Sợ rau “bẩn” người dân tự trồng rau trên sân thượng
Lo ngại về nhiều loại rau củ quả không đảm bảo vệ sinh và liên tục tăng giá “chóng mặt”, nhiều người dân thành phố đã tận dụng các khoảng trống trước nhà, ban công, sân thượng…để trồng rau tự phục vụ gia đình, bán cho hàng xóm.
Vườn mướp đắng trên sân thượng nhà ông Nghĩa sai trĩu quả
Nhìn vào căn nhà 3 tầng nằm ngay trên đường Trần Quý Khoách (quận 1), ít ai tưởng tượng ra trên sân thượng của toà nhà này lại có một vườn rau củ quả xanh mướt. Bầu, bí, mướp đắng, dưa leo…được trồng thành hàng ngay thẳng.
Ông Trần Chánh Nghĩa (63 tuổi, chủ nhà) cho biết: “Trước tình trạng rau xanh kém vệ sinh, có hàm lượng hoá chất cao xuất hiện càng nhiều ngoài chợ nên vợ chồng tôi tận dụng khoảng trống trên sân thượng trồng một số loại rau, quả. Vừa đảm bảo cho sức khởe lại có thể tạo ra những món ăn ngon mỗi ngày”.
Quy trình trồng vườn rau xanh trên sân thượng được ông Nghĩa mô phỏng, đầu tiên ông dùng trấu đen, phân chuồng trộn chung rồi đem ủ khoảng 1 tháng. Sau đó đổ ra cho thêm bánh dầu, lân trộn đều ủ thêm 15 ngày thì đổ vào các chậu, gieo giống, trồng cây. Hiện vườn rau trên sân thượng của ông Nghĩa gồm có: Bí chuông, cà tím, mướp đắng, bí đao, rau xanh…bên cạnh đó còn có đủ các loại rau thơm như húng quế, rau răm, diếp cá, gừng, mới đây ông Nghĩa còn trồng thêm 20 bụi khoai mỳ để “nâng cấp” khu vườn trên sân thượng của mình.
Một chậu cà tím cho thu hoạch
Cây ớt đầy trái
Video đang HOT
“Vườn rau này cung cấp đủ rau củ sạch cho gia đình quanh năm. Nhiều khi dư ra thì tôi đem tặng hàng xóm. Đặc biệt, vườn rau này cũng là hình thức lao động nhẹ, giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày” – Ông Nghĩa chia sẻ.
Bà Luận (vợ ông Nghĩa) cho biết thêm: “Gần đây liên tục thông tin nhiều loại rau củ không đảm bảo vệ sinh nên rất lo lắng. Từ ngày tự trồng rau, những bữa ăn của gia đình trở nên ngon miệng hơn, cảm giác cũng yên tâm vì sử dụng chính loại thực phẩm mà mình tạo ra”.
Không khó để bắt gặp hình chậu rau xanh nằm trước ban công, bên hàng rào, thậm chí nằm ngay sát mép đường. Mọi khoảng trống đều được người dân thành phố tận dụng để tự “sản xuất” rau sạch. Trong một con hẻm ở đường Trần Thánh Tông (phường 15, quận Tân Bình), rất nhiều loại rau được trồng trong thùng xốp. Loại rau được người dân nơi đây ưa thích nhất là rau mầm và rau muống trắng.
Rau xanh được người dân trồng ngay trước cửa nhà
Ngoài việc phục vụ cho bữa ăn của gia đình, một số người còn kinh doanh bằng cách bán cho mọi người xung quanh với giá 70.000 đồng/kg rau mầm.
Dù diện tích nhà không rộng nhưng chị Gấm (ngụ đường Huỳnh Văn Nghệ, quận Tân Bình) cũng tận dụng khoảng ban công phía trước để trồng rau xanh. “Giá cả thì liên tục leo thang, chất lượng rau xanh chưa chắc đã đảm bảo nên tôi tự trồng một số loại rau để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là cho con mình ăn loại rau sạch thấy yên tâm hơn” – Chị Gấm kể.
Việc trồng rau sạch để tự phục vụ gia đình đang có xu hướng “nở rộ” tại TP.HCM
Theo lý giải của nhiều bà nội trợ, việc trồng được rau xanh tại nhà mang lại khá nhiều tiện lợi, tiết kiệm được một khoản chi phí đang kể và luôn đảm bảo được ăn rau sạch. Để có một chậu hoặc một thùng xốp trông rau chỉ tốn khoảng 40 ngàn đồng mà có thể tận dụng trồng được nhiều lần. Trong khi đó, giá rau tại chợ luôn tăng, đặc biệt sau mỗi lần bị ảnh hưởng của bão thì rau xanh càng trở nên khan hiếm và bị “thổi” giá lên khiến người tiêu dùng choáng váng.
