Sơ tán hàng chục nghìn người dân vùng tâm bão
Đài truyền thanh địa phương liên tục phát đi thông tin bão và kêu gọi mọi người khẩn trương sơ tán. Hàng chục nghìn người dân ở Hà Tĩnh được đưa đến các trường học trên địa bàn để tránh cơn bão dự kiến đổ bộ vào chiều nay.
24h đêm 29/9, sau cuộc họp khẩn, UBND xã Xuân Hội ( huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã phát lệnh sơ tán 1.650 người dân đến nơi an toàn trước 6h sáng 30/9. Trong đêm, đài truyền thanh của xã liên tục cập nhật thông tin bão Wutip. Toàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 22.000 người phải di tản, tránh bão.
Sáng sớm, xe khách được điều về tận các vùng ven biển để chở các cụ già, trẻ nhỏ…
Người dân hối hả cõng…
… chở các cụ già bằng xe máy đến điểm tập kết.
Cụ Nguyễn Thị Lạc (84 tuổi, sống một mình) chuẩn bị được đưa đến một số trường học để tránh bão.
Video đang HOT
Người già xã Xuân Hội được đưa lên xe khách đi sơ tán.
Các lớp học ở huyện Nghi Xuân được tận dụng làm nơi ăn ở, sinh hoạt tạm cho người dân.
Được đưa về tạm trú ở trường mầm non của xã, bà Mai Thị Thủy (xã Xuân Hội) tỏ ra lo lắng, còn 3 đứa cháu nội chưa biết gì nên vẫn hồn nhiên vui đùa.
Không có con, chồng lại mất, cụ Đặng Thị Thủy (92 tuổi) chỉ mang được chiếc chăn và túi trầu đến trú bão tại trường Tiểu học xã Xuân Hội. Cụ cho biết đã hàng chục lần phải di dời tránh bão.
Sáng nay, Hà Tĩnh có mưa nhỏ, trời âm u và chưa có gió. Người dân đang thu gom ngư cụ, neo đậu tàu thuyền để tránh cơn bão Wutip giật cấp 15-16 dự kiến đổ bộ vào chiều nay.
Hải Bình
Theo VNE
Siêu bão Wutip tàn phá Quảng Bình, Quảng Trị
"Gió rất mạnh, mưa rất lớn, nhà cửa tốc mái, cây cối đổ nhiều. Thiệt hại bão gây ra sẽ rất lớn", Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định ban đầu sau cơn càn quét các tỉnh miền Trung của siêu bão Wutip.
19h ngày 30/9, tâm bão Wutip ở trên khu vực biên giới các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình và nước Lào, sức gió mạnh nhất 102 km một giờ (cấp 10). Vượt qua biên giới Việt - Lào, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó di chuyển về phía Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp, sức gió mạnh nhất ở gần tâm áp thấp giảm xuống dưới 39 km một giờ (cấp 6).
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát, cơn bão mạnh trong nhiều năm đã tàn phá hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và một phần của Hà Tĩnh. Ông đề nghị, khi gió giảm, các địa phương phải khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình hình, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ để đảm bảo đủ lương thực, nước uống, nơi trú ẩn an toàn.
Bộ trưởng cho hay, đêm nay sẽ tiếp tục có mưa lớn ở nhiều tỉnh. Vì vậy các tỉnh phải đề phòng, hướng dẫn nhân dân sơ tán khỏi những nơi nguy hiểm; bố trí người canh gác các hồ chứa để xử lý kịp thời, tránh để sự cố vỡ hồ chứa; bố trí người canh gác tại các ngầm, bến đò ngang... cảnh báo người qua lại. Các lực lượng chức năng phải gấp rút kiểm tra và khôi phục các hệ thống cung cấp điện, nước, liên lạc và giao thông.
Cơn bão được cho là mạnh nhất trong vòng 7 năm qua đã tràn vào các tỉnh từ Hà Tĩnh tới Huế từ chiều nay. Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, có mặt tại Đồng Hới,Quảng Bình, cho biết, tại tâm bão Đồng Hới, sức gió mạnh cấp 11-12, kèm theo mưa to. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với đại diện các ban ngành nhằm đánh giá tác động của cơn bão và bàn biện pháp khắc phục ngay tại Đồng Hới.
Gió giật mạnh tại Thành phố Đồng Hới. Ảnh: N.H
Theo ông Phạm Thanh Hiền, trú tại đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, gió rất mạnh, cây bị gãy đổ nhiều, cành cây, mảnh nhựa, tấm tôn bay khắp nơi do gió cuốn. Mưa rất to, hạn chế tầm nhìn. Đường phố không một bóng người. Từ 12h trưa nay, điện lực thành phố đã chủ động cắt điện toàn khu vực nên khả năng đêm nay, Đồng Hới sẽ chìm trong bóng tối.
Gió mạnh đã khiến trụ sở UBND xã Như Thủy Bắc vỡ toàn bộ cửa kính. Một học sinh 15 tuổi ở xã Quảng Minh (huyện Quảng Trạch) bị ngã khi chuyển một khối đá nặng hơn 10 kg lên chèn mái bếp chống bão. Em đã bị chính khối đá trên rơi vào đầu bất tỉnh, nghi chấn thương sọ não. Một thanh niên ở xã An Ninh (huyện Quảng Ninh) trong lúc đang trèo chặt cành cây bị ngã gãy xương đòn trái. Cả hai được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị (Quảng Bình). Một cụ bà 71 tuổi trong lúc trèo lên tầng không may bị ngã gãy chân và đang được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.
Quảng Bình đã đưa gần 4.000 tàu thuyền vào bờ và nơi neo đậu an toàn, khoảng 5.000-6.000 hộ dân được di dời.
Tại Hà Tĩnh, ngay từ đầu giờ chiều, mưa lớn dần kèm theo gió mạnh. Đến 17h, gần như toàn thành phố Hà Tĩnh bị mất điện. Các hộ dân đóng cửa tránh bão trong nhà. Các cây xăng, cửa hàng đều không hoạt động. Tiếng gió mạnh, xen lẫn tiếng mái tôn đập phần phật khắp nơi. Một số biển quảng cáo, cây xanh bị gãy đổ.
Tại khu vực huyện Kỳ Anh giáp Quảng Bình, nhiều người dân đã được sơ tán đến trường học, đồn biên phòng tránh bão. Địa phương này đã di dời khoảng 22.000 hộ dân, chủ yếu ở huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân. Trước đó, vào buổi sáng nay, ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trì cuộc họp với các ban ngành tại thành phố Hà Tĩnh để bàn cách đối phó với bão.
Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của cơn bão, UBND tỉnhQuảng Trị đã có công điện khẩn gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã, giám đốc các sở, ban, ngành... triển khai nhanh các biện pháp phòng chống bão.
Tại Huế, gió mạnh kèm mưa lớn khiến nhiều cây bị đổ và nhà tốc mái. Tại xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc sóng lớn đã làm hơn 300 m bờ kè sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 m. UBND xã đã quyết định di hơn 1.000 khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, đến trưa nay, một số người dân lại tìm cách quay về nhà dù được khuyến cáo nguy hiểm.
Trước giờ đổ bộ bão Wutip đã gây thiệt hại cho nhiều hộ dân ở Huế. Ảnh: Văn Đông
Tại huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49 đã thông xe. Đèo Phú Gia trên quốc lộ 1A có một số điểm sạt lở. Dọc theo tuyến đường huyết mạch này, cây cối và nhiều dây điện đứt ngang, nhiều biển hiệu dọc ven đường bị gió đánh hỏng.
Theo báo cáo nhanh của ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, đến trưa nay, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh cơ bản đầy. Các hồ dung tích lớn như Sông Sào, Vực Mấu đã thực hiện phương án xả tràn sâu. Hệ thống đê điều toàn tỉnh trong mức đảm bảo an toàn.
Về tàu thuyền, Nghệ An có hơn 4.000 phương tiện với trên 23.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản, tất cả đã vào nơi trú ẩn an toàn. Phương tiện đang hoạt động ở ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung cũng đã vào các khu vực trú bão an toàn.
Theo số liệu báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, hiện nay số hộ dân ở vùng ven biển nơi bão đổ bộ trực tiếp cần phải sơ tán là gần 3.900 hộ. Nếu bão đổ bộ trực tiếp vào Quảng Trị và khi lũ lớn xảy ra thì số hộ cần sơ tán là khoảng 20.500; UBND tỉnh đã khẩn trương thành lập 5 đoàn công tác về tận các địa phương để chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Người dân Hà Tĩnh sơ tán đề phòng nguy hiểm do bão. Ảnh: Hải Bình
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn miền Trung - Tây Nguyên sáng nay, các hồ chứa thuỷ lợi ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đang vận hành bình thường, dung tích ở mức trung bình 20-70% dung tích thiết kế.
Số hồ đầy và sắp đầy tập trung tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế. Nhiều hồ chưa nhỏ có nguy cơ mất an toàn như 7 hồ ở Quảng Trị gồm: Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu - Trọt Đen; Huế có hồ Hòa Mỹ; Quảng Nam có hồ An Long; Quảng Ngãi có 3 hồ là Cây Khế, Đá Bàn, Tôn Dung.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, đập Ea Kmiên 3, huyện Krông Năng, Đăk Lăk do lượng nước về lớn hơn khả năng thoát lũ nên mực nước trong hồ dâng cao và có nguy cơ mất an toàn.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Châu Á đối phó với siêu bão Wutip Bão Wutip đổ vào Việt Nam chiều nay khiến hàng chục nghìn dân phải sơ tán; 74 ngư dân Trung Quốc đã mất tích trên Biển Đông. Hàng nghìn tàu thuyền ở Đà Nẵng, Việt Nam, đã vào các âu thuyền tránh bão. Ảnh: Nguyễn Đông Tại Thái Lan, Cơ quan Thời tiết cảnh báo bão Wutip sẽ gây mưa lớn ở vùng...