So sánh sự khác biệt trong cách đặt tên các loại vũ khí giữa Nga và phương Tây
Tên gọi hoa mỹ nhưng đầy nguy hiểm: Các vũ khí của Nga như “Hoa lan dạ hương”, “Hoa mẫu đơn”, hay thậm chí là “Nụ cười” không chỉ gợi nhắc sự thanh bình mà còn che giấu sức mạnh khủng khiếp.
Truyền thống đặt tên độc đáo này của Nga đối lập hoàn toàn với phong cách đặt tên đầy uy quyền và khoa trương của NATO hay các cường quốc phương Tây.
Một tên lửa đạn đạo của Nga. Ảnh: Sputnik
Hoa lan dạ hương, hoa mẫu đơn, hoa thanh cúc và hoa cẩm chướng không chỉ là những loài hoa tuyệt đẹp, có mùi thơm ngọt ngào; chúng còn là tên của một số hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất của Nga. Theo Đài Sputnik (Nga) ngày 23/11, Nga mới đây đã thêm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik (nghĩa đen là Hazel) vào danh sách.
Bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tên lửa Oreshnik khiến các nhà quan sát phương Tây phải loay hoay giải mã ý nghĩa đằng sau cái tên của nó, được dịch là “cây phỉ” – một loài thực vật có hoa thuộc họ bạch dương.
Nhưng bất kỳ ai quen thuộc với thiết kế vũ khí của Nga đều biết rằng không có gì khiến các kỹ sư Nga thích thú hơn là đặt cho những sáng tạo đáng sợ của họ những cái tên nghe có vẻ vô hại hoặc tầm thường:
Chúng bao gồm đội hình pháo binh của Nga, như 2S1 Gvozdika (nghĩa đen là “Hoa cẩm chướng”), 2S3 Akatsiya (Hoa keo), 2S4 Tyulpan (Hoa tulip), 2S5 Giatsint (Hoa lan dạ hương), 2S7 Pion (Hoa mẫu đơn) – có khả năng bắn đạn pháo hạt nhân và súng cối 2B9 Vasilek (Hoa thanh cúc).
Các hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Buratino (Pinocchio) và Solntsepyok (“Nơi mặt trời chiếu sáng”) cũng có những cái tên nghe có vẻ vô hại.
Các nhà sản xuất thiết bị chỉ huy, kiểm soát và hỗ trợ dường như cũng bị cuốn theo cái tên kỳ lạ này, khi hệ thống kiểm soát hỏa lực 1V152 có biệt danh là Kapustnik (tạm dịch là “Cabbage Patch” – Búp bê Cải bắp), trong khi tổ hợp định vị vô tuyến 1L219 được gọi là Zo’opark (Vườn thú), và radar RPMK-1 được gọi là Ulybka (Nụ cười).
Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60 được gọi là Bal (như trong bữa tiệc khiêu vũ trang trọng), trong khi hệ thống điều khiển tên lửa Kh-58U cũng được gọi là Phantasmagoria (Sân khấu kinh dị). Hệ thống liên lạc vệ tinh Vorchun theo nghĩa đen có nghĩa là “Grump” (người hay gắt gỏng) hoặc “Grumbler” (người hay càu nhàu).
Tương tự như vậy đối với nhiều loại vũ khí của Lục quân Nga, như hệ thống chống tăng 9M14 Malyutka (“Little One” – đứa trẻ), RPG-18 Mukha (Housefly – con ruồi), lựu pháo D-30A 122 mm (gọi là Lyagushka, hay “Frog” – con ếch), súng phóng lựu Gnome 40 mm: đạn cao su KS-23 Privet (Hello – Xin chào) và súng phóng lựu Obuvka (Shoe- chiếc giầy). Một loại đạn lựu khác, Podkidysh, theo nghĩa đen có nghĩa là “Trẻ mồ côi”.
Máy bay cũng không phải là ngoại lệ, với trực thăng chiến đấu Mi-24 được gọi là Krokodil (Cá sấu) và Stakan (Cốc uống nước), trong khi máy bay phản lực huấn luyện MiG-15 được gọi là Babushka (Bà), máy bay phản lực CAS Su-25 được gọi là Grach (Quạ đen) và máy bay phản lực tấn công Su-27 được gọi là Zhuravlik (Sếu nhỏ).
Súng tự động 9A-4071 của Không quân Nga còn được biết đến với tên gọi Ballerinka (Nữ vũ công ba lê nhỏ) và hệ thống nhận dạng bạn hay thù Stuardessa (Tiếp viên). Trên biển, súng phóng lựu trên tàu MRG-1 còn được gọi là Ogonek (Ngọn lửa nhỏ) trong khi hệ thống tên lửa chống hạm SET-65 còn được gọi là Yenot (Gấu mèo).
