Sợ rau, thịt bẩn, nhà giàu chi tiền mua đồ ngoại
Nửa năm nay, bữa cơm gia đình chị Thanh (Hà Nội) đắt gấp 2 lần. Từ bánh ngọt, sữa đến thịt, cá đều là hàng ngoại nhập. Ngay cả hoa quả cũng được mua theo hàng xách tay.
Chị Thanh cho biết hoa quả, thực phẩm nhập ngoại cũng mùa nào thức ấy như hàng trong nước. Tuy giá đắt đỏ, song “đắt xắt ra miếng”, không hẳn mẫu mã đẹp, ngon hơn hàng nội mà quan trọng là chị tin hàng nhập đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Bây giờ ăn gì cũng sợ! Có lần, mua rau ngoài chợ Dịch Vọng, luộc lên nước xanh rì, lại có mùi hôi, tôi sợ quá đem đổ bỏ chứ không dám ăn” – chị cho hay.
Nhiều gia đình có điều kiện chuyển sang mua thực phẩm nhập ngoại vì tin an toàn hơn nhiều mặt hàng trong nước. Ảnh: Ngọc Lan.
Cũng chung nỗi lo trên, chị Minh Nguyệt (Đống Đa, Hà Nội) cho biết đã thay thế dần thực phẩm trong nước sang đồ ngoại nhập trong bữa cơm gia đình. Những loại thực phẩm phổ biến như cá ngừ, cá hồi, thịt bò Úc, đùi gà trống Mỹ…. được mua từ hàng đông lạnh ở siêu thị.
Với mâm cơm được chế biến từ nguyên liệu ngoại, chị Nguyệt cho rằng nếu biết cách lựa món sẽ không đắt. Bởi phần một số mặt hàng còn rẻ hơn trong nước.
Đơn cử như thịt gà trống Mỹ giá chỉ 60.000 đồng/kg, trong khi hàng trong nước là 120.000 đồng. Sườn, gầu bò Úc được bán với giá 460.000-550.000 đồng/kg, chỉ cao hơn sườn bò nội khoảng 120.000 đồng/kg. Thịt ba rọi Mỹ 120.000 đồng/kg, rẻ hơn hàng trong nước tới 60.000 đồng….
Ngoài ra, lý do chị lựa chọn thực phẩm ngoại bởi chị tin công nghệ hiện đại, việc bảo quản sẽ chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, khi được nhập về Việt Nam thì chúng đã qua nhiều khâu kiểm duyệt. Điều này khiến những người tiêu dùng khó tính yên tâm lựa chọn hàng ngoại thay vì hàng trôi nổi trên thị trường.
Theo chị Nguyệt, đắt nhất là hoa quả và rau nhập ngoại. Các loại này luôn có giá cao hơn nhiều so với trong nước. Đây chính là khoản chi đáng kể cho bữa ăn hàng ngày.
Hoa quả ngoại có giá bạc triệu mỗi kg vẫn được nhiều gia đình Việt tìm mua, với lý do yên tâm về chất lượng. Ảnh: N.L.
Đơn cử như một hộp 125 g việt quất có giá 50.000-250.000 đồng (tương đương 1-2 triệu đồng/kg). Cherry, lê Hàn Quốc, táo đỏ Mỹ, dâu tây Úc… cũng lên tới vài trăm nghìn/kg. Thậm chí, có loại quả giá tới 2 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, theo chị, chăm sóc sức khỏe an toàn là bài toán kinh tế lâu dài.
Anh Nguyễn Quang Tiếp, Quản lý bán hàng Công ty TNHH Thiên Anh Minh (phân phối hoa quả nhập ngoại ở Hà Nội), cho biết mấy năm gần đây, nhu cầu khách hàng lựa chọn sản phẩm ngoại tăng lên đột biến. Ước tính sản lượng hoa quả nhập khẩu trong năm 2015 đã gấp 2 lần so với các năm trước.
