[Sổ tay kinh tế]Doanh nghiệp bất động sản hãy tự cứu lấy mình
Báo cáo vừa công bố của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho thấy, kết thúc năm 2019, ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) dẫn đầu trong nhóm những ngành kinh doanh có tỷ lệ gia tăng DN tạm ngừng hoạt động, giải thể nhiều nhất (686 DN, tăng 39,4% so với năm 2018).
Tỷ lệ DN BĐS ngừng hoạt động và giải thể gia tăng đã được dự đoán từ trước bởi khó khăn từ thị trường như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi lãi suất gia tăng và các chương trình ưu đãi hạn chế. Bên cạnh đó là sự sụt giảm các dự án mới ra thị trường thời gian qua. Giới kinh doanh BĐS lo ngại, tới đây DN BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn khi Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ 1/1/2020, trong đó giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%, lộ trình từ 2020 đến 2022.
Số liệu mới nhất từ NHNN cho thấy, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS toàn ngành ngân hàng năm 2019 đạt mức 8,8%. Mặc dù ở mức thấp hơn so với tăng trưởng chung của tín dụng toàn ngành (khoảng 13,7%) nhưng theo Vụ Tín dụng NHNN, con số này cho thấy, các ngân hàng vẫn tiếp tục mạnh dạn cho vay các dự án BĐS được thẩm định kỹ càng, chứ không hẳn là “đóng cửa”. Trên thực tế, ngân hàng vẫn còn nhiều vốn để cho vay, chỉ cần ngành BĐS khơi thông được điểm nghẽn cốt yếu về mặt pháp lý.
Tương tự, lãnh đạo ở các ngân hàng cũng chia sẻ rằng vốn ngân hàng luôn chờ để “chảy” vào các dự án tốt. Đại diện cơ quan điều hành chính sách tiền tệ cho rằng quan điểm của nhà quản lý là kiểm soát chứ không có nghĩa là “đóng cửa” hoàn toàn với lĩnh vực kinh doanh rủi ro. Theo đó, vấn đề của việc cho vay ra là phải kiểm soát được mức độ rủi ro của dòng vốn. Ngay cả Thông tư 22 có hiệu lực thì trong năm 2020 tình hình với DN BĐS sẽ ổn định hơn.
Thực tế, hiện đa số DN BĐS Việt Nam quy mô khá nhỏ, nguồn vốn phát triển chủ yếu từ vay ngân hàng và huy động từ khách hàng, nên khi gặp thị trường biến động không theo kế hoạch sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và phá sản.
Bên cạnh đó, việc thiếu nghiêm túc khi tuân thủ pháp luật của một số chủ đầu tư, đơn vị môi giới tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng. Do đó, năm 2020 đòi hỏi DN BĐS phải chủ động thích ứng, điều chỉnh chiến lược.
Các DN BĐS cần chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án… để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới; đồng thời, cần không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường minh bạch hóa thông tin dưới dự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Kinhtedothi.vn
Video đang HOT
Thị trường bất động sản biển: Bứt phá cuối năm cùng dòng sản phẩm mới
Tại Diễn đàn BĐS thường niên năm 2019 do báo VnEconomy tổ chức, các chuyên gia cho rằng phân khúc BĐS ven biển vốn là phân khúc đầu tư được quan tâm trong những năm vừa qua được cho là sẽ tiếp tục phát triển trong năm tới.
Nguồn cầu du lịch dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng cả về lượt khách du lịch quốc tế và khách nội địa. Đây là đòn bẩy để thị trường vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Đánh giá tiềm năng thị trường trong tương lai, ông Christian Low, Giám đốc chiến lược Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, SB Architect cho hay: "Việt Nam vẫn là điểm đến tuyệt vời, so với tiềm năng thực tế thì mức độ khai thác vẫn chưa nhiều và còn triển vọng ở tương lai. Nhu cầu thị trường du lịch thế giới đến Việt Nam là vẫn có, quan trọng là các đơn vị phát triển phải đưa ra được những sản phẩm độc đáo".
Theo bà Nguyễn Thuỷ, Giám đốc Kinh doanh Silk Path Hotels & Resort thì trong 10 năm tới, lượng khách du lịch nội địa sẽ vẫn là điểm nhấn và duy trì tăng trưởng cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng.
