Số phận thăng trầm của các tài tử Việt nổi tiếng một thời
Từng làm mưa làm gió trên màn ảnh Việt nhưng cuộc đời thật của các tài tử không ai giống ai, người vinh quang, kẻ bạc mệnh.
1. Đơn Dương: Ngay sau vai diễn đầu tay trong phim Pho tượng, Đơn Dương với vẻ ngoài lịch lãm cùng đôi mắt ánh lên vẻ thông minh đã được nhiều đạo diễn chú ý và có cơ hội góp mặt ở các phim đình đám: Canh bạc, Ngõ đàn bà, Lời thề… Năm 2001, Đơn Dương nhận lời đảm nhận vai thiếu tá An trong phim Chúng tôi từng là lính cùng ngôi sao Hollywood Mel Gibson. Những tưởng đây sẽ là bước ngoặt lớn để Đơn Dương tiến xa hơn trong sự nghiệp. Tuy nhiên, phim lại có nhiều chi tiết sai lệch về cách mạng Việt Nam khiến tài tử bị lên án gay gắt.
Để trốn tránh dư luận, Đơn Dương chọn cách sang Mỹ và làm đám cưới lần 2 với bà Mỹ Hạnh, chủ thẩm mỹ viện Hạnh Phúc và là người có cổ phần lớn tại hãng sản xuất băng, đĩa Thúy Nga Paris. Trong 9 năm ở Mỹ, cuộc sống của Đơn Dương gặp rất nhiều khó khăn. Không việc làm, không nhà cửa, lại còn bị scandal dùng băng sex tống tiền bủa vây tứ phía. Có những lúc, vì quá tuyệt vọng Đơn Dương đã có ý định tự tử nhưng bất thành. Cuối năm 2011, nam diễn viên trút hơi thở cuối cùng ở Mỹ sau cơn tai biến mạch máu não.
2. Nguyễn Chánh Tín: Chiếc huy chương vàng tại Liên hoan ca nhạc học sinh toàn quốc đã giúp Nguyễn Chánh Tín từ một chàng trai vô danh trở thành một hiện tượng âm nhạc lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó, các phòng trà, tụ điểm ca hát phải bỏ ra mức thù lao rất lớn mới mời được ông xuất hiện.
Thành công trên lĩnh vực ca hát, Nguyễn Chánh Tín tiếp tục bến duyên với điện ảnh với bộ phim đầu tay Ván bài lật ngửa. Trong phim, Chánh Tín đảm nhận nhân vật đại tá Nguyễn Thành Luân – vai diễn này đã đưa ông từ một ca sĩ bỗng chốc vụt sáng với danh hiệu ngôi sao thực thụ của điện ảnh Việt, đồng thời mang đến cho ông giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc tại Liên Hoan phim Việt Nam 1983.
Sau này khi bước vào tuổi xế chiều, Chánh Tín thành lập công ty và tham gia sản xuất nhiều bộ phim như Chiếc mặt nạ da người, Bến sông trắng, Tóc ngắn, Dòng máu anh hùng… Hiện ông ở tuổi 63, đã đi qua khoảng thời gian huy hoàng trong nghiệp diễn và phải quay lại với việc ca hát để có tiền trả nợ ngân hàng nhưng hình ảnh về một “Đại tá Luân” đào hoa, phong nhã năm nào vẫn in đậm trong tâm trí nhiều khán giả.
3. Thương Tín: Không sai khi nói Thương Tín sinh ra để trở thành một tài tử diện ảnh. Ở ông toát ra một thần thái đặc biệt, khó lẫn vào đâu được. Nhắc đến Thương Tín khán giả sẽ nhớ ngay vai thiếu tá ác ôn Lưu Trọng Kỳ Vọng trongVán bài lật ngửa, tướng cướp Bạch Hải Đường lỳ lợm trong SBC, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng…
Thương Tín nổi tiếng khá sớm, 27 tuổi, ông từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là nghệ sĩ đóng nhiều phim nhất trong năm (12 phim). Tuy nhiên, hào quang đến quá nhanh khiến Thương Tín mắc phải nhiều sai lầm vào thời tuổi trẻ. Nam tài tử từng trượt dài trong ma túy, bị bắt vì tội đánh bạc, sa vào những cuộc chơi thâu đêm bên các bóng hồng. Thậm chí đã có lúc, Thương Tín từ bỏ nghiệp diễn, trở về quê và sống những chuỗi ngày cô đơn, mất phương hướng.