Video đang HOT
Đáng chú ý là trong 5 năm qua, giá hoa quả ngoại chỉ ngang bằng, thậm chí ngày càng rẻ hơn. Một số mặt hàng như táo, nho Mỹ có thể nhập về theo đường biển (trước đó là đường bay) nên giá rẻ hơn khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. Những loại còn lại như việt quất, mận, cam vàng Mỹ, cherry… giữ nguyên giá.
Anh Tiếp cho rằng quy trình, mô hình trồng và cách sản xuất của nước ngoài tân tiến hơn Việt Nam. Hoa quả nhập từ nước ngoài về có các giấy chứng nhận, cấp phép, nơi cung cấp và kiểm dịch rõ ràng.
Không tin hoàn toàn vào thực phẩm nhập ngoại, anh Thành Tâm (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng chưa chắc những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về đã sạch. Bởi đã có nhiều thông tin từ những vụ thực phẩm ngoại nhiễm bẩn khiến người tiêu dùng hoang mang, như gà Mỹ trong vùng dịch, táo Mỹ nhiễm khuẩn, sữa Trung Quốc chứa melamine, lạc nhân Ấn Độ nhiễm mọt….
Theo anh Tâm, hiện tại thực phẩm ngoại có 3 loại. Thứ nhất là hàng đông lạnh nhập bán trực tiếp về Việt Nam. Loại 2 là nhập nguyên con từ nước ngoài, sau đó giết mổ. Cuối cùng là chăn nuôi theo chuẩn của nước ngoài. Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, tem, nhãn dán, bao bì, hạn sử dụng… rõ ràng.
Theo_Người lao động
Siêu thị Việt "chật" hàng ngoại, hàng nội đi đâu về đâu?
Dù chưa phải là thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với hàng hoá nước ngoài theo khuôn khổ các hiệp định tự do hóa toàn cầu và khu vực nhưng ngay lúc này hàng ngoại đã đổ bộ và hiện diện ở mọi nơi. Đặc biệt, tại các siêu thị lớn, hàng ngoại đang chiếm áp đảo.
Mặc dù TPP chưa được ký kết chính thức, AEC chưa thiết lập đầy đủ và các FTA giữa Việt Nam và các đối tác lớn còn từ 5 - 10 năm nữa mới mở cửa hoàn toàn, nhưng lúc này tại các siêu thị, hàng ngoại đang chiếm áp đảo trên các kệ, lấn át hoàn toàn hàng nội.
Khảo sát của PV Dân Trí tại một số siêu thị lớn, nhỏ tại Hà Nội cho thấy, số lượng hàng ngoại rất phong phú và đa dạng. "Gi gỉ gì gi cái gì cũng có" từ những đồ công nghệ cao đắt tiền cho đến những thứ nhỏ lẻ như cái tăm, que kem, kẹo bánh, đồ đóng hộp... Thậm chí cả hoa quả tươi như vải, nhãn, chôm chôm...vốn là những đặc sản của Việt Nam cũng đang bị hàng ngoại chèn ép.
Theo một số chủ cửa hàng, sở dĩ hàng ngoại chiếm lĩnh ngày càng nhiều là bởi hàng ngoại dễ bán hơn vì có hình thức bắt mắt, mẫu mã đa dạng, nhiều khung giá và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Việt.
Tại gian hàng kem lạnh của một siêu thị trên đường Phạm Văn Đồng (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), các sản phẩm kem Thái Lan, New Zealand hay Hàn Quốc chiếm đến 90% diện tích trưng bày của 4 ngăn lạnh. Dù các sản phẩm kem ngoại này có giá khá cao, song được rất đông người tiêu dùng lựa chọn. Xu hướng sính ngoại đang diễn ra ngay cả ở những mặt hàng tiêu dùng bình dân nhất.
Không chỉ ở các siêu thị lớn, có yếu tố ngoại, hàng ngoại cũng chen chân tại vào cả các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, thậm chí có mặt tại các sạp ở chợ.
