạo sâu sát và liên tục của lãnh đạo Bộ Tư pháp, các Vụ, Cục để công tác tư pháp Sóc Trăng ngày càng vững mạnh, góp phần tích cực trong việc ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế địa phương.
Bồi dưỡng tiếng Khmer và Ê Đê cho cán bộ, chiến sĩ quân đội
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk vừa mở lớp bồi dưỡng tiếng Khmer và Ê Đê năm 2020 cho 139 cán bộ, chiến sĩ, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó 84 học viên học tiếng Khmer (chủ yếu là các cán bộ, chiến sĩ Đội K51 làm nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Cam-pu-chia) và 55 học viên học tiếng Ê Đê.
Học tiếng Ê Đê giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong thời gian một tháng, các học viên được trau dồi những kiến thức cơ bản về: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng giao tiếp hằng ngày thông qua các hình thức: Nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, các học viên được giới thiệu và tìm hiểu về những nét văn hóa, phong tục tập quán, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Ê Đê ở các buôn làng và người dân Cam-pu-chia sinh sống tại các phum, sóc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk... Thông qua lớp bồi dưỡng, các cán bộ, chiến sĩ có điều kiện nâng cao năng lực trong giao tiếp, tạo thuận lợi khi tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng tỉnh Đắk Lắk thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam hy sinh bên đất nước Cam-pu-chia.
Nâng nhận thức cho cán bộ Mặt trận về công tác dân tộc trong thời kỳ mới Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về công tác dân tộc năm 2020 ở 63 điểm cầu toàn quốc. Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh Tại Hội nghị...