Sơ tán hơn 3.000 dân trước cơn bão số 5
Trước tình hình cơn bão số 5 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Hải, huyện Cát Hải đã chủ động đối phó với các tình huống của bão.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị liên quan và các xã, thị trấn khẩn trương thông báo cho các chủ phương tiện tàu, thuyền và ngư dân còn hoạt động trên biển về các vị trí tránh trú bão theo quy định, tổ chức hướng dẫn vị trí neo đậu và quản lý chặt chẽ các phương tiện tàu thuyền, triển khai các biện pháp bảo vệ các vị trí đê, kè xung yếu, các lồng bè, đầm hồ nuôi trồng thủy sản, các công trình công cộng để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Gâp rút sơ tán dân trước bão (Ảnh: Ngọc Hưng)
Bão sô 5 đang tiên sâu vào đât liên
Đến 9h ngày 2/8, có hơn 1.000 phương tiện, tàu thuyền trong và ngoài huyện đã về neo đậu tại các bến, 2 bè dịch vụ thủy sản di chuyển về nơi tránh trú an toàn. Ban Chỉ huy PCLB-TKCN của huyện đã triển khai phương án di dời 24 bè dịch vụ nuôi trồng thủy sản tại Vịnh Cát Bà còn lại vào khu vực tránh trú bão an toàn.
Tại khu vực Đảo Cát Hải – địa bàn xung yếu nhất với nhiều tuyến đê, kè biển đã bị sạt lở nghiêm trọng từ cơn bão số 2 vừa qua – hiện đang được Chi cục Đê điều phối hợp với Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố Hải Phòng và huyện Cát Hải khẩn trương khắc phục, gia cố.
Video đang HOT
Huyện Cát Hải tập trung triển khai phương án 4 tại chỗ với việc huy động gân 880 người thường trực để tham gia ứng cứu, đối phó với các tình huống của bão. Huyện huy động hơn 100 xe và tàu thuyền các loại để chuyên chở người và phương tiện phục vụ công tác PCLB-TKCN. Cùng với đó, công tác hậu cần tại chỗ cũng được quan tâm với việc chủ động dự trữ 9 tấn gạo, 400 thùng mỳ tôm và 100 bình nước lọc phục vụ trước, trong và sau bão.
(Ảnh: Ngọc Hưng)
UBND huyện Cát Hải và các cơ quan liên quan đang tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực xung yếu đến nơi tránh trú. Dự kiến số người phải sơ tán là hơn 3.000 người, trong đó di dân tại chỗ hơn 2.000 người, di dân ngoại vùng 1.000 người vào khu vực thành phố Hải Phòng và ra các xã khu vực đảo Cát Bà. Trong buổi sáng nay, có 600 người dân của thị trấn Cát Hải và xã Hoàng Châu đã được di dời vào Hải Phòng. Cùng với di dân trên bờ, theo dự kiến sẽ có 250 người dân sinh sống trên các tàu thuyền và bè nuôi trồng thủy sản cũng được đưa đến nơi an toàn. Dự kiến, công tác di dời tại 2 đảo Cát Bà và Cát Hải sẽ hoàn thành trước 18h ngày 2/8.
Hoàng Thủy
Theo Dantri
Cảnh tan hoang sau bão tại huyện đảo Cát Hải
Cơn bão số 2 đổ bộ vào TP Hải Phòng tuy không gây thương vong về người nhưng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Đặc biệt, nhiều đoạn đê kè xung yếu ở quận Đồ Sơn và huyện Cát Hải bị sạt lở khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, đổ tường.
Những thiệt hại tại huyện đảo Cát Hải sau bão số 2
Sáng nay 24/6, tại huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng), nước đã rút, người dân đã trở về nhà từ nơi sơ tán, dọn dẹp nhà cửa, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Cơn bão số 2 có cường độ gió không lớn song lại có diễn biến phức tạp, gây ra một trận "đại hồng thuỷ" lớn nhât kê từ năm 2005 đên nay, mang lại nỗi bàng hoàng cho người dân nơi đây.
