Số phận trái ngược của 3 nàng dâu hoàng tộc lên xe hoa cùng năm
Alexandra Manley, Marie-Chantal Miller và Alexandra Miller đều đính hôn với người thuộc hoàng tộc châu Âu năm 1995. Sau 25 năm, người đã ly dị, người vẫn hạnh phúc bên chồng con.
Alexandra Manley sinh ra và lớn lên ở Hong Kong. Cô từng học Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna ở Áo, du học Anh, Nhật Bản trước khi về Hong Kong làm việc trong lĩnh vực bán hàng, tiếp thị. Cô gặp Hoàng tử Joachim, con trai Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II, tại một bữa tiệc ở Hong Kong năm 1994. Chỉ một năm sau, cả hai tuyên bố đính hôn. Vào thời điểm đó, Joachim 25, còn Manley 30 tuổi.
Hôn lễ của Joachim và Manley diễn ra long trọng và được SCMP mô tả không khác gì “đám cưới cổ tích”. Gần 9.000 viên ngọc trai và 10.000 bông hoa được sử dụng để trang trí sân khấu. Cặp vợ chồng có 2 con trai, Hoàng tử Nikolai William Alexander Frederik sinh năm 1999 và Hoàng tử Felix Henrik Valdemar Christian sinh năm 2002. Tuy nhiên đến năm 2004, Joachim và Manley tuyên bố ly hôn.
Cựu công nương Manley nổi tiếng ở Đan Mạch và từng được mệnh danh là “Diana của phương Bắc”, nên thông tin ly hôn khiến nhiều người thất vọng. Năm 2007, Manley tái hôn với nhà làm phim người Đan Mạch Martin Jorgensen nhưng đã ly hôn sau 8 năm chung sống.
Marie-Chantal Miller, con gái của tỷ phú Robert Warren Miller, sinh ra ở London vào năm 1968 nhưng lớn lên chủ yếu ở Hong Kong. Năm 1995, Marie-Chantal đính hôn với Pavlos, Thái tử Hy Lạp, con trai của Quốc vương bị phế truất Constantine II và Nữ hoàng Đan Mạch Anne Marie.
Cặp vợ chồng có 5 người con: Công chúa Maria-Olympia sinh năm 1996, Hoàng tử Constantine-Alexios sinh năm 1998, Hoàng tử Archileas-Andreas sinh năm 2000, Hoàng tử Odysseus-Kimon sinh năm 2004 và Hoàng tử Aristidis-Stavros sinh năm 2008.
Mới đây, Công nương Marie-Chantal đăng ảnh chụp cùng chồng trên trang Instagram cá nhân để kỷ niệm 25 năm ngày cưới. Hôn nhân viên mãn của đôi vợ chồng hoàng gia nhận được nhiều bình luận ngưỡng mộ từ dân mạng.
Marie-Chantal là nhà thiết kế đồng thời là người sáng lập và giám đốc sáng tạo của Marie-Chantal, một thương hiệu quần áo trẻ em quốc tế ra đời năm 2000.
Alexandra Miller (bên phải) là em ruột của Công nương Marie-Chantal. Alexandra cũng kết hôn với một hoàng tử cùng năm với chị gái. Tháng 10/1995, Alexandra lên xe hoa với Hoàng tử Alexander von Furstenberg, con trai của nhà thiết kế thời trang Diana von Furstenberg và Hoàng tử Egon von Furstenberg thuộc dòng dõi hoàng gia có nguồn gốc miền nam nước Đức, bang Baden-Wurmern ngày nay.
Cặp vợ chồng có 2 con, Công chúa Talita Natasha sinh năm 1999 và Hoàng tử Tassilo Egon Maximillian sinh năm 2001. Tuy nhiên, họ đã ly dị vào năm 2002. Sau khi ly hôn, Alexandra chuyển đến Los Angeles và bắt đầu thiết kế nội thất. Năm 2015, cô tái hôn với kiến trúc sư Dax Miller và chung sống hạnh phúc đến hiện tại.
Jenni Võ - Từ một du học sinh ở Anh đột nhiên rẽ sang nghề báo chí, 12 năm chọn cuộc sống của một người phụ nữ và một người mẹ đầy khác biệt
Hiện chị Jenni đang là Nhà báo kiêm Giám đốc sản xuất của Tạp chí Nữ Doanh Nhân với hơn 12 năm theo nghề và ngày ngày vẫn giữ trọn niềm đam mê.
