So sánh ưu nhược điểm giữa phanh đĩa và phanh tang trống
Phân biệt các hệ thống phanh có rất nhiều cách và trên các dòng xe hiện nay thường chỉ trang bị 2 hệ thống phanh phổ biến nhất là phanh đĩa và phanh tang trống.
So sánh về ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống để nhận thấy rõ sự khác biệt.
Phanh tang trống
Ưu điểm:
Phanh tang trống có được thiết kế kín, không dễ bị bám bụi nên phù hợp với nhiều điều kiện đường sá và thời tiết khác nhau.Thiết kế đơn giản, vật liệu chế tạo nên phanh tang trống không quá cao cấp và đắt tiền giúp giảm giá thành ô tô. Đồng thời việc bảo dưỡng, vệ sinh và thay thế cũng dễ dàng hơn phanh đĩa.Phanh tay trống có khả năng cường hóa, tăng lực phanh rất phù hợp với các loại ô tô tải có khối lượng và tải trọng lớn.
Nhược điểm:
Video đang HOT
So với phanh đĩa, phanh tang trống có trọng lượng nặng hơnThiết kế kín khiến khả năng tản nhiệt của phanh tang trống kém. Điều này làm giảm hiệu suất của xe đặc biệt trong trường hợp phanh gấp hoặc đổ đèo. Để tránh nguy hiểm, người lái nên cho xe dừng lại sau khi đổ đèo một thời gian để phanh bớt nóng và áp dụng kinh nghiệm “lên số nào, xuống số đó”.Phanh đĩa
Ưu điểm:
Hiệu quả giảm tốc và dừng xe của phanh đĩa cao hơn hẳn so với phanh tang trống bởi lực ma sát lớn hơn.Vật liệu làm phanh đĩa có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt rất bền bỉ ít bị hư hỏng và có trọng lượng nhẹ hơn phanh tang trống.Phanh đĩa có cấu tạo hở giúp tăng khả năng tản nhiệt và thoát nước. Từ đó, hiệu suất phanh của xe được nâng cao, các kỹ thuật viên dễ dàng quan sát những lỗi hỏng để vệ sinh và sửa chữa.Thiết kế của phanh đĩa đơn giản và gọn nhẹ.
Nhược điểm:
Do phanh đĩa được thiết kế hở và lộ ra ngoài nên rất dễ bám bụi, đất cát làm giảm hiệu suất vận hành của xe sau thời gian dài sử dụng. Vì vậy, các chủ xe cần phải chú ý vệ sinh hoặc thường xuyên mang đi bảo dưỡng để tránh hỏng hóc các bộ phận này.Lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh rất lớn gây ra tiếng ồn khi vận hành xe.Phanh đĩa được chế tạo từ các loại vật liệu chất lượng cao giúp đảm bảo độ an toàn cho xe. Tuy vậy, giá thành bảo dưỡng và thay thế phanh đĩa cao hơn hẳn so với phanh tang trống.Với những tình huống bất ngờ, nếu lực phanh quá lớn sẽ khiến hệ thống phanh bị bó cứng gây lật xe, văng xe. Chính vì vậy, VinFast đã trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS tiên tiến trên tất cả các mẫu xe của mình nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe.
Ưu nhược điểm của phanh đĩa xe ôtô
Phanh xe ôtô có 2 loại chính là phanh đĩa và phanh tang trống. Dưới đây là thông tin chi tiết về ưu nhược điểm của phanh đĩa xe ôtô.
Tìm hiểu về phanh đĩa xe ôtô. Ảnh: Wrench
Hệ thống phanh xe ôtô
Hệ thống phanh trên xe ôtô bao gồm: Cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Vai trò chính của hệ thống phanh là giảm tốc độ và dừng chuyển động ôtô.
Hoạt động của hệ thống phanh xe ôtô dựa trên tính ma sát tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại để giảm tốc độ và dừng hẳn trục bánh xe.
Cụ thể, một bộ phận đứng yên chứa má phanh, một bộ phận quay gắn với trục bánh xe. Khi lái xe đạp phanh, má phanh sẽ tiếp xúc với phần quay thông qua các cơ cấu dẫn động và ma sát giữa 2 bộ phận này, giúp làm chậm và dừng xe lại.
Phanh xe ôtô có 2 loại chính là phanh đĩa và phanh tang trống.
Ưu nhược điểm của phanh đĩa trên xe ôtô
Cấu tạo phanh đĩa
Phanh đĩa được cấu tạo từ các thành phần chính sau: đĩa, má và cùm. Trong đó, đĩa phanh sẽ được gắn với trục bánh và quay theo bánh xe. Còn cùm phanh sẽ bao gồm má phanh và hệ thống pít-tông thủy lực được ốp vào 2 bên đĩa phanh. Phần lớn xe ôtô hiện nay dùng cùm phanh đặt cố định.
Ưu điểm của phanh đĩa
- Hiệu quả phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống;
- Nhẹ hơn phanh tang trống;
- Thiết kế hở giúp tản nhiệt tốt, tăng thời gian sử dụng, dễ dàng bắt và chữa bệnh.
Nhược điểm của phanh đĩa
- Chí phí cao hơn so với phanh tang trống gồm: lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế...
- Thiết kế hở khiến các bề mặt ma sát dễ bị hỏng bởi các tác nhân bên ngoài (như bụi, cát, đất...) trong quá trình sử dụng;
- Phù hợp với xe ôtô con.
Phanh tang trống phù hợp với ôtô điện hơn phanh đĩa Công nghệ của phanh tang trống lạc hậu hơn so với phanh đĩa nhưng trong thế giới xe điện, loại phanh này giúp tái tạo năng lượng. Phanh tang trống hay phanh đùm là một công nghệ có từ lâu đời trên ôtô, xe máy. Phanh đùm phát triển lần đầu tiên vào năm 1899, kiểu phanh này có thể tìm thấy trên...