So sánh chế độ ăn nhiều thịt với ăn nhiều rau
Có người chọn giảm cân bằng cách ăn nhiều thịt nhưng cũng có người lại chỉ ăn toàn rau. Vây ăn nhiều thịt hay chỉ ăn nhiều rau có thực sự tốt không?
Ăn thịt để giảm cân – ngược đời không?
Chị Hiền (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) vừa xỏ bộ váy mới, vừa ngắm mình trong gương và lẩm bẩm: “Hẳn các cô nàng ây sẽ ngạc nhiên lắm đây”. Chẳng là, hôm nay lớp cấp 3 của chị họp mặt lần đầu tiên sau 10 năm chia tay. Và cuộc gặp gỡ này làm chị háo hức hơn cả là vì chị muốn các bạn cấp 3 sẽ phải trầm trồ khi bạn Hiền béo là chị giờ đây đã “mi nhon” tới mức nào.
Thời còn học cấp 3, chị Hiền có biệt danh Hiền béo, Hiền ú và Hiền mập. Giận các bạn thì ít, tự ti thì nhiều, trong suốt những năm sau đó chị âm thầm tìm mọi cách để giảm cân.
Một lần, theo chân bạn đi khám, tư vấn dinh dưỡng, chị Hiền được bác sĩ kê cho thực đơn giảm cân bao gồm… toàn thịt. Mới nghe tên phương pháp giảm cân “kì lạ”, trái ngược hẳn với những gì chị biết thì chị thấy “choáng” vô cùng, “chỉ sợ cân nặng chẳng giảm, lại tăng cân thì lo lắm bác sĩ ạ” – chị dè dặt ý kiến. Nhưng nhờ sự động viên của bác sĩ mà sau 5 tháng áp dụng biện pháp giảm cân bằng cách ăn nhiều thịt, giảm tinh bột, chị Hiền đã giảm được một nửa số cân như mong muốn. Và sau khi giảm số cân như ý, chị Hiền lại đến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn lại chế độ dinh dưỡng để cân bằng cơ thể.
Có tác dụng giảm cân tức là ăn nhiều thịt sẽ tốt?
Ngày nay, để giảm cân hiệu quả, người ta xét tới nhiều phương pháp, nhưng về mặt thực phẩm thì có 2 phương pháp là ăn nhiều thịt và ăn nhiều rau củ quả. Thế nhưng, nếu vì mục đích giảm cân mà chọn một trong hai chế độ ăn này thì thực sự có tốt cho sức khỏe hay không? Câu trả lời luôn là không.
Ăn nhiều thịt làm tăng huyết áp, cholesterol và nhiều bệnh khác. Ảnh minh họa
Ăn nhiều thịt (protein), giảm tinh bột ở một khía cạnh nào đó có thể có hiệu quả trong việc giảm cân, duy trì trọng lượng… Phương pháp ăn nhiều thịt giảm cân được lý giải như sau: Thịt chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo này đã dần được coi là có nhiều dinh dưỡng cần thiết. Người muốn giảm cân cần ăn chất béo bão hòa để cơ thể vẫn đủ năng lượng cho các hoạt động nhưng lại tránh bị béo hơn. Chất béo bão hòa đảm bảo được “nhiệm vụ” này.
Nhưng ăn nhiều thịt lại không hề tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn với nhiều thịt sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng áp lực lên gan và thận khiến chúng phải làm việc quá tải. Một khi gan và thận phải làm việc quá sức, không thải lọc được hết chất thải khỏi cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Video đang HOT
Người ăn nhiều thịt có thể có nguy cơ dễ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gút, béo phì, bệnh gan, bệnh ung thư…
Tuy nhiên không phải hễ ai ăn thịt là mắc các bệnh này, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh.
Ăn nhiều rau củ quả có tốt không?
Ngày càng có nhiều người chọn phương pháp giảm béo bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ là rau củ quả các loại. Tuy nhiên, có phải ăn càng nhiều rau củ quả thì nạp được càng nhiều chất xơ vào cơ thể hay không?
Chỉ ăn rau củ quả dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Chất xơ gồm hai loại: chất xơ không hòa tan (có trong cám gạo, cám lúa mì, cám bắp, hoa quả và rau củ, hạt quả, đậu khô…) và chất xơ hòa tan (có trong các loại trái cây, rau, củ, cám yến mạch, lúa mạch, đậu khô, đậu Hà Lan, sữa đậu nành và các sản phẩm khác của đậu nành).
Chất xơ không được cơ thể hấp thu nên không có giá trị như một chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chất xơ lại có tác dụng tích cực như sau:
- Ngăn ngừa táo bón, viêm đại tràng, trĩ
- Kiểm soát và cân bằng các axít trong ruột, loại bỏ các chất độc hại có trong ruột, phòng ngừa chứng viêm ruột thừa và ngăn chặn các yếu tố có thể gây ung thư ruột kết.
- Chất xơ hòa tan hấp thụ cholesterol của thức ăn và muối mật rồi bài tiết ra ngoài nên có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy.
- Giảm tốc độ hấp thụ chất đường nên có lợi cho người bị bệnh tiểu đường, người bị viêm đại tràng, người muốn ăn kiêng…
Tuy nhiên, nếu bạn chọn chế độ ăn nhiều chất xơ thì cũng đừng nên ăn quá nhiều mà nên ăn tăng dần để tránh gây rối loạn tiêu hóa, gây trở ngại cho việc hấp thụ các chất như canxi, kẽm, sắt…Hơn nữa, thực phẩm giàu chất xơ thường chứa ít chất dinh dưỡng nên nếu chỉ ăn các loại thực phẩm này có thể sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu chất, vè lâu dài dẫn đến thiếu dinh dưỡng trầm trọng và gây ra suy nhược cơ thể, kéo theo nhiều bệnh tật khác.
Vậy nên, chế độ ăn tốt nhất sẽ là cân bằng cả các loại pprotein, tinh bột và các chất xơ, bột đường cần thiết…
Theo TH (Tri thức trẻ)
6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh. Tuy nhiên không phải hễ ai ăn thịt là mắc các bệnh này, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất lượng của thịt mới dễ bị mắc bệnh.
Bệnh tim mạch
Được coi là "kẻ giết người số 1" ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, chế độ ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường
Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid - là nguyên nhân gây ra tiểu đường týp II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng bị cao. Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.
Ăn nhiêu thịt dê mắc bênh nguy hiêm. (Ảnh minh họa)
Bệnh thận
Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.
Bệnh gút
Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Béo phì
Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Bệnh gan
Chức năng của gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh ung thư
Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư.
Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh... cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Như vậy, một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng Trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng Hỏi: Con tôi được gần thôi nôi (11 tháng), nặng 9kg, cao 75cm. Cháu đã có thể tự vịn đứng lên và đi được nhưng bé vẫn chưa mọc được cái răng nào. Tôi cho đi khám thì bác sĩ nói là không sao nhưng tôi lo lắm, tại sao vậy? Dương Thu Trang (quận...