Ghi nhận tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hoàng Hoa Thám, Tân Trụ, Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) hầu hết các loại rau xanh đều tăng giá mạnh. Cụ thể, dưa leo tăng từ 10.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg, rau muống tăng từ 5.000 lên 7.000 đồng/bó, các loại cải xanh, cải ngọt… cũng tăng 2.000 đồng/kg so với trước đó vài ngày.
Trung Kiên
Theo Dantri
Khoai tây Trung Quốc "đội lốt" Đà Lạt vẫn ngập chợ
26 tấn khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc vừa bị phát hiện chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép đã làm chấn động dư luận. Khảo sát thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều loại khoai tây "mập mờ" nguồn gốc đang bày bán tràn lan tại TP.HCM.
Khoai tây "mập mờ" nguồn gốc vẫn được bày bán tại các chợ
Tại hầu hết các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố đều có mặt hàng khoai tây. Đối với người dân thành phố, khoai tây như một loại củ tất yếu được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít bà nội trợ nào có thể phân biệt hoặc nắm rõ nguồn ngốc của các loại khoai tây này.
Khảo sát tại chợ Tân Sơn, Tân Trụ, Chợ Cầu (quận Gò Vấp), chợ Phạm Văn Hai, Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình)... cho thấy khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn đường bày bán khá phổ biến. Các tiêu thương cho biết, loại khoai tây này vẫn hút hàng vì giá cả hợp lý. Hiện tại, khoai tây Đà Lạt loại nhỏ cũng rơi vào mức giá từ 40.000 đồng/kg còn khoai tây Trung Quốc củ to chỉ ở mức 30.000 đồng/kg.
Điều đáng nói, nhiều bà nội trợ không thể phân biệt đâu là khoai tây Đà Lạt hay khoai tây Trung Quốc. Không ít người bán hàng đã "qua mặt" khách mua để bán khoai tây với giá cao hơn bình thường. "Nếu người bán không nói rõ nguồn gốc thì mình không thể biết đâu là hàng trong nước hay hàng Trung Quốc. Nhiều khi là họ thấy mình không nắm rõ thì lái nguồn gốc hàng để cố bán cho được" - Bà Đỗ Thị Kín (ngụ phường 15, quận Tân Bình) chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của những người trồng khoai tây tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), khoai tây Đà Lạt thường có vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ. Riêng khoai tây Trung Quốc củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín.
Tuy nhiên, để "qua mắt" người mua, không ít tiểu thưởng và cả những đầu mối bỏ hàng khoai tây đã dùng "tiểu xảo" như trộn khoai tây lẫn với đất đỏ, cố tạo sự ma sát để củ khoai tây tróc vỏ...làm như vậy người tiêu dùng khó mà phân biệt được thật giả. Thậm chí, để "củng cố" thêm nguồn gốc cho các loại khoai tây, thương lái còn nhập hàng từ Trung Quốc đưa về Đà Lạt rồi từ đó mới chuyển xuống TP.HCM kèm theo đó là vài loại giấy tờ chứng minh khoai tây được chở xuống từ Đà Lạt là có thể "lòe" người tiêu dùng.
Điều đáng nói, hiện các quy định để xử lý các vấn đề này chưa được rõ ràng. Theo một cán bộ quản lý thị trường, việc tiểu thương mập mờ nguồn gốc, khoai tây Trung Quốc nhưng nói với người tiêu dùng là hàng trong nước rất khó xử lý vì không có chứng cứ cụ thể. Chỉ khi, những mặt hàng đưa vào siêu thị, ghi trên nhãn mác là hàng Đà Lạt hay địa điểm cụ nào tại Việt Nammà phát hiện đó là hàng Trung Quốc thì mới bị xử lý.
Trước đó, vào ngày 15/6, cơ quan chức năng TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá 16 lần cho phép. Việc này được thực hiện từ kết quả phân tích từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn của bà Nguyễn Thị Nguyệt (ngụ phường 12, TP Đà Lạt).
26 tấn khoai tây chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép vừa bị tiêu hủy tại TP. Đà Lạt - Ảnh Viết Hảo
Cụ thể hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần. Từ kết quả kiểm nghiệm trên, Chi cục Bảo vệ thực vật kết luận mẫu khoai tây hồng 26 tấn trên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó UBND TP.Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng nói trên.
Hiện UBND TP. Đà Lạt đã xử phạt vi phạm hành chính bà Nguyệt 3 triệu đồng vì sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định; phạt 500.000 đồng vì buôn bán không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Dantri
Zone 9 mở cửa hoạt động trở lại Ngày 24.11, các cửa hàng ở khu vui chơi Zone 9 (số 9, phường Bạch Đằng, quận Hai Ba Trưng, TP.Ha Nôi) đã hoạt động trở lại. Nhiều người lui tới Zone 9 trong chiều 24.11 - Ảnh: Hà An Theo quan sát của Thanh Niên Online, cho dù nơi xảy ra hỏa hoạn là quán bar nằm án ngữ ngay lối ra...