Video đang HOT
Nghề nhà báo là một nghề quen thuộc với xã hội hiện đại. Bất kể ở quốc gia nào thì nghề báo luôn tồn tại và phát triền mạnh mẽ từ khi báo in ra đời. Đây là một trong những nghề được xã hội tôn trọng vì nắm trong tay nhiều nguồn thông tin nhanh chóng để đưa đến công chúng đồng thời cũng mang rất nhiều rủi ro. Đặc biệt khi người phụ nữ theo nghề thì càng có nhiều khó khăn, khắc nghiệt hơn nhất là về mặt thời gian.
Có người đã sớm bỏ nghề cũng vì thường xuyên thức đêm thức hôm, áp lực bài vở, về các mối quan hệ ở bên ngoài có khi mang đến cho họ sự phiền phức không đáng có. Còn hàng tỷ vấn đề khác để có thể khẳng định những ai theo nghề, trụ được với nghề đều phải có một tinh thần thép, một ý chí cùng sự đam mê với nghề lớn đến khó có ngôn từ nào diễn tả được.
Và chị Jenni Võ - Nhà báo, kiêm Giám đốc sản xuất Tạp chí Nữ Doanh Nhân là một minh chứng cho điều đó khi chị đã cống hiến suốt hơn 12 năm với nghề, trải qua vô số thử thách và cả sự đánh đổi một cuộc sống khác biệt với số đông phụ nữ hay người vợ, người mẹ bình thường khác. Hơn hết, chị còn là người xây dựng thành công nhiều thông tin bổ ích dành cho phụ nữ tại Việt nam, là cầu nối để giới thiệu không ít những nhân vật phụ nữ thành đạt trong xã hội được công chúng biết đến.
Chào chị Jenni, rất cám ơn chị đã nhận lời phỏng vấn trong ngày đặc biệt - Ngày nhà báo 21/6. Chị có thể kể về cái duyên đem chị đến với công việc báo chí như thế nào không?
Chị đi du học ở Anh về ngành marketing và những năm đầu khi quay về Việt Nam cũng hoạt động trong ngành Truyền thông Quảng cáo. Như một cái duyên công việc đó cho chị có cơ hội làm việc với báo chí và cũng có tham gia cộng tác cho một số đầu báo. Từ đó trong lòng chị dần hình thành niềm yêu thích với công việc viết lách nhưng thật sự chưa bao giờ chị nghĩ đến mình sẽ chuyển hướng hẳn sang nghề làm báo. Sau đó, trong một dịp tình cờ gặp gỡ một số anh chị trong nghề, qua những câu chuyện chị chợt có khát vọng muốn xây dựng một hình ảnh mới hiện đại hơn cho những người nữ doanh nhân Việt Nam. Và cái duyên để chị trở thành giám đốc sản xuất của tạp chí "Nữ Doanh Nhân" bắt đầu từ đó đến nay đã 12 năm.
Là một người phụ nữ khi viết về phụ nữ - đặc biệt là đối tượng doanh nhân nữ thì có gì khác biệt so với nhiều loại hình báo chí khác như giải trí hay những lĩnh vực khác?
Khi xây dựng nội dung hướng đến đối tượng nữ doanh nhân, chị nghiên cứu thị trường báo chí lúc ấy và nhận ra rằng khi viết về doanh nhân hầu như tất cả mọi người đều sử dụng hình ảnh một nam doanh nhân nào đó để làm đại diện. Hay khi nhắc đến nữ doanh nhân, mọi người thường hay nghĩ rằng họ lớn tuổi, nghiêm khắc, xa cách... Trong khi đó, những người phụ nữ thành công hiện nay đã ngày càng trẻ hóa, không chỉ về độ tuổi mà còn về nhân sinh quan của họ đối với công việc và cuộc sống. Họ biết cân bằng hơn giữa cuộc sống và công việc, biết làm hết mình chơi hết sức, biết làm đẹp biết diện những bộ trang phục tôn vinh vóc dáng làn da...
