Sở thích viết thư cho tù nhân
Jamie Jones, 27 tuổi, một người nội trợ sống ở Southampton (Anh), có sở thích kỳ lạ là viết thư cho các tù nhân. Jamie Jones viết bức thư đầu tiên vào tháng 9.2012 và sau đó, cô đã yêu một trong những người “bạn qua thư” của mình. Đó là người đàn ông tên Jack, bằng tuổi cô, bị kết án tù vì tội giết người.
Khi biết chuyện, chồng cô đã yêu cầu cô dừng mọi thư từ với Jack, tuy nhiên vẫn cho phép cô viết thư cho những người khác. Hiện cô vẫn viết thư đều đặn cho 14 tù nhân bị kết án vì nhiều tội danh khách nhau, trong đó có ma túy, cướp ngân hàng và tấn công bạo lực.
Theo LDO
Trung Quốc "bêu riếu" Nhật, công bố lời thú nhận tội ác chiến tranh
Trung Quốc hôm nay (3/7) bắt đầu công bố "lời thú nhận" của 45 tội phạm chiến tranh người Nhật trong Thế chiến II, trong động thái mới nhất khơi dậy sự chú ý của công chúng vào quá khứ, giữa lúc căng thẳng về chủ quyền biển đảo giữa hai nước chưa hạ nhiệt.
Video đang HOT
Đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh
Những văn bản trên, do những tội phạm người Nhật đã bị xét xử và kết án tại Trung Quốc sau cuộc chiến tự viết tay, sẽ được công bố lần lượt mỗi ngày một văn bản, trong vòng 45 ngày, website của Cơ quan lưu chiểu nhà nước Trung Quốc khẳng định.
Trong bản "thú tội" đầu tiên, ghi năm 1954, Keiku Suzuki, một trung tướng và là chỉ huy của sư đoàn 117 của Nhật, thừa nhận đã ra lệnh cho một đại tá có tên Taisuke "phóng hỏa thiêu rụi những căn nhà của khoảng 800 hộ gia đình, và sát hại 1000 nông dân Trung Quốc trong một đợt đi càn", tại khu vực Đường Sơn, bản dịch của cơ quan trên cho biết.
Một trong số hàng nghìn tội ác khác, viên sỹ quan này còn thừa nhận trong tài liệu dài 38 trang rằng ông đã "sát hại một cách tàn bạo 235 nông dân Trung Quốc đang tìm cách ẩn náu tại một ngôi làng gần Lujiayu (trong số này có hành vi rạch đứt phần hông của những phụ nữ có thai)", và rằng ông đã "ra lệnh cho Đội phòng dịch và cấp nước phát tán virus dịch tả tại 3-4 ngôi làng".
Hiện chưa rõ liệu lời thú tội của viên sỹ quan trên, cũng như những lời thú tội sắp được công bố liên quan tới 45 tội phạm chiến tranh bị xét xử tại Trung Quốc năm 1956, đã từng được công bố hay chưa.
Suzuki bị quân đội Liên Xô bắt giữ ở giai đoạn cuối của cuộc chiến và được chuyển cho Trung Quốc giam giữ năm 1950, các tài liệu trước đây của nước này cho biết. Viên sỹ quan Nhật này bị kết án 20 năm tù giam, nhưng được trả tự do năm 1963.
Những tội ác ghê tởm
Việc công bố những bản thú tội được tiến hành giữa lúc quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng do những tranh chấp trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng cáo buộc rằng việc Nhật Bản diễn giải lại bản hiến pháp hòa bình có thể mở đường cho quá trình tái quân phiệt hóa một đất nước mà Trung Quốc cho là không hối lỗi đầy đủ về các hành động của mình trong Thế chiến II.
Trung Quốc thường cáo buộc Nhật né tránh lịch sử hiếu chiến tại châu Á, và những chỉ trích này càng tăng kể từ sau khi thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử tháng 12/2012. Ông Abe luôn ủng hộ một việc có chính sách đối ngoại và quân đội mạnh mẽ hơn.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã nổi giận khi ông Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni, nơi thờ những người Nhật thiệt mạng vì chiến tranh, bao gồm nhiều cựu sỹ quan quân đội bị kết án là tội phạm chiến tranh và bị xử tử.
"Những tài liệu này là bằng chứng xác đáng về những tội ác ghê tởm mà đế quốc Nhật đã gây ra cho người Trung Quốc", phó giám đốc Cơ quan lưu chiểu nhà nước Trung Quốc Li Minghua khẳng định với hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
"Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, bất chấp công lý và lương tri, đã công khai đổi trắng thay đen, lừa dối công chúng và tô hồng sự hiếu chiến của Nhật và lịch sử đô hộ kể từ khi nhậm chức", ông Li nói.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc lại kết án 113 tội phạm khủng bố ở Tân Cương Hôm 29/6, Reuters cho hay, tòa án ở Tân Cương vừa kết án từ 10 năm tù giam đến chung thân đối với 113 đối tượng vì tội khủng bố và nhiều hành vi phạm tội khác. Đây là một trong những vụ xét xử mới nhất nhằm vào những phần tử gây ra tình trạng bạo lực đẫm máu ở Tân Cương...