Oreshnik là một trong những tên lửa của Nga được đặt tên thông thường, cùng với Tên lửa đạn đạo xuyê lục địa (ICBM) RT-23 Barguzin phóng từ tàu hỏa có tên gọi là Molodets (Good Sport) và tên lửa RSS-40 có tên gọi là Kuryer (Courier).
Những cái tên trên hoàn toàn trái ngược với những cái tên được đặt cho nhiều loại vũ khí mang tính uy quyền và có vẻ khoa trương hơn của NATO, khi truyền thống đặt tên vũ khí của Mỹ dường như nhằm mục đích gợi lên các đế chế cổ đại và những nhà chinh phạt vĩ đại, hoặc gieo rắc nỗi kinh hoàng vào trái tim và tâm trí kẻ thù.
Nguyên tắc trước đây áp dụng cho các loại vũ khí như máy bay A-10 Thunderbolt CAS, máy bay vận tải C-130 Hercules, máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer và hệ thống pháo binh M109 Paladin, gợi nhớ đến các truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, kỵ binh thời trung cổ và các chiến binh hiệp sĩ Paladin vĩ đại của Vương triều Charlemagne. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho xe bọc thép Griffin của tập đoàn General Dynamics – ám chỉ đến loài sư tử lai đại bàng huyền thoại của Hy Lạp cổ đại.
Trực thăng tấn công AH-1Z Viper và AH-1 Super Cobra, F-22 Raptors, F-15 Strike Eagles và F/A-18 Hornet dường như có mục đích gây ra những vết thương mà rắn và chim săn mồi nguy hiểm có thể gây ra cho nạn nhân của chúng.
Bên cạnh đó còn có những cái tên khác có ý gợi lên cảm giác vinh quang và quyền lực, trong đó máy bay vận tải chiến lược Boeing C-17 Globemaster III, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-52 Stratofortress dường như đều hướng đến mục đích đó.
Nhiều tên vũ khí của Anh cũng có vẻ khoa trương không kém, từ tên lửa Land Ceptor và tên lửa đất đối không Starstreak đến loạt xe bọc thép Warrior, Bulldog, Mastiff, Wolfhound và Jackal, và hệ thống phòng không tầm trung Sky Sabre.
Đức cũng không thể đứng ngoài cuộc, với thói quen đặt tên cho xe bọc thép của họ theo tên những loài mèo lớn (Leopard, Puma) và các loài động vật ăn thịt khác (Marder, Wiesel), cố ý hoặc vô tình gợi cho những người đam mê lịch sử nhớ đến một số loại vũ khí đáng sợ nhất của Wehrmacht – lượng chiến đấu chính của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được đánh giá là lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm này.
'Mổ xẻ' lợi thế vũ khí hiện nay của Nga so với Ukraine
Nga sản xuất đạn pháo nhiều hơn gần 3 lần so với Mỹ và châu Âu sản xuất cho Ukraine, trong khi bom lượn cũng giúp Moscow giành lợi thế trên không.
Bom lượn cải tiến của Nga trong chiến dịch ở Ukraine. ẢNH CHỤP TỪ CLIP CNN
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ngày 10.3 dẫn lời một quan chức quân sự Ukraine xác nhận rằng lực lượng Nga đang tiến hành các cuộc tấn công bằng bom lượn cải tiến.
Đại úy Dmytro Lykhovyi, phát ngôn viên nhóm quân Tavriisk của Ukraine cho hay phía Nga vừa tấn công khu vực Myrnohrad ở Donetsk bằng Đạn lượn Đa năng Hợp nhất (UMPB) D-30SN. Ban đầu, phía Ukraine cho rằng đó là các tên lửa S-300.
Nga dùng bom lượn phá hủy mọi công sự của Ukraine
Ông Lykhovyi nói rằng UMPD D-30SN về căn bản là chuyển đổi bom trọng lực không điều khiển FAB thời Liên Xô cũ thành bom lượn có điều khiển. Việc sử dụng bom lượn được cho là một trong những yếu tố giúp Nga giành lợi thế về hỏa lực trong chiến dịch ở Ukraine thời gian gần đây.
Phá hủy mọi công sự
Theo tờ The Washington Post ngày 11.3 dẫn phân tích của các chuyên gia phương Tây, Không quân Nga đã tăng cường đáng kể hiệu quả trong chiến sự với việc tăng cường sử dụng bom lượn.
Những quả bom dồi dào từ thời Liên Xô cũ mang theo nửa tấn thuốc nổ đã được gắn cánh và hệ thống dẫn đường để bay quãng đường dài với độ chính xác nhất định. Điều này cho phép các máy bay phản lực Nga thả chúng từ những nơi cách xa hệ thống phòng không của Ukraine.
