Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan

Theo dõi VGT trên

Những vụ đảo chính liên tục diễn ra ở châu Phi trong vòng 4 năm trở lại đây. Các quốc gia như Mali, Guinea, Burkina Faso, Gambia, São Tomé và Príncipe sau giai đoạn tạm yên ổn, bất ngờ đảo lộn khi quân đội của họ làm binh biến.

Sudan cũng không thoát khỏi số phận này. Vào năm 2019, quân đội Sudan nổi dậy lật đổ nhà độc tài Omar Al-Bashir.

Trong vòng 2 năm Sudan nằm dưới sự điều hành của một Hội đồng Dân sự – quân sự, quốc gia này đã chứng kiến cuộc đảo chính thất bại do các sĩ quan trung thành với chế độ cũ tiến hành. Thế rồi, đến tháng 10/2021, chính tướng Abdel Fattah Al-Burhan là lãnh đạo phe quân đội trong Hội đồng cai trị lại lật đổ Hội đồng.

Hiện nay tình hình ở Sudan đang hết sức hỗn loạn. Quân đội chính phủ của Al-Burhan đang giao tranh ác liệt với nhóm phiến quân RSF. RSF vốn là một đơn vị dân quân tuyển mộ từ các bộ lạc du mục người Arab. Dưới thời Omar Al-Bashir, RSF là “cánh tay đắc lực” của nhà độc tài trong cuộc nội chiến diễn ra ở Dafur vào năm 2003. Sau đó chỉ huy của RSF là tướng Mohamed Hamdan Dagalo cũng tham gia vào hội đồng dân sự – quân sự.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 1
Công dân châu Âu lên máy bay quân sự Pháp di tản khỏi Sudan.

Việc Abdel Fattah Al-Burhan tập trung quyền lực vào tay mình đã khiến rạn nứt xảy ra giữa ông ta và Dagalo, từ đó dẫn đến giao tranh giữa quân chính phủ và RSF. Chỉ có những người ở giữa – dân thường – là chịu thiệt trong cuộc tranh chấp này.

Ước tính đã có hơn 30.000 người tị nạn Sudan chạy sang các nước láng giềng. Còn những người nước ngoài ở Sudan thì sao?

Quân đội Chính phủ Sudan và RSF vào cuối tháng 3 đã 2 lần ký kết biên bản ngừng bắn nhân dịp ngày lễ Eid AlFitr. Cả 2 lần ngừng bắn đều thất bại chỉ sau vài giờ. Lệnh ngừng bắn mới nhất được ký vào ngày 27/4 vừa qua và có vẻ chắc chắn hơn những nỗ lực trước đó.

Một lý do buộc các bên tham chiến phải giữ bình tĩnh là vì không ai muốn chịu tai tiếng cản trở việc di tản của người nước ngoài và tiếp tế cho những người còn kẹt lại. Tận dụng việc ngừng bắn, các quốc gia đang đẩy mạnh việc di tản công dân của mình khỏi Sudan. Có thể kể đến việc New Dehli phái tàu viễn dương đón hơn 500 người Ấn Độ đang chờ ở cảng Sudan, hay Uganda tổ chức đoàn xe buýt đón 300 công dân của họ từ Sudan đến Ethiopia rồi sau đó bay về nước. Những chiến dịch di tản quy mô nhất vào thời điểm hiện tại đều do chính phủ các nước phương Tây tổ chức.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 2
Một sĩ quan quân đội và những người ủng hộ chính phủ của AbdeL FaTTah AL-Burhan.

Video đang HOT

Bộ binh và máy bay quân sự của Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan và Anh hiện đang có mặt ở những quốc gia láng giềng của Sudan để đưa công dân mình hồi hương an toàn. Việc sơ tán đang diễn ra hết sức chậm chạp vì các bên tham chiến đều nhắm vào hệ thống cơ sở hạ tầng.

Khi RSF mở đòn đánh phủ đầu vào quân chính phủ, trong số những mục tiêu của họ có sân bay quốc tế Khartoum cùng với 2 căn cứ không quân Merowe và El Obeid. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy gần chục chiếc máy bay tấn công Su-25 và máy bay trực thăng Mi-24 nằm bốc khói quanh đường băng ở El Obeid.