Theo giải thích của một nhà cung ứng, chính chi phí quảng cáo cao, hiệu quả bán hàng thấp, sản phẩm kém đa dạng, hình thức không phong phú và bắt mắt khiến các sản phẩm Việt tại kênh bán lẻ khó cạnh tranh, không hấp dẫn người tiêu dùng. Sản phẩm trưng bày nhiều song doanh thu thấp, tiêu thụ kém, khiến hàng Việt bị "bật bãi" trước nhiều đối thủ ngoại.
Các chuyên gia lo ngại, nếu không chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì khi các hiệp định tự do song phương và đa phương khác...có hiệu lực, hàng ngoại sẽ càng lấn sâu vào thị trường nội địa, hàng nội sẽ khó trụ vững trên chính sân nhà mình.
Hiện theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại...) dù mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ của Việt Nam, nhưng tại các đô thị lớn, doanh thu từ bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 75% doanh thu bán lẻ của thị trường.
"Tiêu dùng siêu thị không chỉ là thói quen hiện tại mà còn là xu hướng trong tương lai. Sự hiện diện tại đây không chỉ có bán mà còn có giá trị marketing, tiếp thị vô cùng tốt với người tiêu dùng. Hàng tiêu dùng ngoại có giá cả từ hợp lý đến khá cao, nhưng chất lượng cũng tương tự so với hàng Việt Nam. Cái họ hơn chúng ta là bao bì đẹp với thông tin rõ ràng, nhiều kích cỡ nhằm cạnh tranh ở nhiều phân khúc giá", bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương phân tích.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, ngay cả các DN lớn chứ chưa nói đến các hợp tác xã, làng nghề truyền thống... đang phải chịu áp lực cạnh tranh về thị trường, giá và quảng cáo rất lớn từ nước ngoài. DN ngoại chỉ cần quảng cáo nhiều ở truyền hình, áp phích, báo điện tử hay mạng xã hội cũng có thể giết chết các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất trong nước.
Bà Lan phân tích thêm, các DN sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm ngoại từ Thái, Hàn Quốc hay Nhật Bản thường đi theo đoàn, hội để "đánh" thị trường nước tiếp cận. Họ tập hợp các DN lớn nhất, sản phẩm mạnh nhất để lên kế hoạch "bóp chết" sản phẩm cùng loại. Nếu là DN độc lập thì họ cũng là DN rất lớn, đa ngành, đa sản phẩm. Khi đưa hàng hóa sang Việt Nam, họ sẽ đưa ồ ạt, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, PR và hiện diện rầm rộ... khiến DN Việt choáng váng còn người tiêu dùng Việt thích thú với những sản phẩm mới và mạnh tay chi tiền.
Hình ảnh hàng ngoại nhập chen chật siêu thị được PV Dân Trí ghi nhận tại một số siêu thị lớn tại Hà Nội:
Kem ngoại có xuất xứ từ New Zealand
Vải, nhãn và chôm chôm đóng hộp của Thái Lan
Thịt hộp ngoại thiết kế đẹp, bắt mắt người mua
Sản phẩm kẹo của Singapore
Kem ngoại phổ biến tại các siêu thị
Kẹo Hàn quốc xuất hiện khá nhiều
Hoa quả ngoại chiếm ưu thế tại nhiều siêu thị
Sữa tươi ngoại cạnh tranh trực tiếp với sữa tươi nội
Một loại bánh Việt đóng bao cực kỳ đơn giản
Thực phẩm ngoại bắt mắt và đa dạng
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Xe khách chở số lượng lớn hàng nhập ngoại không rõ nguồn gốc Lực lượng chức năng vừa phát hiện hàng trăm kg hàng hóa gồm mỹ phẩm, thuốc lá, rượu ngoại trên chiếc xe khách. Theo tin tức báoCông an TP HCM,6h30 ngày 31/10, tại quốc lộ 1A, đoạn qua phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đội QLTT số 4 tỉnh Quảng Nam đang tuần tra thì phát hiện xe khách BKS:...