Cùng với máy bay không người lái (UAV), tên lửa và đạn pháo, bom lượn bổ sung thêm hỏa lực công phá của Nga như trong trường hợp giành quyền kiểm soát thành phố Avdiivka hồi giữa tháng 2.
Ukraine cho rằng cách đối phó hiệu quả nhất trước mối đe dọa ngày càng đa dạng từ Nga này vẫn còn rất xa vời, đó là các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất mà nước này đang kêu gọi viện trợ.
Theo phát ngôn viên Dmytro Lykhovii của nhóm tác chiến Tavria thuộc quân đội Ukraine, những quả bom lượn có sức công phá rất lớn. "Chúng đơn giản là phá hủy hoàn toàn những ngôi nhà và công trình có thể dùng làm công sự phòng thủ", ông cho biết.
Viết trên mạng xã hội Telegram mới đây, binh sĩ Ukraine Maksym Zhorin cho hay có đến 60 đến 80 quả bom lượn của phía Nga lao đến khu vực của mình mỗi ngày.
"Những quả bom này phá hủy hoàn toàn mọi vị trí. Tất cả các tòa nhà và công trình kiến trúc chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi có một quả bom xuất hiện", anh cho biết.
Ukraine cũng sử dụng bom dẫn đường, bao gồm cả hệ thống JDAM do Mỹ sản xuất và được cho là có độ chính xác cao hơn phiên bản của Nga, nhưng nguồn cung rất hạn chế.
Ưu thế đạn pháo
Bên cạnh lợi thế trên không, Nga còn giành ưu thế trên bộ khi sản xuất đạn pháo nhiều hơn gần 3 lần so với số lượng mà Mỹ và châu Âu sản xuất cho Ukraine.
Theo CNN, đây là một lợi thế then chốt trước khả năng Nga tiến hành một đợt tấn công ồ ạt mới trong năm nay.
Lực lượng pháo binh Nga tham gia chiến dịch ở Ukraine. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Nga đang sản xuất khoảng 350.000 quả đạn pháo hằng tháng, tương đương khoảng 3 triệu quả mỗi năm, theo ước tính của giới tình báo NATO và các nguồn thạo thông tin về nỗ lực viện trợ Ukraine của phương Tây.
Gộp chung, Mỹ và châu Âu chỉ có khả năng sản xuất khoảng 1,2 triệu quả đạn pháo mỗi năm để gửi đến Kyiv, theo một quan chức tình báo cấp cao của châu Âu.
Quân đội Mỹ đặt mục tiêu sản xuất 100.000 viên đạn pháo mỗi tháng vào cuối năm 2025, chưa bằng một nửa số lượng hằng tháng của Nga. Thậm chí con số đó hiện nằm ngoài tầm với, khi khoản tài trợ 60 tỉ USD cho Ukraine bị đình trệ tại quốc hội, theo một quan chức cấp cao Lục quân Mỹ phát biểu với báo giới hồi tuần trước.
"Chúng ta đang trong một cuộc chiến sản xuất. Kết quả ở Ukraine phụ thuộc vào việc mỗi bên được trang bị như thế nào để tiến hành cuộc chiến này", một quan chức cấp cao NATO nhận định.
Các quan chức phương Tây cho rằng Nga hiện đang bắn khoảng 10.000 quả đạn pháo/ngày, so với chỉ 2.000 quả/ngày từ phía Ukraine. Theo một quan chức tình báo châu Âu, tỷ lệ này còn cách biệt hơn ở một số nơi dọc theo mặt trận dài khoảng 960 km.
Mỹ, Nhật hy vọng tăng cường sản xuất quốc phòng chung
Trang The Kyiv Independent ngày 11.3 dẫn lời giới chức Nhật Bản cho hay các nhà lãnh đạo Nhật và Mỹ sẽ gặp nhau tại Washington DC (Mỹ) vào ngày 10.4 để "tăng cường hệ thống sản xuất chung" về thiết bị quốc phòng nhằm cung cấp nhiều hơn cho Ukraine. Nhật sửa luật vào tháng 12.2023, cho phép chuyển giao lại một số vũ khí về quốc gia gốc, mở đường cho việc bổ sung kho dự trữ Mỹ khi Washington cung cấp vũ khí cho Ukraine. Dự kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp Thủ tướng Nhật Kishida Fumio vào ngày 10.4. Theo tờ Yomiuri Shimbun, chủ đề chính của cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới sẽ là tăng cường hợp tác quốc phòng song phương.
Iran tính di dời thủ đô: Bước ngoặt hay thử thách lớn? Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đang thúc đẩy kế hoạch di dời thủ đô khỏi Tehran. Mặc dù đây là sáng kiến đầy tham vọng, nhưng việc triển khai không hề dễ dàng do chi phí khổng lồ, sự phản đối từ dư luận và những thách thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Quang cảnh đường phố tại Tehran, Iran,...