Số shipper tại Hàn Quốc cao kỷ lục vì đại dịch
Do xu hướng mua sắm online của người dân trong thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu về lực lượng giao hàng ở xứ kim chi cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo dữ liệu thống kê của Statistics Korea công bố hôm 1/9, tổng số nhân viên giao hàng ở Hàn Quốc đã tăng thêm 11,8% so với năm ngoái. Những người được liệt vào nhóm này gồm nhân viên đưa thư, chuyển phát nhanh, dịch vụ giao đồ ăn, giao báo…, Korea Herald đưa tin.
Cuối năm 2013, Hàn Quốc có khoảng 322.000 nhân viên giao hàng. Từ năm 2014 đến 2019, số người làm nghề này dao động trong khoảng 310.000 đến 350.000, sau đó tăng lên 371.000 trong nửa đầu năm ngoái. Đến cuối năm 2020, con số kỷ lục được ghi nhận là 390.000.
Nhờ xu hướng nhiều người ở nhà, lựa chọn mua hàng online để đề phòng virus SARS-CoV-2 hoặc tuân thủ lệnh giãn cách xã hội, giá trị của thị trường giao đồ ăn đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ với con số 78,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 17,4 nghìn tỷ won (15 tỷ USD).
Số nhân viên giao hàng ở Hàn Quốc tăng vọt trong đại dịch. Ảnh: Yonhap.
Riêng với gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang, doanh thu năm 2020 cũng tăng gần gấp đôi so với năm 2019, lên mức 13,9 nghìn tỷ won. Đầu năm nay, công ty này đã ra mắt trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York.
Vào năm 2020, 18 công ty chuyển phát nhanh ở xứ củ sâm cũng đã xử lý gần 3,38 tỷ mặt hàng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nhu cầu mua hàng online bùng nổ do đại dịch cũng khiến các tài xế giao hàng Hàn Quốc đối mặt tình trạng làm việc quá sức. So với 10 tiếng/ngày trước đại dịch, thời gian qua, trung bình họ phải làm việc 12-14 tiếng/ngày.
Năm 2020 cũng ghi nhận tới 16 tài xế giao hàng qua đời do làm việc quá sức, một số người đau tim, một số khác bị xuất huyết não. Trước đại dịch, con số chỉ là 1-4 người tử vong mỗi năm.
Tháng 6 vừa qua, khoảng 2.100 thành viên của Liên minh Đoàn kết Công nhân Chuyển phát Bưu kiện Hàn Quốc tiến hành đình công để yêu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động tuân thủ các thỏa thuận về giảm bớt gáng nặng cho tài xế giao hàng.
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
Trong tuần này, Đai sư Việt Nam tại Mỹ Ha Kim Ngoc đa cung Đai sư cac nuơc ASEAN ở Washington DC co cuọc trao đổi trực tuyến với ông David Marchick, quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ (DFC).
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc. Ảnh: Đặng Huyền/TTXVN
Tham dự cuộc trao đổi còn có ông Kurt Campbell, Điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và ông Alex Feldman, Giám đốc Hội đồng kinh doanh ASEAN-Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong cuộc trao đổi, ông Marchick nhấn mạnh DFC muốn đóng vai trò tích cực cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, với ưu tiên lớn dành cho Khu vực tiểu vùng sông Mê Công. DFC sẽ chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng xanh và hỗ trợ Đông Nam Á ứng phó với đại dịch COVID-19 thông qua tăng cường hệ thống y tế, phân phối vaccine. Bên cạnh đó, DFC cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực nông nghiệp và giáo dục ...; đồng thời hợp tác với các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đài Loan (Trung Quốc) để tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư. Cũng theo ông Marchick, giữa DFC và Việt Nam còn nhiều tiềm năng hợp tác với nhau.
Về phần mình, Điều phối viên Kurt Campbell nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách của Mỹ, cũng như việc tăng cường kết nối giữa các Đại sứ ASEAN với các cơ quan chính phủ Mỹ. Ông bày tỏ hy vọng sẽ sớm có cuộc trao đổi giữa Ngoại trưởng Antony Blinken với những người đồng cấp ASEAN để thảo luận về các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi trao đổi, Đại sứ Hà Kim Ngọc chúc mừng ông Marchick nhận nhiệm vụ mới và bày tỏ cảm ơn Điều phối viên Campbell đã tạo diễn đàn trao đổi thường xuyên để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Mỹ. Đại sứ đánh giá cao các nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng, tạo thuận lợi cho thương mại và hỗ trợ y tế cho khu vực Đông Nam Á.
Nhân dịp này, Đại sứ Hà Kim Ngọc đề xuất Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ các nước ở khu vực Đông Nam Á và Tiểu vùng sông Mê Công phát triển chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao năng lực thương mại số và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao như Dự án sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, phát triển năng lượng tái tạo, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG. Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng mong muốn Mỹ hỗ trợ các nước ASEAN tiếp cận với nguồn vaccine ngừa COVID-19, tiếp tục thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và thông qua các khuôn khổ hợp tác Mỹ-ASEAN.
Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn 3 Công ước của LHQ Ngày 26/2, Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn thêm 3 công ước quan trọng của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền của người lao động vốn bị trì hoãn từ lâu do các doanh nghiệp và các chính trị gia bảo thủ ở nước này phản đối. Một cuộc họp của Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, 3...