Những điều đó cũng cố thêm quyết tâm của chị trong việc phải xây dựng nên một hình ảnh nữ doanh nhân Việt kiểu mới. Đó là những người phụ nữ của thế hệ hiện đại, vừa tinh tế, vừa năng động, vừa bản lĩnh bên cạnh vì có thể chu toàn được gia đình và chăm sóc bản thân.
Một số bản layout do chị Jenni và ekip thực hiện viết về những người phụ nữ thành công trong mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.
Sau hơn 12 năm trong nghề chị có rút ra nguyên tắc riêng trong công việc của mình không - đặc biệt trong một ngành quan trọng đối với xã hội hiện đại, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mọi người?
Nguyên tắc làm báo của chị là luôn cố gắng phản ánh đúng bản chất của sự vật sự việc. Một bài viết hay theo chị là có thể truyền tải được cho độc giả những cảm nhận một cách chân thực và thực tế nhất về nội dung nhưng theo cách viết của tác giả. Đặc biệt đối với phong cách viết báo lifestyle - báo về lối sống mà chị đang theo đuổi, chị còn muốn có thể truyền cảm hứng và những cảm xúc tích cực cho người đọc để họ có thêm động lực phát triển sự nghiệp, phấn đấu trong cuộc sống. Là người chuyên phụ trách các chuyên mục phỏng vấn nhân vật doanh nhân, chị luôn cố gắng khai thác những mặt tích cực và thực tế nhất mà mỗi nhân vật sở hữu để có thể đem đến một chân dung, một tấm gương chân thực gần gũi không tô vẽ để ai cũng có thể học hỏi, noi theo một cách nhiệt huyết nhất.
Những lần tác nghiệp, phỏng vấn các nhân vật cho bài viết của chị Jenni.
Nghe chị tâm sự quả thật đó là một công việc vô cùng thú vị vậy chị có gặp khó khăn gì khi làm nghề không? Phải chăng đây là một nghề chỉ vui cùng con chữ và gặp những người thú vị? Nghề báo đem lại gì cho cuộc sống của chị?
Tất nhiên ngành nào cũng có những áp lực và những khó khăn riêng. Nhưng chị đã quen với guồng công việc và luôn nhìn mọi hướng theo mặt tích cực. Ngoài những đêm thức trắng hoàn tất bản vở, kiểm duyệt layout, dàn trang cho kịp tiến độ in. Những ngày tất bật chạy xuyên các quận trong thành phố để lấy tin tức, phỏng vấn viết bài. Nhiều khi cũng rất vất vả để sản xuất ra một bài viết. Không chỉ đơn giản là ngồi ôm laptop viết bài, mà đó là một quá trình tìm hiểu về nhân vật hoặc ngành nghề, chủ đề sắp viết rất lâu trước khi bắt tay vào hoàn thành bài.
Dù có những khi tới deadline không có thời gian dành cho bản thân nhưng chị nghĩ nghề báo cho chị rất nhiều. Những gì chị đạt được nhiều hơn những gì chị đã mất và đó cũng là lý do chị gắn bó 12 năm qua.
Điều đạt được trước hết là nghề báo cho chị sự hiểu biết. Đặc điểm báo lifestyle - báo về lối sống cho chị cơ hội tiếp cận với mọi thông tin, từ kinh doanh, tài chính, bất động sản, khách sạn, nhà hàng, du lịch, làm đẹp, thời trang... Thêm vào đó chị được đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người thú vị, tài năng mở mang hiểu biết, nhận thức rõ những điều đáng trân trọng trong cuộc sống và công việc.
Điều thứ hai là nghề báo cho chị cơ hội được chia sẻ những hiểu biết đó cho rất nhiều người thông qua các bài viết của mình. Chị thấy mình sống có ích và cũng được góp phần vào cho cuộc sống tốt đẹp hơn của mọi người xung quanh nhờ vào những cảm hứng tích cực trong từng bài viết của mình.
Điều thứ ba mà chị trân quý nghề báo là nó giúp chị có phong cách sống năng động hơn, không ngại khó ngại khổ, đòi hỏi chị phải vận dụng đầu óc liên tục để đi kịp với tốc độ của thời đại thông tin 4.0. Cũng nhờ đó chị không thấy mình là lạc hậu, không thấy mình cũ kỹ trong thế giới liên tục thay đổi này.