"Nếu 10 năm trước, các gia đình phấn đấu đi du lịch 1 - 2 năm/lần, thì nay đã khác hẳn. Có nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Y (từ 20-30 tuổi) duy trì mức độ đi du lịch 1 lần/2 tháng. Đây là khách hàng chính và sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường du lịch trong nước. Họ bỏ tiền để mua trải nghiệm chứ không phải mua sản phẩm đơn thuần. Do đó, các nhà điều hành, chủ đầu tư cần có những điều chỉnh về sản phẩm, tiếp thị theo phong cách, lối sống của nhóm khách hàng này", bà Thủy nhấn mạnh.
Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia BĐS, loại hình đất nền ven biển đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng, còn dư địa tăng giá và là kênh đầu tư hấp dẫn trong suốt năm 2019, lý do nằm ở sự khan hiếm quỹ đất, tỷ suất sinh lời cao và tâm lý chuộng nhà liền thổ, giá thành đầu tư không cao và khả năng thanh khoản thứ cấp tốt. Quan trọng hơn hết, đó chính là làn sóng dịch chuyển qua những vùng đất mới, tạo tính cạnh tranh trong đầu tư và nghỉ dưỡng.
Ông Dương Đức Hiển - Giám đốc kinh doanh Nhà ở Savills Hà Nội cho biết: "Hiện nay ngày càng nhiều khách du lịch thay vì lựa chọn khách sạn làm điểm nghỉ chân cho chuyến du lịch, thì họ lại lựa chọn các căn nhà, căn villas được cho thuê bởi các chủ đầu tư tư nhân thông qua những app, phần mềm mới được chia sẻ rộng rãi".
Vị chuyên gia này cho biết thêm theo khảo sát của Savills toàn cầu cho thấy, có khoảng 92% khách du lịch dự định sẽ thuê nguyên căn hộ, căn nhà trong khoảng 3 năm tới. Khoảng 49% khách du lịch hiện nay cho biết họ sẵn sàng thuê nguyên căn hộ, căn nhà so với 3 năm trước. "Lý do tại sao? Bởi trước đây công nghệ chưa phát triển, thiếu nhiều công cụ hỗ trợ cho khách du lịch. Nhưng ngày nay, chỉ với smartphone, họ có thể tự đặt căn hộ, tự làm tour, thậm chí cả bản đồ hướng dẫn cho họ thay vì phải tìm đến các tour du lịch, hướng dẫn viên như trước kia", ông Hiển dẫn chứng.
Chính vì nhu cầu thực tế của du khách, xu hướng chia sẻ ngôi nhà thứ hai của các chủ sở hữu, nhà đầu tư cá nhân có sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Theo khảo sát Savills toàn cầu, phần lớn nhà đầu tư mua nhà thứ hai với mục đích cho thuê ngắn hạn".
"Thị trường tại các địa phương này sôi động đã kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư phát triển dự án BĐS (trong đó có nhiều thương hiệu lớn) vào nghiên cứu và thực hiện đầu tư các dự án bất động sản có quy mô lớn. Các nhà đầu tư đã chuyển dòng vốn của mình sang một số phân khúc khác như đất nền biệt thự ven biển chứ không chỉ vào condotel hay biệt thự xây sẵn," bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao công ty CBRE Việt Nam nhận định.
Về nguồn cung, những thành phố như Nha Trang, Phú Quốc đã có rất nhiều dự án mới, được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn. Những dự án lớn của Vingroup, CEO Group, Sun Group đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Phú Quốc. Hơn nữa, các ông lớn này cũng góp phần để khách du lịch biết đến những địa danh du lịch này tại Việt Nam.
Từ cuối năm 2018 đến nay, thị trường liên tục chứng kiến sự mở rộng quy mô đầu tư dự án cũng như điểm đến mới của nhiều nhà đầu tư. Trong đó, các thị trường mới nổi đang chú ý như Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Phú Yên, Kê Gà - Hòn Lan (Bình Thuận)....
Nhắc đến các thị trường ven biển phía Nam, thời gian qua khá nhiều siêu dự án bất động sản ven biển đã được các doanh nghiệp rót hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư như Dự án Novaworld Phan Thiết có quy mô lên đến 1.000 ha do Novaland đầu tư. Hay dự án Novaworld Hồ Tràm tại tỉnh Bà Rịa Vùng Tàu với quy mô các giai đoạn cũng lên đến cả ngàn hecta. Thị trường còn có tổ hợp nghỉ dưỡng NovaWorld Phan Thiết cũng có quy hơn 1.000 ha vừa được tung ra thị trường; Hưng Thịnh, FLC, tập đoàn Tuần Châu, BRG... cũng đang toan tính đầu tư nhiều dự án nghỉ dưỡng tại vùng biển phía Nam.