Ở tuổi lục tuần, Thương Tín tự thấy phải cám ơn cuộc đời, vì vào những ngày tháng đen tối nhất một người phụ nữ kém ông 20 tuổi đã đến và sinh cho ông một “thiên thần”. Cô con gái nhỏ và mái ấm gia đình ở tuổi xế chiều chính là động lực để Thương Tín trở về với nghiệp diễn, để mưu sinh, vun vén lo cho vợ con có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn.
Video đang HOT
4. Lý Hùng: Được mệnh danh là ngôi sao của dòng phim “mỳ ăn liền”, Lý Hùng với vẻ điển trai, lãng tử thường được “đo ni đóng giày” vào các vai “hoàng tử bạch mã”. Tuy nhiên, phải đến vai Phạm Công trong phim cổ trang Phạm Công – Cúc Hoa, Lý Hùng mới thực sự chiếm trọn được tình cảm của khán giả và trở thành chàng trai trong mộng của nhiều thiếu nữ.
Về sau khi dòng phim “mỳ ăn liền” thoái trào, Lý Hùng chuyển sang ca hát nhưng không được đánh giá cao. Ở tuổi 46, Lý Hùng thường xuyên xuất hiện trong những bộ phim truyền hình dài tập. Diễn xuất của anh trong các phim Dollar trắng, Tây sơn hào kiệt, Về đất Thăng Long… đều nhận được sự yêu mến và ủng hộ của khán giả.
5. Lê Công Tuấn Anh: Gương mặt hiền lành, thư sinh cùng ánh mắt đượm buồn đã tạo nên sức quyến rũ đặc biệt cho Lê Công Tuấn Anh. Vai diễn đầu tay trong phim Vị đắng tình yêu đã giúp Tuấn Anh vụt sáng trở thành thần tượng mới của giới trẻ thập niên 1990. Hàng loạt vai diễn sau đó của anh trong Tuổi thơ dữ dội, Em còn nhớ hay em đã quên, Anh chỉ có mình em, Sao Phượng còn buồn, Ngọt ngào và man trá… đều được khán giả nhiệt tình đón nhận.
Sớm thành công trong công việc nhưng Lê Công Tuấn Anh lại gặp phải nhiều trắc trở trên đường đời và đường tình. Tuấn Anh lớn lên với một tuổi thơ đầy cay đắng, sau khi ba mẹ ly dị anh sống với mẹ một thời gian thì bị bỏ rơi, để mưu sinh anh phải làm nhiều nghề từ bán báo, đánh giày, cho đến ăn xin.
Chuyện tình đẹp như mơ với người mẫu Minh Anh tưởng sẽ đền đáp cho những mất mát, ngờ đâu đến phút cuối lại “đường ai nấy đi”. Có lẽ chính những đau buồn trong tình cảm và nỗi cô đơn đã khiến tài tử chọn cách uống thuốc sốt rét để ra đi ở tuổi 29.
6. Lê Tuấn Anh: Vào những năm 1990, đã có biết bao cô gái phải ngiêng ngả trước vẻ hào hoa, pha chút phong trần, bụi bặm của Lê Tuấn Anh. Chính nhờ ngoại hình này mà anh thường xuyên đảm nhận các vai phản diện và đểu cáng, đến mức nhiều người đã gọi anh là “gã Sở Khanh” của màn ảnh Việt.
Dù sớm có được tiếng vang nhưng Lê Tuấn Anh lại quyết định rời khỏi làng điện ảnh để yên bề gia thất. Tuy nhiên cuộc hôn nhân đầu với ca sĩ Phương Thảo kéo dài không bao lâu thì chia tay, mãi nhiều về năm sau Lê Tuấn Anh mới tìm được mái ấm gia đình hạnh phúc cùng nghệ sĩ Hồng Vân. Hiện tại, anh dành toàn bộ thời gian để chăm lo cho gia đình và công việc kinh doanh.
