Sờ thấy cục cứng ở ngực, chị em phát hoảng suy sụp vì sợ ung thư
Một ngày, bỗng dưng sờ thấy cục cục ở ngực, nhiều chị em phát hoảng, chưa đi khám đã suy sụp vì nghĩ ung thư vú gọi tên.
Bác sĩ khuyến cáo, hãy bình tĩnh, vì không phải khối u nào cũng là ung thư.
TS.BS Nguyễn Diệu Linh, Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là căn bệnh gặp nhiều nhất ở phụ nữ, cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới.
Tuy nhiên, không phải khối u nào ở vú cũng là ung thư. Trên thực tế, nhiều người khi sờ thấy có u, cục nhỏ ở vú, chưa kịp đi khám để chẩn đoán đã hoảng hốt, suy sụp tinh thần, có những suy nghĩ tiêu cực.
Khi sờ thấy có khối u ở nách, gần vú, ở vú, nguy cơ gì xảy ra?
Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú.
Tuy nhiên, dấu hiệu nhận diện ban đầu của một khối u ác tính, đó là sờ vào cứng, không đau khi chạm vào.
Video đang HOT
Vì thế, nếu sờ thấy khối u ở vú, vùng nách, chị em hết sức bình tĩnh, đến bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác.
U vú lành tính xuất hiện có thể do các lý do như nhiễm trùng, chấn thương, tăng trưởng không phải ung thư. Các u vú lành tính thường khi chạm vào có thể di chuyển dễ dàng, có hiện tượng núm vú nhạy cảm, đau và khó chịu ở vú.
Trong đó, xơ nang tuyến vú là phổ biến nhất, với các dạng xơ nang thường gặp:
U nang tuyến vú: Là một khối tròn hay bầu dục, kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm, bên trong chứa dịch (màu vàng trong, đôi khi màu vàng đục, trắng đục, xanh, hiếm khi màu đỏ), bọc bên ngoài là vỏ nang có thể mỏng hoặc dày.
Viêm xơ tuyến vú: Là tổn thương dạng mảng hay khối đặc, kích thước vài cm, không rõ ranh giới, thường xuất hiện ở nửa trên ngoài của vú, đau nhẹ trước mỗi kỳ kinh
Tăng sản ống tuyến vú: Thường dưới dạng mảng hay khối đặc (không chứa dịch), kích thước từ 1 – 4 cm, có thể là một mảng hoặc nhiều mảng ở 1 hoặc 2 vú. Các mảng này giới hạn không rõ ràng, mật độ chắc hơn tuyến vú xung quanh, đau khi ấn. Gần ngày có kinh, kích thước to hơn và gây đau nhiều, khi có kinh thì kích thước lại nhỏ lại và ít đau hơn.
Còn ung thư vú (khối u ác tính) được hình thành bởi nhiều nguyên nhân như tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền căn thai sản, do uống thuốc hormon, do thừa cân, do hút thuốc – uống rượu, do yếu tố nội tiết…
Các triệu chứng của ung thư vú gồm: Núm vú tiết dịch, hình dạng vú thay đổi, da vú sần vỏ cam, mẩn đỏ, khối u cứng chắc, hình dạng không đều, bám chặt vào da, phát triển nhanh…
Tuy nhiên, để khẳng định chính xác, khi xuất hiện dấu hiệu nguy cơ, sờ thấy khối u bạn nên đến viện khám sớm nhất.
Khi đến bệnh viện khám, chị em được tiến hành các phương pháp khám như: siêu âm vú, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA), chụp X-quang vú…
TS Linh cũng khuyến cáo chị em phụ nữ tự kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất. Đặc biệt là những chị em trên 40 tuổi cần chủ động tầm soát ung thư vú khi chưa có triệu chứng, để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, với cơ hội chữa khỏi bệnh đạt trên 90%.
Thủ thuật 15 phút giúp giảm nguy cơ mắc loại ung thư phải cắt "cậu nhỏ"
90% bệnh nhân ung thư dương vật bị hẹp bao quy đầu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nam giới cần thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu để giảm nguy cơ mắc loại ung thư dẫn đến phải cắt "cậu nhỏ".
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp nam giới trưởng thành đến viện trong tình trạng đầu dương vật chảy dịch, xuất hiện khối sùi... có mùi khó chịu. Không ít trong số đó được chẩn đoán ung thư dương vật, phải cắt bỏ một phần, hoặc cắt bỏ hoàn toàn "cậu nhỏ", gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, cuộc sống người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, có những ca bệnh là thanh niên trẻ, chưa lập gia đình, nhưng vì phát hiện ung thư giai đoạn muộn nên các bác sĩ vẫn phải cắt bỏ phần dương vật bị ung thư.
"Đa phần bệnh nhân đến viện để khám trong tình trạng chảy dịch, có khối sùi... vì nghĩ viêm nhiễm bao quy đầu, do bệnh nhân bị hẹp bao quy đầu. Vì có biểu hiện ở vùng "nhạy cảm" nên phần lớn mọi người đều ngại đi khám, có trường hợp có dấu hiệu cả năm mới đến viện, nên bệnh đã ở giai đoạn muộn, thậm chí có tình trạng di căn xa, phải cắt bỏ toàn bộ dương vật, nạo vét hạch hai đùi", BS Quân cho biết.
Theo đó, ung thư dương vật hay gặp nhất ở nam giới độ tuổi 40-50, một số trường hợp gặp ở người trẻ tuổi, thậm chí chưa lập gia đình.
BS Quân cho biết, không phải ai bị hẹp bao quy đầu cũng đều bị ung thư dương vật. Tuy nhiên có đến 90% bệnh nhân ung thư dương vật có hẹp bao quy đầu. Do hẹp bao quy đầu kéo dài là yếu tố tạo điều kiện khiến nam giới bị viêm mạn tính niêm mạc bao quy đầu và quy đầu.
Tình trạng viêm kéo dài nhiều năm có thể gây biến đổi tế bào và diễn tiến thành ung thư. Tuy nhiên nhiều nam giới hẹp bao quy đầu chủ quan vì không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như quan hệ tình dục.
Vì thế, BS Quân khuyến cáo nam giới cần xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu. Đây là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện ở các cơ sở y tế có bác sĩ ngoại khoa. Chỉ trong 15 phút thực hiện thủ thuật, sẽ giảm được nguy cơ mắc căn bệnh ung thư dẫn đến phải cắt bỏ "cậu nhỏ".
Nam giới nên khám và điều trị hẹp bao quy đầu từ sớm. Tùy tình trạng hẹp của bao quy đầu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Với ung thư dương vật, phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bảo tồn, cơ hội sống rất tốt cho bệnh nhân. Còn nếu đến muộn (từ giai đoạn 2) việc điều trị đã rất phúc tạp, đại đa số phải cắt cụt hoàn toàn, nạo vét hạch bẹn hai bên, xem tình trạng đã xâm lấn di căn hay chưa.
Vì thế, khi xuất hiện các tình trạng như viêm, sưng khi bị hẹp bao quy đầu, có nốt sùi nhỏ, loét ở vùng quy đầu, dễ chảy máu khi vệ sinh hoặc khi quan hệ tình dục... cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất.
Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu, có nguy hiểm không? Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất (ung thư biểu mô biệt hóa) vì tiến triển chậm. Tỷ lệ sống thêm sau 10 năm từ 80 đến 90%. Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến nội tiết, ung...