Chưa hết, ngoài những cuộc đọ súng, quân chính phủ và RSF còn liên tục nã pháo vào các sân bay. Vậy nên mới có chuyện 2 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 và phi cơ chở khách Airbus A330 được Hà Lan phái tới phải bay vòng nhiều tiếng đồng hồ trên không phận Sudan trước khi buộc phải đỗ xuống sân bay ở Jordan. 152 công dân Hà Lan sau đó phải đi tàu vượt Biển Đỏ để đến được Jordan rồi lên máy bay về nước. Pháp hiện giữ vai trò điều phối trong nỗ lực chung nhằm giải cứu công dân của các quốc gia châu Âu.

Bà Anne-Claire Legendre, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, phát biểu trên sóng truyền hình CNN: “Phía Pháp đã di tản được 500 người nước ngoài khỏi Sudan, trong đó gần 200 người là công dân 36 quốc gia khác. Số người này đang ở căn cứ quân sự của Pháp ở Djibouti để chờ máy bay về nước”.

Bà Anne-Claire cũng từ chối bình luận về thông tin một lính đặc nhiệm Pháp đã bị bắn trọng thương. Báo chí phương Tây trước đó đưa tin phía Sudan nổ súng vào đoàn nhân viên ngoại giao Pháp khi đó đang được lính đặc nhiệm hộ tống khỏi lãnh sự quán nước này. Trước đó đã có trường hợp nhà ngoại giao Mohamed Al-Gharawi bị bắn chết khi đang trên đường đến Đại sứ quán Ai Cập ở Sudan.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 3
Một trong số những sân bay quanh thủ đô KharToum bị tấn công.

Về phần mình, cả quân đội Chính phủ Sudan lẫn RSF từ chối trách nhiệm về vụ nổ súng và cáo buộc bên kia đã làm vậy. Ngoài đại sứ quán, một địa điểm khác tập trung nhiều người nước ngoài lánh nạn là các bệnh viện cũng đang bị đặt vào vòng nguy hiểm.

Bệnh viện Ibn Sina, Bệnh viện Al Moa’lem và Bệnh viện Đại học Y Khartoum trong thời gian gần đây liên tục phải hứng chịu những quả đạn cối. Trong các bệnh viện này ngoài người ngoại quốc lánh nạn còn có một lực lượng bác sĩ, y tá nước ngoài đông đảo làm công việc giảng dạy và điều trị từ thiện.

Một bác sĩ người Pháp làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới chia sẻ về điều anh ta làm khi quả đạn cối đầu tiên nổ: “Ai cũng la hét bảo chạy vào bệnh viện, nhưng rồi lại có người bảo trong bệnh viện không an toàn. Đám đông mất phương hướng chạy vòng vòng… Tôi bỏ chạy một mạch khỏi cổng bệnh viện mà không ngoái đầu lại. Lúc đấy tôi chỉ sợ sẽ bị giẫm đạp đến chết”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/4 vừa qua đã điều động tất cả các quân nhân của nước này đang đóng tại Sudan và những quốc gia láng giềng tham gia bảo vệ công dân của họ trên đường sơ sán. Mục tiêu của chiến dịch di tản là đưa được người Mỹ đến đại sứ quán của họ ở Khartoum, sau đó trực thăng sẽ đưa họ sang một quốc gia lân cận đủ an toàn để máy bay dân sự cất cánh như Djibouti. Nhân cơ hội này, phía RSF công khai tuyên bố các lực lượng của họ đã cộng tác chặt chẽ với quân đội Mỹ để hộ tống công dân nước ngoài đi di tản. Tuyên bố này đã sớm bị phía Mỹ bác đi.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bass phát biểu: “Hành động tỏ thái độ hợp tác duy nhất từ phía RSF là việc họ không nổ súng vào đoàn xe chở người Mỹ di tản”.

