Sổ tay mang thai: Hạt mầm yêu thương
Sự phát triển chung
Nếu bạn biết mình mang thai từ tuần thứ 4, thì bạn may mắn vì đã biết sớm hơn khá nhiều phụ nữ vì hầu hết chị em đều biết mình có bầu ở tuần thứ 5-6 thai kỳ. Ở những tuần này, thông thường người phụ nữ sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu mang thai nào và chắc chắn rằng bạn biết mình có thai cũng là do cảm nhận thôi chứ ở tuần thứu 3-4, biểu hiện của sự có thai chưa có gì cả.
Trong thời gian này tôi khuyên bạn nên chỉ nói tin vui với ông xã của mình thôi vì thông tin này chưa thật chính xác, đợi thêm 1-2 tuần nữa bạn thông báo với những người trong gia đình cũng chưa muộn phải không? Ngay khi bạn nghi ngờ mình có thai, hãy sắp xếp một cuộc gặp với bác sĩ để xác nhận chính xác thông tin. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống ngay lập tức, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và dinh dưỡng để tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Ở tuần thứ 3-4, em bé của bạn chỉ nhỏ bằng hạt mầm cây.
Kích thước thai nhi tuần 3-4
Ở tuần thứ 3-4, em bé của bạn được gọi là túi phôi và chỉ nhỏ bằng hạt mầm cây. Thời gian này, em bé đang rất bận rộn trong ngôi nhà mới (tử cung), chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai.
Thai nhi tuần thứ 4
- Thai nhi lúc này chưa thực sự hình thành nhưng quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu, tập hợp của các tế bào đang không ngừng phân chia tạo thành phôi thai và nhau thai.
- Ống thần kinh của bé – khối xây dựng lên bộ não, cột sống và xương sống đã được hình thành.
- Một sự phát triển đáng chú ý khác trong thời gian này chính là nước ối – chất không thể thiếu của bào thai. Túi ối giống như một căn nhà nhỏ, che chở cho thai nhi và cũng là nơi thai nhi sinh sống, lớn lên trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Nước ối chứa 99% là nước và muối hòa tan.
Thai nhi tuần 0-4 chưa thực sự hình thành.
Video đang HOT
Triệu chứng của mẹ
- Hầu như thời gian này bạn chưa cảm nhận được gì nhiều nhưng một số người quá nhạy cảm đã có dấu hiệu buồn nôn và mệt mỏi
- Triệu chứng đầy hơi cũng có thể xuất hiện do hormone thai kỳ progesterone.
- Mẹ bầu cũng có thể gặp chứng chuột rút nhẹ và chảy máu âm đạo: Bạn đừng lo lắng vì hiện tượng này là hoàn toàn bình thường do thai nhi cấy vào thành tử cung.
- Tâm trạng mẹ bầu lúc này cũng tỏ ra thất thường do các kích thích tố trong cơ thể biến động.
Việc bạn cần làm
- Khám thai ngay khi nghi ngờ mình có bầu là việc nên làm.
- Uống bổ sung vitamin đặc biệt axit folic vì loại vitamin này rất tốt trong quá trình hình thành não thai nhi.
- Tính ngày dự sinh
Những điều tốt đẹp nên làm
- Bắt đầu một kế hoạch ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất.
- Chọn cách dí dỏm nhất để chuẩn bị thông báo tin vui với gia đình.
- Nuông chiều bản thân với tin vui này như đi du lịch gần, đi ăn uống hoặc bất cứ việc gì bạn thích.
Theo SKDS
Sổ tay mang thai: Bé bằng quả việt quất
Sự phát triển chung
Mặc dù chỉ mới một thời gian ngắn kể từ khi kỳ kinh cuối cùng của bạn kết thúc nhưng em bé trong bụng của bạn đã phát triển cực kỳ nhanh rồi.
Nhau thai bây giờ giữ vai trò cung cấp cho con bạn tất cả các nhu cầu dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết thông qua lượng máu chuyển tới. Răng chồi nhô ra trong nướu răng và nụ vị giác xuất hiện trên lưỡi. Những tế bào hình thành lên cơ quan sinh dục và sinh sản của em bé cũng nằm ở đây.
Khi thai nhi được 7 tuần, bàn tay và bàn chân đang xuất hiện từ phía cánh tay và chân (mặc dù ở thời điểm này nhìn chúng giống như những mái chèo hơn). Tai của bé đã nổi rõ và các chi trông giống như những lộc chồi non. Thời điểm này, em bé vẫn được coi là một phôi thai, có một cái đuôi nhỏ phía dưới. Chiếc đuôi này sẽ dần biến mất trong một vài tuần nữa. So với tuần trước, em bé đã tăng gấp đôi kích thước.
Tuần thứ 7, thai nhi lớn bằng quả việt quất.
Nếu có thể nhìn thấy vào phía bên trong tử cung, bạn sẽ thấy những nếp gấp mí mắt hiện rõ, màu sắc mắt đã hình thành, chóp mũi đã xuất hiện. Cả hai bán cầu của não bộ đều đang phát triển, tuyến tụy hình thành để hỗ trợ tiêu hóa. Một vòng dây nhỏ trong ruột bé đang hình thành và nó sẽ phát triển thành dây rốn, mang ôxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến cơ thể nhỏ bé của em bé.
Thời gian này, mỗi phút có khoảng 100 tế bào não thai nhi mới hình thành. Không chỉ bộ não phát triển chóng mặt, trái tim của thai nhi cũng đã đập đều nhịp và nhanh hơn.
Kích thước thai nhi
Ở tuần thứ 7, thai nhi có kích cỡ khoảng bằng quả việt quất và độ dài tăng gấp đôi tuần trước tầm 1,3cm.
Triệu chứng của mẹ
- Buồn nôn, nôn ói là dấu hiệu phổ biến ở các mẹ bầu trong tuần này. Tình trạng này chỉ trở lên thuyên giảm khi mang thai giai đoạn 2.
- Thèm ăn hoặc không thể ăn gì.
- Thường xuyên đi tiểu
- Mụn mọc nhiều hơn
Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã hình thành.
- Tiết nhiều nước bọt
- Thay đổi cảm xúc
Việc bạn phải làm
- Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là tuần bạn dễ dàng nghe được tim thai nhi lần đầu.
- Chuẩn bị bảo hiểm ý tế.
- Tìm hiểu về bệnh viện bạn sẽ sinh nở.
Những điều tốt đẹp nên làm
- Tạo danh sách những câu hỏi cần tham khảo ý kiến bác sĩ
- Có kế hoạch ăn uống đầy đủ theo tuần
- Bắt đầu tiết kiệm tài chính dành cho bé yêu.
- Tiếp tục ghi lại những dòng nhật ký mang thai.
Theo SKDS
Sổ tay mang thai: Bé có tim thai rồi nhé! Sự phát triển chung Ở tuần thai thứ 6, việc mang thai vẫn còn rất mới mẻ với bạn vì vậy bạn sẽ vẫn chỉ cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ ban đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng sớm của việc bầu bí vẫn sẽ rõ nét như ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi, đau đầu và những tuần này bạn...