7. Công Hậu: Nếu như các bạn diễn cùng lứa người thì bạc mệnh (Lê Công Tuấn Anh), kẻ thì rút khỏi phim ảnh (Lê Tuấn Anh, Diễm Hương) hoặc chọn cách lui về sau hậu trường (Việt Trinh) thì Công Hậu lại là người “nặng tình” nhiều nhất với nghề diễn, khi anh liên tục đóng phim suốt hơn 20 năm qua. Ông còn đăng ký học đạo diễn tại trường Sân khấu và Điện ảnh. Sau khi tốt nghiệp, năm 2012 Công Hậu cho ra mắt hai phim Giấc mộng giàu sang và Con đường giác ngộ.
Luôn tâm niệm giữ mình trước những cám dỗ của nghề, vì thế mà dù đã đóng phim hàng chục năm, Công Hậu chưa bao giờ vướng vào scandal. Ở tuổi ngũ tuần, ông vẫn lao động hết mình cùng các dự án phim ảnh mới. Với Công Hậu, may mắn nhất trong cuộc đời là có được một gia đình yên ấm và những đứa con ngoan.
8. Huỳnh Anh Tuấn: Sinh năm 1968 tại Vĩnh Long, năm 12 tuổi Huỳnh Anh Tuấn theo gia đình định cư ở Mỹ. Sau khi khi hoàn thành khóa học tại Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Minneapolis, anh quyết định trở về quê nhà, góp mặt trong phim truyện nhựa Em và Michael.
Sự xuất hiện của Huỳnh Anh Tuấn vào những năm 1990 đã mang lại “làn gió mới” cho nền điện ảnh Việt. Gương mặt nam tính giúp anh tạo được nét “duyên” với khán giả và bỗng chốc trở thành ngôi sao màn bạc với hàng trăm tập phim truyền hình lớn nhỏ.
Thành công trong công việc, Huỳnh Anh Tuấn còn có một gia đình yên ấm bên vợ hiền và 4 đứa con ngoan. Những lúc không đi đóng phim, Huỳnh Anh Tuấn thích đưa con đi học và phụ vợ chăm lo cho việc kinh doanh ở Vĩnh Long. Với anh cuôc sống bây giờ thật hoàn hảo vì anh vừa có thể sống được với nghề, vừa có thể chăm lo cho gia đình.
Theo Zing
Những phim học đường Việt Nam sống mãi với thời gian (Phần 1)
Cùng điểm lại những bộ phim Việt Nam nôi tiêng vê cuộc sống, tình yêu của học sinh, sinh viên, trong những ngày cuối năm học này.
Mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran ngoài phố cũng là lúc học sinh, sinh viên phải chia tay mái trường, thầy cô và bạn bè. Có người tạm chia tay lớp học để nghỉ hè, có người lại chính thức chia tay trường học để bắt đầu con đường mới, nhưng dù thế nào, ngày chia tay ấy vẫn đầy cảm xúc, có một chút tiếc nuối, một chút bâng khuâng. Vào mùa chia ly này, hãy cùng điểm lại những bộ phimViệt Nam nôi tiêng xoay quanh cuộc sống, tình yêu của học sinh, sinh viên:
Truyện Cổ Tích Cho Tuổi 17 (1988)
Truyện Cổ Tích Cho Tuổi 17 ra đời năm 1988 của đạo diễn Xuân Sơn, kịch bản Trịnh Thanh Nhã như một làn gió mát thổi vào điện ảnh Việt Nam. Phim là một trong những "viên gạch" đầu tiên thực sự làm về cuộc sống của học sinh, sinh viên. Phim về chiến tranh mà không có khói súng, chỉ có những trong sáng và lãng mạn của tình yêu.
Truyện Cổ Tích Cho Tuổi 17 xoay quanh tình cảm thuần khiết của một cô gái của tuổi 17 tên An (Lê Vi đóng) với những cánh thư đầy tình cảm cho Thái - một người lính chiến đấu ngoài mặt trận mà cô chưa từng gặp mặt. Bộ phim này là khởi đầu thành công của Lê Vi, sau bộ phim này, cô trở thành một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt. Truyện Cổ Tích Cho Tuổi 17cũng giành được nhiều giải thưởng quan trọng: Giải Bông sen vàng cùng 4 giải cá nhân cho Đạo diễn, Kịch bản, Quay phim, Họa sĩ tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.