Những trường hợp trầy trật lắm mới thoái khỏi Sudan là còn may mắn. Còn có không ít công dân ngoại quốc còn đang mắc kẹt tại Sudan.

Cô Safia Mustafa sinh ra tại thành phố Ontario, Canada. Sau khi bố cô mất cách đây 2 năm, Safia chuyển về quê nội tại Khartoum nhằm chăm sóc người bà đã 90 tuổi. Safia chia sẻ trên Đài truyền hình CTV: “Bà tôi không có quốc tịch Canada nên không được đưa vào diện di tản. Tôi không thể bỏ lại bà một mình ở Sudan được… Tôi không dám đi ra ngoài nửa bước vì sợ đạn lạc. Hai nhà ở phía Bắc và phía Nam nhà tôi đều đã bị trúng đạn RPG, nhưng may là không có ai chết… Bây giờ chúng tôi sáng thì ngủ, còn đêm thì thức vì lúc nào cũng nghe thấy tiếng bom nổ, sợ chết khiếp đi được”.

Safia đã cân nhắc đến chuyện đưa bà nội đến bệnh viện để lánh nạn. Vấn đề nằm ở chỗ cô không tìm được ô tô để chở người bà đã yếu, mà có tìm được xe đi chăng nữa thì cũng không dám ra ngoài trong khi người ta đang đánh nhau trên đường. Đường phố ở thủ đô Khartoum đang trở thành “mạng nhện” chết người. Cả hai bên tham chiến đều cho rải mìn, đặt chốt gác vũ trang và bố trí lính bắn tỉa trên các tòa nhà cao tầng. Mặt khác các bệnh viện Sudan đều đang quá tải. Ở Khartoum có 79 bệnh viện nhưng chỉ có 22 cơ sở còn đang hoạt động.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 4
Cảnh tàn phá của chiến tranh đã trở thành chuyện thường ngày ở Sudan.

Bác sĩ Howeida Al-Hassan công tác tại Bệnh viện Alban Jadid trả lời phóng viên CNN: “Chúng tôi liên tục phải thực hiện mổ cho những nạn nhân trúng 3-4 phát đạn vào người. Một kíp trực mổ có thể phải làm việc khoảng 12 tiếng mới được nghỉ. Ai cũng kiệt sức và sợ hết sạch thiết bị y tế”.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế mới đây tuyên bố đã di tản được một số bác sĩ, y tá của họ từ Khartoum đến Kassala và Gedaref. Những vị chuyên gia này sẽ tiếp tục việc điều trị cho người Sudan. Một số khác sẽ được di chuyển bằng xe đến Ethiopia và Chad. Ủy ban cũng kêu gọi cả hai bên tham chiến tạo điều kiện để xe chở thiết bị y tế và nhu yếu phẩm đến được các bệnh viện trong vùng chiến sự.

Một trường hợp người nước ngoài khác đang mắc kẹt ở Sudan là nhà báo Mỹ Isma’il Kushkush. Từ hơn chục ngày nay nhà báo Isma’il ở tại một tòa chung cư mini gần dinh Tổng thống Sudan. Ở cùng với anh là 29 người khác, trong đó có trẻ em và người ngoại quốc. Isma’il miêu tả hoàn cảnh của mình qua tin nhắn gửi cho các đồng nghiệp: “Không có điện và nước đã 5 ngày nay. Mọi người không dám dùng chút nước còn lại trong bể chứa. Lương khô đã gần cạn. Không thể ra ngoài tiếp tế vì đánh nhau dữ dội ở dinh Tổng thống chỉ cách 2 tòa nhà”.

Giữa lúc khó khăn, người dân Khartoum tìm mọi cách để cầm cự qua ngày. Thực phẩm và nước uống được ưu tiên dành cho trẻ con và người già, còn máy phát điện chỉ chạy để phục vụ việc thông tin liên lạc. Những lúc thế này, các nhóm trên WhatsApp trở nên vô cùng quan trọng đối với người dân. Họ trao đổi đủ loại thông tin trên các nhóm này: Nơi nào có nước, nơi nào có điện, có xăng, có thuốc men, hay thậm chí là có tài xế sẵn sàng chở người di tản đến Ai Cập hay Ethiopia.

