Số thu từ thoái vốn nhà nước tăng khá
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp ( Bộ Tài chính), số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2021 là 228 tỷ đồng.
Số dự kiến thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước năm 2021 là 40 nghìn tỷ đồng (theo Quyết định số 1950/Q-TTg ngày 28-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021).
Về tình hình cổ phần hóa, trong 5 tháng đầu năm, Cục Tài chính doanh nghiệp nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa ba doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực miền bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các tập đoàn, tổng công ty là 151 tỷ đồng. ối với công tác thoái vốn, lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 là đã thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng; trong đó, về thoái vốn nhà nước, đã thoái vốn ba đơn vị thuộc Quyết định số 908/Q-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng; về thoái vốn của tập đoàn, tổng công ty, đã thoái vốn tại chín doanh nghiệp với tổng giá trị 234,1 tỷ đồng, thu về 2.081,3 tỷ đồng.
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa
Thông qua cổ phần hóa, các doanh nghiệp sẽ được cơ cấu lại toàn bộ từ chiến lược, quản trị doanh nghiệp, thị trường, sản xuất, nhân sự, tài chính, khoa học công nghệ... Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hầu hết đều hoạt động kinh doanh hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên tổng tài sản cao, nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) tăng.
Video đang HOT
Năm 2020, đã cổ phần hóa (CPH) được 9 doanh nghiệp (Ảnh: M.P)
Giai đoạn 2016-2020 đã thu 183.283 tỷ đồng từ CPH
Cục Tài chính doanh nghiệp (TCDN), Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2020, đã cổ phần hóa (CPH) được 9 doanh nghiệp (DN), trong đó có 3 DN thuộc kế hoạch CPH theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, đã có 180 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 180 DN đã CPH chỉ có 39/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch). Số DN chưa hoàn thành CPH theo kế hoạch là 89 DN.
Về tình hình CPH tháng 1-2021, Cục TCDN cho biết, triển khai phương án CPH Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2) đã được phê duyệt, ngày 21/1/2021, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNGENCO2 tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào EVNGENCO 2. Dự kiến sẽ bán cổ phần lần đầu (IPO) vào ngày 28/2/2021, tổng giá trị bán ra là 48,9% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 24.520 đồng/cổ phần. Về tình hình thoái vốn, trong năm 2020, cả nước đã thoái được 2.506 tỷ đồng, thu về 5.967 tỷ đồng, trong đó thoái vốn tại 14 DN theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ ban hành với giá trị 1.789 tỷ đồng, thu về 4.619 tỷ đồng.
Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 - 2020 đạt 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách (cao hơn so giai đoạn 2011 - 2015 cả về giá trị và hiệu quả thoái vốn). Có nhiều thương vụ thoái vốn đạt hiệu quả cao như SCIC thoái vốn tại Vinamilk, Bộ Công thương thoái vốn tại Sabeco...
Về tình hình thoái vốn tháng 1/2021, Cục TCDN cho biết, về thoái vốn nhà nước, đã thoái vốn tại 1 đơn vị thuộc Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Công ty cổ phần Chợ Lạng Sơn với giá trị 8 tỷ đồng, thu về 23,6 tỷ đồng. Về thoái vốn của tập đoàn, tổng công ty, đã thoái vốn tại 7 DN thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với tổng giá trị là 232 tỷ đồng, thu về 2.076 tỷ đồng.
Báo cáo của Cục TCDN cũng cho biết, năm 2020, đã thu 5.499 tỷ đồng từ CPH, thoái vốn; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, đã thu 183.283 tỷ đồng từ CPH, thoái vốn. Theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội thì trong giai đoạn 2016 - 2020, nguồn thu từ CPH, thoái vốn nộp về ngân sách nhà nước để phục vụ đầu tư trung và dài hạn là 250.000 tỷ đồng. Trong năm 2020, đã chuyển 16.700 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN (Quỹ) vào ngân sách nhà nước; lũy kế từ năm 2016 đến năm 2020, đã chuyển 221.700 tỷ đồng từ Quỹ vào ngân sách nhà nước (đạt 90% kế hoạch) cả giai đoạn.
Cũng theo báo cáo của Cục TCDN, số thu từ CPH, thoái vốn trong tháng 1/2021 nộp về Quỹ là 83 tỷ đồng. Số dự kiến thu từ CPH, thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước năm 2021 là 40.000 tỷ đồng theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Tài chính cho biết, trước tiên phải khẳng định rằng việc triển khai công tác cổ phần hóa không nhằm mục đích trực tiếp tăng thu cho ngân sách nhà nước. Cổ phần hóa cùng với thoái vốn chỉ là một trong các biện pháp để cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nguồn thu về cổ phần hóa và thoái vốn sau khi được ưu tiên sử dụng để tái đầu tư cho các DNNN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ theo danh mục quy định, phần còn lại được sử dụng cho chi đầu tư phát triển theo quyết định của Quốc hội trong đó tập trung cho các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng, khu vực và cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020, nguồn thu này đã đóng góp 217.300 tỷ đồng cho nguồn chi đầu tư phát triển của cả nước. Thông qua cổ phần hóa, các doanh nghiệp sẽ được cơ cấu lại toàn bộ từ chiến lược, quản trị doanh nghiệp, thị trường, sản xuất, nhân sự, tài chính, khoa học công nghệ... Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hầu hết đều hoạt động kinh doanh hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên tổng tài sản cao, nộp NSNN tăng.
Giai đoạn 2016-2020 số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì vẫn chưa đạt kế hoạch (chỉ đạt 28%) (Ảnh: M.P)
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
Dù giai đoạn 2016 - 2020, công tác cổ phần hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như vượt kế hoạch đề ra về số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa (cổ phần hóa 178 doanh nghiệp so kế hoạch là 137 doanh nghiệp); cổ phần hóa nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì vẫn chưa đạt kế hoạch (chỉ đạt 28%).
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thẳng thắn chỉ rõ, nguyên nhân của tình trạng này, đầu tiên phải kể đến các nguyên nhân khách quan do bất ổn kinh tế - chính trị toàn cầu và sự bùng phát của dịch bệnh CoVID-19 đến nay vẫn chưa có biện pháp đẩy lùi đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán trong nước và thế giới, đồng thời hệ thống cơ chế chính sách về cổ phần hóa thời gian qua đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn, tăng cường công khai minh bạch trong quá trình cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số nguyên nhân chủ quan như việc lập kế hoạch cổ phần hóa chưa sát với thực tế triển khai; nhiều doanh nghiệp không chủ động triển khai các chính sách của nhà nước, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa; Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa; Việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công còn chưa tốt...
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, theo đó đã tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp phát sinh trong thời gian qua; về chỉ đạo điều hành, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 161/NQ-CP về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực hiện. Đồng thời, Bộ Tài chính đang xây dựng Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở tiếp tục triển khai cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN để DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Năm 2021, Petro Vietnam tính thu về 56 nghìn tỷ đồng Năm 2021 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đặt mục tiêu tổng doanh thu là 56.092 tỷ đồng chưa bao gồm doanh thu hoạt động bao tiêu Nghi Sơn. Lợi nhuận sau thuế 10.163 tỷ đồng. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ban hành Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát...