Sợ sự cố điện hạt nhân, Luxembourg sẵn sàng chi tiền cho Pháp
“ Cattenom làm chúng tôi sợ, chẳng có gì phải giấu giếm”, Thủ tướng nước Luxembourg nhỏ bé đã nói như thế với ông bạn “to” là Pháp về nhà máy điện hạt nhân của Pháp, thậm chí hứa sẽ chi tiền để xóa sổ nỗi sợ hãi này.
Nhà máy điện hạt nhân Cattenom, nỗi lo của Luxembourg – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đại công quốc Luxembourg, ông Xavier Bettel nói rõ nỗi sợ hãi của người dân đất nước mình: chỉ cần một sự cố nghiêm trọng nào đó tại nhà máy điện hạt nhân cũ kỹ Cattenom cũng đủ xóa sổ đất nước Luxembourg khỏi bản đồ thế giới.
Nhà máy điện hạt nhân Cattenom đã vận hành từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, lại nằm sát biên giới Luxembourg nên người dân đất nước nhỏ bé này cứ ngó qua biên giới mà lo.
Hãng tin AFP dẫn lời ông Bettel phát biểu hôm 11.4: “Mong ước lớn nhất của chúng tôi là đóng cửa Cattenom”. Ông cũng nói thêm rằng Luxembourg sẵn sàng góp tiền cho dự án đóng cửa nhà máy này.
Video đang HOT
Những đề nghị trên được ông Bettel đưa ra trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Pháp Manuel Valls tại Luxembourg – đất nước chỉ có khoảng 500.000 dân. Câu trả lời của ông Valls là: “Thông điệp đã được đón nhận”. Ông nhắc lại cam kết của Pháp trong việc giảm lệ thuộc vào năng lượng hạt nhân từ 75% xuống còn 50%, đóng cửa 24 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2025.
Những nhà máy điện hạt nhân cũ kỹ của Pháp không những làm lo lắng Luxembourg mà còn với nhiều nước láng giềng khác.
Chẳng hạn Đức hồi tháng 3 cũng đã yêu cầu Pháp đóng cửa Fessenheim – nhà máy điện hạt nhân cũ nhất của Pháp nằm gần biên giới Đức và Thụy Sĩ. Fessenheim có 2 lò phản ứng hạt nhân 900 megawatt đã được đưa vào sử dụng từ năm 1977. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hứa sẽ đóng cửa nó trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2017.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Pháp bổ nhiệm ngoại trưởng mới
Tổng thống Pháp Francois Hollande thông báo bổ nhiệm cựu thủ tướng Jean-Marc Ayrault làm Ngoại trưởng mới thay ông Laurent Fabius. Đây là sự thay đổi nằm trong cuộc cải tổ nội các của ông Hollande.
Tổng thống Pháp Francois Hollande (phải) tuyên bố bổ nhiệm ông Jean-Marc Ayrault làm Ngoại trưởng Pháp - Ảnh: Reuters
"Đây là một chính phủ phải hành động, phải cải cách, phải tiến về phía trước", hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Hollande nói trên kênh TF1 hôm 11.2.
Ông Jean-Marc Ayrault từng làm thủ tướng Pháp trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014 trước lúc được thay bằng ông Manuel Valls.
AP mô tả ông Ayrault là một người chăm chỉ, kín đáo và thậm chí nhút nhát, dù ông Hollande nói rằng đã chọn Ayrault vì "kinh nghiệm, kiến thức về vấn đề quốc tế". Trong khi đó đài France 24 (Pháp) nhận xét đây là một lãnh đạo lạnh lùng, dày dạn nhưng thiếu kinh nghiệm ngoại giao, đặc biệt là các nhiệm vụ ở khu vực Trung Đông như Syria, Libya và Iran.
Điểm mạnh của ông Ayrault được nhấn mạnh ở chỗ ông từng là giáo viên tiếng Đức, hiểu về văn hóa Đức nên rất hữu ích trong mối quan hệ giữa Paris với Berlin, đặc biệt cho việc cùng nước Đức xử lý các vấn đề lớn ở châu Âu, đơn cử là vấn đề tị nạn và nguy cơ nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết ông "rất vui" khi Ayrault, "một chính trị gia Pháp có liên hệ chặt chẽ với Đức" được chọn làm người kế nhiệm ông Fabius, theo AP.
Ông Laurent Fabius rời nhiệm vụ ngoại trưởng Pháp sau khi "ghi điểm" ở Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2015 và cuộc đàm phán hạt nhân Iran - Ảnh: Reuters
Trong khi đó cũng có nhiều ý kiến về chuyện ông Laurent Fabius rời khỏi cương vị ngoại trưởng Pháp. Một điều hơi đáng tiếc là ông Fabius vốn đã đóng góp quan trọng trong hai vấn đề ngoại giao trên diện rộng trong năm 2015 như Hội nghị biến đổi khí hậu ở Paris và cuộc đàm phán hạt nhân Iran.
Ngay trước khi rời chức ngoại trưởng, ông Fabius đã gây chú ý khi công khai chỉ trích chính sách đối ngoại "mơ hồ" của Mỹ trong vấn đề Syria, theo The Guardian.
Ông Fabius năm nay 69 tuổi, từng là thủ tướng trẻ nhất nước Pháp khi nhận nhiệm vụ ở tuổi 37 vào năm 1984. Sau khi rời cương vị ngoại trưởng, sắp tới ông Fabius sẽ được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu Hội đồng Hiến pháp, theo France 24.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Biểu tình rầm rộ trên toàn nước Pháp Các tài xế taxi và nhân viên các ngành dịch vụ công ở Pháp ngày 26.1 đã đồng loạt tổ chức biểu tình khiến giao thông tại nhiều thành phố lớn tắc nghẽn, nhiều chuyến bay bị hoãn. Các tài xế taxi chặn đường tại thành phố Marseille, biểu tình phản đối các hãng như Uber - Ảnh: Reuters Các tài xế taxi...