Bà Alicia Kearns, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện Anh mới đây đã lên sóng BBC để trả lời chất vấn: “Chúng ta đang có khoảng 3.000-4.000 người có quốc tịch Anh đang chờ để được di tản… Bộ Ngoại giao vẫn chưa học được bài học gì từ sự sụp đổ của Chính phủ Afghanistan cũ. Hiện nay không có đường dây liên lạc nào ổn định giữa đại sứ quán và các công dân Anh ở Sudan. Nhiều người bị mắc kẹt không khỏi có cảm giác rằng họ đang bị London bỏ mặc”.

Bà Alicia cũng chia sẻ một số câu truyện mà người Anh ở Sudan đã chia sẻ với bà: “Một người phụ nữ đang dự đám tang của người em họ thì phải bỏ chạy vì đạn pháo rơi vào nghĩa trang. Cô ấy và họ hàng trốn trong một cái huyệt mới đào gần 6 tiếng thì mới hết đạn pháo…

Một sinh viên cao học đang nghiên cứu tại Sudan kể với tôi rằng anh ấy đã phải ăn thịt chuột sau khi ký túc xá hết sạch thức ăn dự trữ”. Alicia Kearns kết thúc buổi phỏng vấn bằng lời hứa sẽ gây sức ép buộc Bộ Ngoại giao tiến hành khẩn trương việc thiếp lập liên lạc, tiếp tế và giải cứu các công dân Anh còn ở tại Sudan.

Cùng thời điểm đó, Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố đã điều động 1.700 binh lính Anh hỗ trợ quá trình sơ tán. Ông Sunak cũng cho biết mình mới có cuộc hội đàm qua điện thoại với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi về việc tạo ra một hành lang an toàn cho người nước ngoài di tản khỏi Sudan

Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi cần hỗ trợ nhân đạo

Khoảng 10 triệu trẻ em tại các nước Burkina Faso, Mali và Niger đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và cần đến hỗ trợ nhân đạo, trong bối cảnh bạo lực tại các nước này có xu hướng gia tăng.

Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi cần hỗ trợ nhân đạo - Hình 1
Một lớp học tại trại tị nạn ở Ouallam, Niger. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết con số này cao gấp đôi so với năm 2020, trong khi hơn 4 triệu trẻ em khác ở các nước láng giềng Tây Phi đang gặp nguy hiểm do ảnh hưởng từ xung đột giữa các nhóm vũ trang và lực lượng an ninh.

Giám đốc khu vực Tây và Trung Phi của UNICEF, bà Marie-Pierre Poirier, cho biết trẻ em sống tại các khu vực này đang bị cuốn vào vòng xoáy xung đột vũ trang khi trở thành nạn nhân trong các vụ đụng độ quân sự, thậm chí là mục tiêu của các nhóm vũ trang. Theo bà Poirier, năm 2022 ghi nhận tình trạng bạo lực nghiêm trọng đối với trẻ em khu vực trung tâm Sahel, theo đó kêu gọi các bên tham gia xung đột khẩn trương ngừng các cuộc tấn công vào trẻ em, cũng như trường học, trung tâm y tế và nhà ở.

UNICEF cho biết bạo lực đang lan rộng từ trung tâm Sahel đến các khu vực phía Bắc của Benin, Côte d'Ivoire, Ghana và Togo, là những cộng đồng ở vùng xa xôi - nơi trẻ em rất ít được tiếp cận với các dịch vụ và ít được bảo vệ.

UNICEF đã kêu gọi tài trợ 391 triệu USD nhằm hỗ trợ nhân đạo cho khu vực trung tâm Sahel, song đến nay chỉ huy động được 1/3 mức mà mục tiêu đề ra. Năm 2023, UNICEF đặt mục tiêu huy động 473,8 triệu USD cho kế hoạch ứng phó nhân đạo ở trung tâm Sahel và các quốc gia ven biển lân cận. Theo bà Poirier, đầu tư dài hạn cho khu vực này là cần thiết để chống lại khủng hoảng, thúc đẩy "sự gắn kết xã hội, phát triển bền vững và tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
06:59:40 17/01/2025
Chuyên gia nhận định UAE có thể tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông TrumpChuyên gia nhận định UAE có thể tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump
13:42:54 16/01/2025
Hơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los AngelesHơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los Angeles
06:28:27 17/01/2025

Tin đang nóng

Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"
21:27:21 17/01/2025
Điều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà NộiĐiều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà Nội
20:57:53 17/01/2025
Bí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờBí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờ
23:07:07 17/01/2025
Vụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòaVụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòa
21:52:39 17/01/2025
Nóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợNóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợ
23:45:51 17/01/2025
Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!
21:28:36 17/01/2025
Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9
21:14:51 17/01/2025
Tiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờTiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờ
22:53:09 17/01/2025

Tin mới nhất

10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

22:32:04 17/01/2025
Trong hơn 15 tháng, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã xảy ra hàng loạt biến cố lớn không chỉ ở Dải Gaza mà còn trên cả khu vực.
Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

22:23:55 17/01/2025
Theo ông Trump, thỏa thuận ngừng bắn trên chỉ có thể xảy ra nhờ thắng lợi lịch sử của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11.2023.
WHO cảnh báo về dịch bệnh Marburg

WHO cảnh báo về dịch bệnh Marburg

22:20:10 17/01/2025
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay dịch bệnh Marburg dường như đang bùng phát tại Tanzania, đồng thời cảnh báo nguy cơ lây lan ở quốc gia Đông Phi này và trong khu vực ở mức cao.
Hé lộ ưu tiên của chính quyền Trump 2.0

Hé lộ ưu tiên của chính quyền Trump 2.0

22:18:01 17/01/2025
Ứng viên cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới đã tiết lộ một số ưu tiên cần thực hiện sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles

'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles

22:10:13 17/01/2025
CNN ngày 15.1 đưa tin Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo về tình huống đặc biệt nguy hiểm tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California), do có khả năng xảy ra gió giật giữa giai đoạn cháy rừng.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.
Tăng cường giao lưu kết nối giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường giao lưu kết nối giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc

20:04:31 17/01/2025
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế địa lý và năng lực sản xuất của cả hai bên.
Tổng thống Zelensky thừa nhận thực tế 'phũ phàng' với tham vọng gia nhập NATO

Tổng thống Zelensky thừa nhận thực tế 'phũ phàng' với tham vọng gia nhập NATO

19:48:53 17/01/2025
Bốn quốc gia mà Tổng thống Zelensky nói tới bao gồm Mỹ, Hungary, Slovakia và Đức đều phản đối việc Ukraine gia nhập NATO vì nhiều lý do khác nhau.
Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi 'danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố'

Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi 'danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố'

19:46:33 17/01/2025
Đại hội đồng Liên hợp quốc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân Cuba, vì hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ và trên thế giới.
Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

19:39:43 17/01/2025
Ông Yoon đang bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ từ đêm 15/1, sau khi các điều tra viên bắt giữ ông tại nhà riêng và đưa ông đến văn phòng CIO ở Gwacheon, phía Nam thủ đô Seoul, để tiến hành hơn 10 giờ thẩm vấn.
Pakistan: Cựu Thủ tướng Imran Khan và vợ bị kết án tù trong vụ án tham nhũng

Pakistan: Cựu Thủ tướng Imran Khan và vợ bị kết án tù trong vụ án tham nhũng

18:47:06 17/01/2025
Sau khi bị kết án, ông Khan nhấn mạnh ông không có ý định thỏa hiệp hay tìm kiếm sự giảm nhẹ hình phạt. Bà Bushra Bibi, người vừa được tại ngoại, đã bị bắt ngay tại tòa sau khi bản án được công bố.
Ông Trump sẽ tiếp cận và có thể thay đổi quyền lực tổng thống như thế nào?

Ông Trump sẽ tiếp cận và có thể thay đổi quyền lực tổng thống như thế nào?

