Số phiếu tán thành cao, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi
Với 445/450 đại biểu nhấn nút tán thành, chiều 26/11, Quốc hội chính thức thông qua luật Chứng khoán sửa đổi.
Chiều 26/11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó phân chia rõ ràng chức năng của SGDCK Hà Nội và SGDCK TP Hồ Chí Minh.
Theo đó, có ý kiến thống nhất như dự thảo Luật chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) duy nhất làm đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán. Song cũng có ý kiến đề nghị không quy định chỉ có một SGDCK, cần phải có các quy định mang tính định hướng và tạo sự chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng để tổ chức điều hành hoạt động của thị trường, tổ chức của SGDCK Việt Nam theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng mô hình SGDCK duy nhất là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 18NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 60 ngày 15/6/2018 của Quốc hội.
Đây cũng là quan điểm xuyên suốt mà Chính phủ đã đặt ra tại “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020″ ban hành kèm theo Quyết định số 252 ngày 01/3/2012 và Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” ban hành kèm theo Quyết định số 1826 ngày 06/12/2012 của Thủ tướng. Tổ chức SGDCK Việt Nam là bước thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành, thống nhất về nền tảng công nghệ, thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch… thay vì 2 hệ thống giao dịch và 2 hệ thống chỉ số chứng khoán thuộc 2 SGDCK như hiện nay.
Tuy nhiên, theo Báo cáo của Chính phủ, trước mắt chưa thể thực hiện ngay việc cơ cấu lại, sáp nhập 2 SGDCK hiện nay thành một SGDCK mà theo hướng phân định lại chức năng, nhiệm vụ của SGDCK Hà Nội và SGDCK TP HCM để tổ chức, vận hành các TTCK riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các SGDCK. Theo đó, toàn bộ giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh sẽ được thực hiện tại SGDCK Hà Nội, toàn bộ giao dịch cổ phiếu sẽ được thực hiện tại SGDCK TP HCM, trên cơ sở đó sẽ tiến tới thống nhất 1 hệ thống chỉ số giao dịch.
Video đang HOT
Để bảo đảm bước đi phù hợp, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến TTCK, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu chỉnh lý toàn bộ các điều của Chương IV của dự thảo Luật, theo đó tại Điều 43 giao Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của SGDCK Việt Nam và việc thành lập công ty con của SGDCK Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Điều 46 giao Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức, phân công thực hiện các quyền, nghĩa vụ của SGDCK Việt Nam và công ty con trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đồng thời, tiếp thu, chỉnh lý các quy định liên quan tại các điều khoản khác của dự thảo Luật.
Trên cơ sở nguyên tắc này, dưới SGDCK Việt Nam – công ty mẹ sẽ tiếp tục duy trì 2 công ty con là 2 SGDCK sau khi đã được tổ chức, sắp xếp lại và có thể có công ty con khác để thực hiện các chức năng như phát hành Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, cung cấp dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ thông tin hoặc thực hiện chức năng khác cho mục đích hỗ trợ, phát triển thị trường. Khi điều kiện cho phép, Thủ tướng sẽ có thẩm quyền quyết định việc hình thành mô hình 01 SGDCK duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán như ý kiến ĐBQH đã nêu mà không phải sửa đổi Luật.
Về quy định xử phạt, trước ý kiến của các ĐBQH về việc phạt tiền cần tăng cường các chế tài xử phạt bổ sung mang tính răn đe hơn, UBTVQH cho rằng để tăng cường răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn TTCK, tại Điều 7 đã bổ sung các biện pháp mạnh như: cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn; cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK.
Trước ý kiến đề nghị bổ sung quy định chuyển tiếp cho các SGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán hiện nay để có thời gian sắp xếp, cơ cấu lại theo mô hình mới, UBTVQH đã bổ sung thêm khoản 6 vào Điều 135 về quy định chuyển tiếp với SGDCK Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là 2 doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của Luật này và các SGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán đã thành lập và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Về báo cáo tài chính (Điều 20), UBTVQH cũng chỉnh lý khoản 3 Điều 20 theo hướng luật hoá quy định tại Thông tư 162. Ngày 25/11/2019, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý nội dung này. Đến 9h30 ngày 26/11/2019, có 309 đại biểu Quốc hội gửi lại Phiếu, trong đó 306 Phiếu tán thành, chiếm 63,35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Về trách nhiệm liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng (Điều 23), UBTVQH cho biết việc xử lý vi phạm của tổ chức kiểm toán trong việc để xảy ra tình trạng báo cáo của các công ty không chính xác hoặc có những thông tin sai lệch sẽ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định tại Khoản 7 Điều 132 của dự thảo Luật. Ngoài ra, trách nhiệm của UBCKNN đã được quy định tại Khoản 1 Điều 132 của dự thảo Luật. Như vậy là đã có quy trách nhiệm để xử lý.
Mai An (T/h)
Theo Nguoiduatin.vn
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán ngày 27/11
Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ được thảo luận từ đầu kỳ họp trước khi được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày cuối cùng. Kỳ họp này Quốc hội xem xét, thông qua 13 dự án luật và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác. Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn, 9 trong số 28 ngày có phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Theo lịch trình dự kiến, kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV sẽ diễn ra trong vòng 28 ngày không kể ngày nghỉ, từ ngày 21/10 đến 27/11. Trong đó, Quốc hội dành ra 3 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại kỳ họp này, một số dự án luật cũng sẽ được Quốc hội xem xét thông qua. Trong đó, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ được đưa ra thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau vào sáng 22/10, sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án. Ngày 27/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án luật này.
Một phiên họp Quốc hội tại kỳ họp thứ 2. Ảnh minh họa: Quochoi.vn.
Các dự án luật khác như Luật Thư viện, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước... cũng sẽ được biểu quyết trong cùng ngày. Tổng cộng, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 13 dự án luật và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác.
Nghị quyết phê chuẩn dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và một loạt các nghị quyết khác cũng sẽ được phê chuẩn trong ngày 27/11.
Theo thông lệ của chương trình nghị sự kỳ họp cuối năm, Quốc hội chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật (17 ngày, chiếm tỉ lệ hơn 60% tổng thời gian của kỳ họp). Thời gian còn lại Quốc hội dành cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Sáng 25/11, Chính phủ sẽ trình bày đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Sau khi thảo luận, Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm bà Tiến bằng hình thức bỏ phiếu kín trong buổi chiều.
Trong kỳ họp sẽ có 9 ngày được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Nam Anh
Theo NDH
Quốc hội thông qua việc xóa gần 16.400 tỷ đồng nợ thuế Với trên 91% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xoá tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với người không còn khả năng nộp ngân sách. Trước đó, Chính phủ đề nghị được khoanh và không hồi tố với các khoản nợ phát sinh trước ngày 1/7/2020 và xoá số...