Làm công việc này chị thường xuyên phải đi tham dự các sự kiện, gặp vô số người khác nhau trong nhiều lĩnh vực và đó cũng là một trong những điểm đặc biệt khiến chị không bao giờ thấy chán với nghề.
Bệnh nghề nghiệp của các nhà báo cũng là một vấn đề rất lớn điển hình như mắt mờ - đau lưng - cổ vai gáy - thoái hóa cột sống do ngồi nhiều - tiếp xúc máy tính nhiều, nhưng những điều tự hào khi làm báo là rất nhiều. Không những biết thông tin nhiều mà còn là biết mới. Khi mình nhận được thông tin mới và viết ra một bài viết thì là mình là người xây dựng xu hướng nữa. Là người tác động tích cực đến độc giả bằng những câu chuyện thật, người thật.
Hiện nay có rất nhiều thông tin được đưa ra trên các báo mỗi ngày vậy người viết cũng như người đọc làm thế nào để tránh những tin tức không đúng và mang tính tiêu cực?
Nhìn chung thị trường báo chí thì có nhiều loại, tạp chí in, báo in, báo mạng, báo chính thống, báo lá cải... như các thị trường khác. Mỗi loại hình báo chí đều có mặt ưu khuyết xét về nhiều khía cạnh. Là người đọc hay ngươi viết thì cũng nên tỉnh táo và chọn lấy giá trị của mình để tìm nguồn cung cấp thông tin phù hợp, có thể đem đến thái độ sống tích cực theo thời gian. Tuy nhiên, cho dù là loại hình báo chí gì, thì sự thật luôn là sự thật, nên người làm báo phải tôn trọng điều này để giữ đạo đức làm nghề.
Thế khi nghĩ đến giới trẻ - một thế hệ mới chắc chắn sẽ có nhiều người kế thừa công việc của chị trong tương lai chị có chia sẻ gì với họ về nghề?
Trong công việc quản lý của mình, chị quan trọng nhất là việc xây dựng đội ngũ kế thừa. Chị không ngại tuyển dụng các bạn sinh viên trẻ tuổi, mới tốt nghiệp và không hề có kinh nghiệm. Điều chị cần là thái độ nghiêm túc với nghề. Chuyên môn có thể đào tạo, nhưng thái độ không dễ rèn. Chỉ có như vậy các bạn mới có thể viết ra những bài viết mà trước tiên chính bạn phải cảm thấy tự hào trước khi truyền tải đến độc giả.
Nguyên tắc đào tạo của chị còn là không giấu nghề. Chị có thể chia sẻ tất cả những bí quyết trong nghề mà chị đã đúc kết cho các bạn trẻ, miễn là họ chịu nghe, chịu học hỏi và trân quý những kiến thức đó của mình. Chị nghĩ không chỉ nghề báo, nghề nào cũng vậy, mỗi thế hệ sau nếu được người đi trước hướng dẫn tận tình chẳng phải sẽ có nhiều nhân tài hơn và ngành nghề đó sẽ phát triển hơn, chưa kể còn giúp hình thành một cộng đồng đồng nghiệp tương hỗ nhau vững mạnh trong nghề. Chị chỉ mong thấy một thế hệ nhà báo trẻ, năng động, tràn đầy năng lượng tích cực, yêu nghề và có tư duy cầu tiến ở hiện tại và trong tương lai gần.
Là một người phụ nữ có vẻ ngoài tươi trẻ so với tuổi, chị Jenni cho biết luôn giữ gìn sự lạc quan yêu đời, tiếp xúc với những người có năng lượng tích cực.
Những bạn biên tập viên trẻ nên đi ra ngoài tiếp xúc nhiều nhân vật, nhiều ngành nghề để có thêm vốn sống và vốn viết cho mình. Nhiều bạn có thể viết từng câu văn rất hay, bay bổng, ví von nhưng khi ráp lại thành bài thì thiếu logic, thiếu mạch lạc, thiếu cảm xúc, thiếu điểm nhấn, không đọng lại được những đúc kết giá trị cho người đọc..., đó là một điều cần lưu ý thêm khi làm nghề viết. Nhà báo phải là người cung cấp thông tin nên sự súc tích dễ hiểu và tính chân thật rất quan trọng khi viết bài. Và một người viết bài phải là một người có tâm. Khi đi phỏng vấn hoặc viết bài về bất cứ nhân vật hay vấn đề nào cũng phải bỏ công sức ra tìm hiểu từ bản thân nhân vật, ngành nghề, vai trò của họ, những đặc thù, những số liệu liên quan... để có thể khai thác nội dung sâu sắc, đạt độ tin cậy cao.