18:45:17 17/01/2025
Ông Trump từng làm dấy lên nhiều tranh cãi về thẩm quyền của tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên, và những tuyên bố của ông về quyền lực này tiếp tục khiến các chuyên gia phải lo ngại về những gì sẽ diễn ra trong 4 năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng

Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng

Sức khỏe

06:26:02 18/01/2025
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Chất này có rất nhiều trong khoai lang giúp duy trì thị lực tốt và tránh các bệnh như quáng gà.
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?

Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?

Sao việt

06:24:49 18/01/2025
Netizen phát hiện thời gian gần đây Phạm Hương ít nhắc về chồng. Trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua, Phạm Hương bị soi không mang nhẫn cưới, xuất hiện lẻ bóng
Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Ẩm thực

06:16:16 18/01/2025
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 cách làm món ăn ngon từ loại nguyên liệu rất rẻ tiền này để cải thiện làn da khô trong mùa đông nhé!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Phim châu á

06:03:06 18/01/2025
Trong số các phim Hàn sắp chiếu, có một tác phẩm rất đáng chú ý mang tên My dearest nemesis (tạm dịch: Kẻ thù không đội trời chung yêu dấu).
Một nam rapper Việt sở hữu bản hit khiến trưởng nhóm đại mỹ nhân mê tít, "bông hồng lai" Kpop cũng không ngoại lệ

Một nam rapper Việt sở hữu bản hit khiến trưởng nhóm đại mỹ nhân mê tít, "bông hồng lai" Kpop cũng không ngoại lệ

Nhạc việt

06:00:56 18/01/2025
Không Sao Cả tạo trend trên các ứng dụng video, được dàn idol Kpop hưởng ứng nhiệt tình, thậm chí còn leo lên top 1 nhạc viral của Spotify Hàn Quốc.
Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã hot rần rần: Remake từ bom tấn Trung, nữ chính xinh hơn cả bản gốc

Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã hot rần rần: Remake từ bom tấn Trung, nữ chính xinh hơn cả bản gốc

Phim việt

06:00:18 18/01/2025
Hiện tại chưa biết câu chuyện trong phim sẽ được triển khai theo hướng nào nhưng chỉ thông qua sự góp mặt của dàn cast kể trên, khán giả đã đặt kỳ vọng rất lớn vào Cha Tôi Người Ở Lại.
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"

"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"

Hậu trường phim

05:59:44 18/01/2025
Anh từng là cái tên lừng lẫy, khuynh đảo màn ảnh với loạt tác phẩm đình đám. Thế nhưng trong những năm gần đây, sức nóng của anh không còn được như xưa.
Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Sao thể thao

00:59:51 18/01/2025
Ole Gunnar Solskjaer sắp được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Besiktas - đội bóng giàu truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Besiktas hiện chưa có thuyền trưởng chính thức sau khi sa thải Giovanni van Bronckhorst hồi tháng trước.
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Lạ vui

00:59:26 18/01/2025
Trong lúc bất cẩn, cặp vợ chồng trẻ đã ném nhầm 230.000 Nhân dân tệ (gần 800 triệu đồng) tiền tiết kiệm vào túi giấy rồi vứt đi. Khi phát hiện ra, cả hai vội gọi người giúp tìm kiếm.
Động thái không ngờ của Triệu Vy giữa ồn ào dính vào đường dây buôn người sang Myanmar

Động thái không ngờ của Triệu Vy giữa ồn ào dính vào đường dây buôn người sang Myanmar

Sao châu á

23:40:07 17/01/2025
Người hâm mộ hoang mang khi Triệu Vy vướng vào scandal động trời. Tuy nhiên, thái độ của nữ diễn viên lại khiến nhiều người bất ngờ.
Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

23:37:06 17/01/2025
Cuộc chiến pháp lý giữa Justin Baldoni và Blake Lively xoay quanh vụ kiện quấy rối tình dục sau khi ra mắt phim It Ends With Us có diễn biến mới, khi mới đây cái tên Taylor Swift đã được nhắc đến.