Nước dâng cao từ 1 đến 1,5 mét, gây ngập lụt toàn bộ thị trấn Cát Hải và một số khu dân cư trũng thấp tại Hoàng Châu, Văn Phong, chia cắt các khu dân cư, giao thông bị tê liệt hoàn toàn.
Nhà cửa bị tốc mái đổ tường, kè biển bị bão quật tan tành tại Cát Hải.
6h sáng nay 24/6, tại đảo Cát Hải vẫn có mưa nhỏ, gió cấp 4 cấp 5; các phương tiện tàu, phà, thuyền vẫn chưa có lệnh rời bến. Tình trạng mất điện xảy ra tại một số khu dân cư thị trấn Cát Hải. Tuyến đường 2B đất đá ngổn ngang, giao thông đi lại rất khó khăn.
Sáng nay Cát Hải mang môt vẻ ngoài tan hoang, ngổn ngang. Cây cối bị gãy gục, tường sập. Không khí khắc phục hậu quả sau bão cũng khẩn trương nhanh chóng. Theo ghi nhận ban đầu, thiệt hại do bão số 2 gây thiệt hại tại đảo Cát Hải đã làm sập đổ một số ngôi nhà; hầu hết các diện tích hoa màu của bà con bị hỏng, thiệt hại về nuôi đầm hồ, nhiều cây xanh, cột điện viễn thông bị quật gãy.
Bão đã làm vỡ trên 400 mét đê biển ở khu vực Cái Vỡ; tuyến kè Gót - Gia Lộc, sóng biển khoét sâu vào thân kè làm sạt lở khá nặng 2km; nước biển đã tràn qua khu vực bờ phi lao, tràn vào làm ngập diện tích nuôi đầm hồ của người dân xã Hoàng Châu, làm đổ một số cột điện viễn thông.
Sáng nay tại thôn dưới xã Hoàng Châu vẫn bị ngập nước, hầu như hệ thống tường rào của các hộ dân khu vực Hoà Hy, Gia Lộc bị sập đổ.
Lãnh đạo UBND huyện Cát Hải chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 2.
Để hỗ trợ cùng nhân dân khắc phục hậu quả sau bão, nhanh chóng ổn định cuộc sống, huyện Cát Hải chỉ đạo các ngành chức năng, huy động mọi lực lượng khoảng 300 người như công an, bô đôi, dân quân tự vệ, cán bộ các địa phương cùng vào cuộc, khắc phục sự cố sạt lở các tuyến đê kè, chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân, hỗ trợ nhân dân về các nhu yếu phẩm như mì tôm, nước ống, phương tiện vận chuyển.
Để kịp thời động viên người dân, ông Bùi Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải - đã trực tiếp đến gặp các gia đình bị thiệt hại nặng về nhà ở tặng quà chia sẻ với người dân, bình tĩnh khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.
Tại huyện Tiên Lãng, bão số 2 khiến hoảng 1.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản phía ngoài đê bị ngập toàn bộ, 40ha diện tích hoa màu bị ảnh hưởng. Tại quận Đồ Sơn, khoảng 40m kè tại khu I bị sóng biển tràn qua gây sạt lở; hơn 200ha nuôi trồng thủy sản bị lụt do triều cường; 20 ha nuôi trồng thủy sản tại huyện Kiến An cũng bị ngập lụt.
Theo Dantri
Sạt lở mạnh gần 100m đê ngay trước mùa mưa bão Một đoạn đê dài gần 100m đang bị sạt lở do sự thay đổi dòng chảy, nước thúc trực tiếp vào chân đê. Đây là tuyến đê bảo vệ cho hàng vạn hộ dân thuộc nhiều huyện ở khu vực tả con sông Chu - Thanh Hóa. Đoạn đê bị sạt lở là từ K27 585 - K28 215, qua địa bàn xã...