Vi Đăng Tinh Yêu (1991)
Vị Đắng Tình Yêu được xem là một trong những bộ phim về đề tài sinh viên dễ thương nhất, hay nhất và chân thật nhất. Phim đạt doanh thu cao ngất ngưởng thời điểm lúc bấy giờ (khoảng 500 triệu).
Bộ phim kể về chuyện tình lãng mạn của Quang ( Lê Công Tuấn Anh) - một sinh viên y khoa nghèo và Phương (Thủy Tiên) - sinh viên nhạc viện. Tình yêu của họ bị ngăn cản bởi gia đình và chính người yêu hiện tại của Phương. Tai họa ập đến khi Phương phát hiện ra mình bị một mảnh đạn nhỏ găm vào đầu đã 20 năm. Quang luôn ở bên cạnh cô, giúp cô phẫu thuật. Sau này, anh ra chiến trường, để đến mười năm sau, khi Phương đã có gia đình hạnh phúc, anh vẫn yêu cô. Với kịch bản hay và diễn xuất xuất sắc của Lê Công Tuấn Anh trong vai Quang đông ki sốt, Vị Đắng Tình Yêu nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả.
Không chỉ thành công về mặt doanh thu, Vị Đắng Tình Yêu gặt hái rất nhiều giải thưởng nghệ thuật: Bông sen vàng cho đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất, phim hay nhất (Liên hoan phim Việt Nam 1993), Giải B Hội Điện ảnh Việt Nam (1993).
Vinh Biêt Mua He (1992)
Vĩnh Biệt Mùa Hè dựa trên tiểu thuyết Vĩnh Biệt Mùa Hè (nhà văn Nguyễn Đông Thức) của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Phim xoay quanh những bạn gái tên cùng bắt đầu bằng H ở một trường trung học.
Vĩnh Biệt Mùa Hè có sự tham gia của hai diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ: Việt Trinh trong vai Hằng và Lê Công Tuấn Anh trong vai Long. Hằng là lớp trưởng, cô nảy sinh tình cảm với thầy giáo chủ nhiệm mới, từ đó nảy sinh bao rắc rối. Còn Long là chàng trai nhà nghèo, cảm mến cô bạn tên Hạnh - cô con gái nhà giàu trong lớp. Vĩnh Biệt Mùa Hè với những câu chuyện của tuổi mới lớn chân thực và gần gũi đã chinh phục được nhiều người xem phim.
Nươc Măt Hoc Tro (1993)
Nước Mắt Học Trò xoay quanh những buồn vui của lứa tuổi học trò và cuộc sống nhiều ngang trái, vất vả của những người bạn sau khi rời ghế nhà trường. Đây là một trong những bộ phim thị trường để lại nhiều ấn tượng nhất.
Phim quy tụ dàn diễn viên toàn sao thời ấy với những cái tên như Lý Hùng, Diễm Hương, Mộng Vân... Ngay sau khi ra mắt, Nước Mắt Học Trò thu hút hàng triệu lượt khán giả theo dõi. Thành công ngoài mong đợi, nhà sản xuất tiếp tục đầu tử làm tập 2 và tập 3.
Lý Hùng
Năm 1993, với Nước Mắt Học Trò, đạo diễn Lý Sơn nhận giải đạo diễn được yêu thích (tiền thân của giải Mai Vàng).
TheoHàn Tiêu & Viêt Nư / Trí Thức Trẻ
Những cái tên làm nên hồn cốt phim cách mạng Việt Nam Phim cách mạng trải qua nhiều năm vẫn giữ vị trí khó thay thế trong lòng khán giả và gắn liền với tên tuổi nhiều nghệ sĩ tài hoa, danh tiếng. Hóa thân xuất sắc vào nhân vật Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang, NSND Lâm Tới trở thành tượng đài vĩnh cửu cho vẻ đẹp quả cảm, phúc hậu, yêu thương...