Sợ sạt lở, người dân An Giang chặn doanh nghiệp khai thác cát
Lo ngại sạt lở “nuốt” mất nhà cửa vườn tược, người dân cồn Cũ (huyện Chợ Mới, An Giang) ngày đêm ngăn chặn những chiếc xáng cạp múc cát trên nhánh sông Tiền.
Người dân cồn Cũ thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới (An Giang) mấy ngày nay hùn tiền mua dầu, thuê tàu thuyền ngăn chặn các xà lan hút cát trên sông cù Lao Giêng (một nhánh sông Tiền) – cách điểm sạt lở hồi tháng trước trên sông Vàm Nao khoảng 20 km.
“Dân tụi tui sống nhờ vào trồng xoài, trồng bắp. Mấy năm gần đây nước chảy làm hai bên mé và đầu cồn bị lở. Vậy mà giờ chính quyền lại cho doanh nghiệp lấy cát khác nào đẩy người dân vào cảnh mất nhà như bà con xã Mỹ Hội Đông vừa qua”, anh Phạm Quốc Khanh (37 tuổi), nói.
Lo ngại sạt lở, người dân cồn Cũ túc trực ngăn chặn khai thác cát. Ảnh: Kim Thoa
Cồn Cũ được hình thành trên 200 năm nay, rộng khoảng 48 ha và có hơn 200 hộ sinh sống. Vì nằm ở ngã ba sông Tiền và sông Cù Lao Giêng nên năm nào cồn cũng sạt lở. Người dân tự góp tiền mua cây đóng cừ ở đầu cồn để chặn dòng nước cạp vào.
“Vậy mà mấy ngày qua doanh nghiệp huy động phương tiện khai thác cát gần cồn. Chúng tôi vô cùng lo lắng, phải ngày đêm thay nhau canh giữ, xua đuổi, nên họ mới tạm dừng”, ông Út Đống nói và cho hay người dân cồn Cũ không được thông báo, lấy ý kiến về việc khai thác cát này.
Theo quyết định do Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi ký hồi đầu tháng 5, doanh nghiệp được khai thác cát khu vực dự án nạo vét trên rạch Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Mỹ An, Hội An và thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới). Giá tiền cấp quyền khai thác cát là 15.000 đồng/m3, trữ lượng khai thác 480.000 m3.
Video đang HOT
Sạt lở bờ sông Vàm Nao khiến hơn 100 hộ dân ở xã Mỹ Hội Đông phải sơ tán khẩn cấp. Ảnh: A.X.
Trả lời báo chí, ông Lâm Quang Thi khẳng định, đây là dự án thông luồng đã được quy hoạch từ trước, không phải khai thác khoáng sản dẫn đến sạt lở như người dân nghĩ.
“Nguồn cát từ việc này sẽ phục vụ cho cụm dân cư của 107 hộ bị sạt lở ở Mỹ Hội Đông hồi cuối tháng 4 vừa qua. Do trong tình trạng thiên tai nên phải làm khẩn cấp, chứ hiện nay theo chủ trương của Chính phủ là hạn chế khai thác cát. Hiện tỉnh không có nguồn nào để phục vụ cho việc khẩn cấp này”, ông Thi nói.
Theo phó chủ tịch An Giang, trong dự án này tỉnh đã đánh giá rất kỹ vấn đề thông luồng. Trong tuần tới sẽ tăng cường tuyên truyền cho người dân biết.
“Nếu người dân ở đó không đồng thuận thì tỉnh phải tìm chỗ khác, như vậy sẽ gây chậm tiến độ xây dựng chỗ ở cho bà con ở Mỹ Hội Đông. Hiện, bà con phải sống nhờ ở chùa, trường học… rất khổ sở” – ông Thi nói.
Cửu Long – Kim Thoa
Theo VNE
An Giang xuất hiện điểm sạt lở báo động cách Vàm Nao 10 km
Vết nứt dọc bờ sông kéo dài hơn 200 m, cách điểm sạt lở sông Vàm Nao 10 km, đe doạ cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch của hơn 18.000 dân.
Tuyến đường liên xã Kiến Thành - Kiến An cặp sông Ông Chưởng ở huyện Chợ Mới xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 200 m, có nguy cơ sạt lở cao. Ảnh: A.X
Ngày 26/4, trên tuyến đường cặp sông Ông Chưởng, nối hai xã Kiến Thành và Kiến An, huyện Chợ Mới, xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 200 m. Vết nứt ăn sâu vào đường nhựa khoảng 1 m, rộng 2 cm, đất mé sông bị sụp xuống. Đây là nhánh sông Hậu, cách điểm sạt lở sông Vàm Nao khoảng 10 km.
Sau khi khảo sát, chính quyền địa phương nhận định có nhiều khả năng sạt lở nên đã phong tỏa không cho xe tải qua lại, đặt biển cảnh báo. 4 nhà dân nằm trong khu vực nguy hiểm nhất được di dời khẩn cấp.
"Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền hai xã với hơn 18.000 dân nên rất khó khăn cho bà con đi lại nếu bị sạt lở. Vì thế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng cùng với huyện tập trung tối đa bảo vệ tuyến đường này", ông Trương Trung Lập - Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới - cho biết.
Ngoài ra, ngành chức năng cũng được giao sớm khảo sát xem cặp bờ sông Ông Chưởng đoạn qua khu vực xuất hiện vết nứt có hàm ếch hay hố xoáy không để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Tại điểm sạt lở sông Vàm Nao, để đảm bảo an toàn cho người dân, mọi ngả đường vào khu vực nguy hiểm đều được phong tỏa. Chính quyền địa phương bố trí lực lượng túc trực 24/24h để canh giữ và ứng phó tính huống xấu xảy ra.
108 hộ dân trong vùng sạt lở nguy hiểm ở tạm tại trường học, chùa và nhà người thân trong khu dân cư vượt lũ xã. Ngành chức năng đang huy động lực lượng mở tuyến đường liên xã vòng qua đoạn sạt lở dài 1,8 km để người dân đi lại thuận tiện hơn.
Theo lãnh đạo huyện Chợ Mới, hiện 58 hộ dân bị sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông đã nhận đủ số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng mỗi hộ.
Khu vực sạt lở ở sông Vàm Nao bị phong tỏa. Ảnh: Cửu Long.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát hiện trường vụ sạt lở. Tại đây, Bộ trưởng đánh giá cao việc địa phương đã kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng, tránh được thiên tai nghiêm trọng.
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường cùng đoàn công tác thăm hỏi tình hình đời sống, sinh hoạt của bà con vùng sạt lở và tặng tiền hỗ trợ 16 hộ có nhà bị sụp xuống sông 8 triệu đồng mội hộ.
Sáng 22/4, bờ sông Vàm Nao - đoạn qua ở ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới - sạt lở trên 70 m, ăn sâu vào đất liền hơn 35 m, khiến 16 nhà dân bị nhấn chìm. Đến nay có hơn 108 ngôi nhà được di dời, ước tính thiệt hại khoảng 9 tỷ đồng.
Cửu Long
Theo VNE
Miền Tây sạt lở gần 600 km bờ sông Mất cân bằng lượng bùn cát, thay đổi phân lưu sông Tiền - sông Hậu, nạn chặt phá rừng, khai thác cát sỏi trái phép... là nguyên nhân sạt lở ngày càng nghiêm trọng tại miền Tây. Tỉnh An Giang muốn được hỗ trợ hơn 800 tỷ đồng để xây các khu dân cư phục vụ di dời 20.000 hộ dân ra khỏi...