Mới đây nhất, tập đoàn Nam Group cũng phát triển Tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng & thể thao biển Thanh Long Bay tại Kê Gà. Dự án có quy mô 90 ha, với 12 phân khu chính. Tại đây còn có khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe Wellness Spa & Resort và đặc biệt là trung tâm thể thao biển lớn nhất Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo thông tin từ DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị & phân phối dự án, hiện Thanh Long Bay đang ra mắt thị trường khu The Sound - mô hình nhà phố thương mại biển 2 mặt tiền đầu tiên tại Phan Thiết, sở hữu lâu dài, thanh toán đợt đầu tiên chỉ 490 triệu, tương đương 10% giá trị. Ngoài ra, chủ đầu tư còn áp dụng chính sách hỗ trợ kinh doanh trong 2 năm đầu, tương đương 12% tổng giá trị sản phẩm.
"Tôi tìm mua đất nền, biệt thự ven biển ở các địa điểm mới nổi khi giá vẫn còn hấp dẫn, đất nền có sổ đỏ luôn là lựa chọn ưu tiên của tôi trong bối cảnh thị trường hiện nay. Đây sẽ là khoản tiết kiệm của tôi cho tương lai khi quay trở lại Việt Nam", cô Lan Anh - một Việt kiều Pháp, chia sẻ.
Còn anh Trung Dũng - một nhà đầu tư đến từ Hà Nội cho biết, cứ mỗi năm người nhà ở nước ngoài chuyển tiền về anh lại đi tìm mua bất động sản. Theo anh, đổ tiền vào đây không bao giờ lo mất giá, nhất là các địa điểm có vị trí đẹp tại Bình Thuận hay Vũng Tàu do thị trường đang tăng mạnh.
Đánh giá của nhiều nhà đầu tư cho thấy sự tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đó là sở hữu vị trí đẹp, tầm nhìn đắt giá, khả năng khai thác kinh doanh; quản lý vận hành, thời gian di chuyển (điều này phụ thuộc vào các yếu tố hạ tầng, sân bay, đường cao tốc). Vì vậy, những dự án nào đáp ứng được những tiêu chí vàng này sẽ mang đến khả năng sinh lời và tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Với trường hợp của tỉnh Bình Thuận là điều đáng chú ý và lý giải vì sao nguồn vốn đầu tư vào BĐS tăng cao trong năm 2019. Để chuẩn bị cho chặng đường phát triển mới, hướng đến mục tiêu mới cao hơn, tỉnh Bình Thuận đặt kế hoạch phát triển hệ thống giao thông quy mô lớn phải đi trước một bước, từ đó tổ chức các sự kiện thu hút dòng vốn đầu tư.
Theo đó, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa X vừa có Nghị quyết gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Giao thông Vận tải (GTVT) về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện, và làm mới trục đường ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà.
Đường ĐT.719 có tổng chiều dài khoảng 32,5 km; chiều rộng nền đường 9 m, chiều rộng mặt đường 8 m. Còn đường ĐT.719B có chiều dài khoảng 25 km. Chiều rộng nền đường 28 m, chiều rộng mặt đường 16 m, dải phân cách giữa 11 m, chiều rộng lề đất mỗi bên 0,5 m. Dự kiến tổng mức đầu tư 2 dự án gần 1.600 tỷ đồng. Dự kiến cả hai tuyến đường đến năm 2022 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Theo ông Nguyễn Tấn Lê, Phó Giám đốc Sở GTVT Bình Thuận, đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sau khi dẫn xuống QL1 sẽ nối với đường Hàm Kiệm - Tiến Thành dẫn xuống ven biển. Con đường này dài khoảng 10,2 km, rộng nền đường 37 m đến điểm kết nối với đường ĐT.719B tại Tiến Thành (Phan Thiết) thì chấm dứt. Riêng đường ĐT.719B dài hơn 25 km chạy song hành với đường ĐT.719 hiện hữu ven biển.
Hai con đường này sẽ giao nhau ở khu vực Hòn Lan (Tân Thành, Hàm Thuận Nam) gần mũi Kê Gà. Lúc này hai con lộ sẽ tiếp tục song hành và đường mới ĐT.719B sẽ chạy vòng xuống ven biển rồi cả hai con đường cùng nối với thị xã La Gi và QL55 đi Vũng Tàu.
Bùi Hải
Theo Nhịp sống kinh tế
Dòng vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo với thị trường bất động sản Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề "Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020" tổ chức ngày 19/12, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và khách mời vẫn cho rằng, dòng vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo với thị trường bất động sản. Ảnh: Thành...