Phụ nữ hiện đại - đặc biệt là nghề nhà báo có một nhịp sống rất nhanh trong cuộc sống mỗi ngày. Và là một người phụ nữ có gia đình thì mọi việc dường như rất quá tải vậy chị có chú trọng việc cân bằng - một xu hướng mà mọi người hay nhắc tới hiện nay?
Chị quan niệm chúng ta không nhất thiết phải chăm chăm để cân bằng được cuộc sống và công việc. Với chị, công việc cũng chính là một "thú vui" trong cuộc sống của mình. chị cố gắng không tách bạch công việc ra khỏi cuộc sống mặc dù luôn hạn chế đem công việc về nhà. Nhờ đó chị thường đối mặt với các vấn đề vướng mắc trong công việc một cách nhẹ nhàng hơn. Chị coi nó như là những điều đương nhiên của cuộc sống mà mình bắt buộc phải trải qua. Vì ai cũng phải đối diện với những trách nhiệm công việc và gia đình đâu chỉ phải riêng mình.
Ngoài giờ làm việc để cho mình thư giãn và thấy yêu đời hơn, sở thích của chị còn thích chụp ảnh flatlay - chụp cái món đồ nhỏ xinh như mỹ phẩm, trang sức trong nhà. Chị cũng thích làm đẹp, chăm sóc da, để mỗi ngày cảm thấy mình đẹp hơn. Những thú vui này cũng bắt nguồn từ công việc làm báo của chị. Chị thường xuyên làm việc với hình ảnh hay kiểm duyệt tin tức của ngành làm đẹp khiến chị có tình yêu với chúng lúc nào không hay.
Chị cũng thích dạy con học, tranh thủ về sớm một ngày nào đó để đón con về. Hai mẹ con cùng nắm tay nhau đi trên đường hỏi han về một ngày học của con thế nào.
Chị Jenni bên ông xã và cậu con trai của mình.
Ngoài ra vì là một người làm nghề báo, thường xuyên tiếp xúc với chữ nghĩa nên điều đầu tiên chị dạy con mình là bảng chữ cái và cách viết chữ. Chị rất chú trọng phát triển cho con về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói vì chị cho rằng một người có thể giao tiếp được trôi chảy sẽ có thể làm được rất nhiều việc khác.
Với chị, để công việc và cuộc sống có thể cân bằng và dung hòa với nhau, chị chọn tận hưởng từng khoảnh khắc trong công việc lẫn trong cuộc sống. Cho dù đó chỉ là khoảnh khắc đơn giản nhất như lúc đọc lại một bài viết mình vừa hoàn tất hay đi dự một sự kiện. Trong lúc đang bận tất bật, chị cũng luôn cố gắng tìm ra được những điều thú vị nhất trong các công việc đó để mà tận hưởng, để thấy rằng cho dù là việc nhỏ hay việc to, tất cả đều là những trải nghiệm đáng giá.
Cám ơn chị Jenni đã hé lộ những điều vô cùng thú vị về nghề báo. Mến chúc chị và các nhà báo luôn yêu nghề và đem những thông tin bổ ích đến với độc giả và xã hội.
Một số hình ảnh khác của chị Jenni Võ.
Ái nữ tỷ phú sòng bài Macau tự kiếm tiền, không muốn dựa hơi gia đình Hà Siêu Liên được đánh giá là một trong những người con ưu tú của tỷ phú Hà Hồng Sân khi không dựa hơi gia đình và thành công cả trong lĩnh vực thời trang lẫn kinh doanh ẩm thực. Hà Siêu Liên (Laurinda Ho, sinh năm 1991) là con gái của ông trùm sòng bạc Macau Hà Hồng Sân (Stanley Ho). Theo...