Số phận những đứa trẻ Trung Quốc được đẻ thuê tại nước ngoài
Biên giới đóng cửa khiến nhiều trẻ Trung Quốc được sinh ra từ dịch vụ mang thai hộ mắc kẹt ở nước ngoài. Các bậc phụ huynh nóng ruột nhưng chỉ còn biết chờ đợi.
Zing trích dịch bài đăng trên Sixth Tone , đề cập đến câu chuyện các cặp vợ chồng Trung Quốc nhờ đến dịch vụ mang thai hộ ở nước ngoài để có con. Do dịch bệnh, nhiều trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa thể đoàn tụ với gia đình.
Khi Zeng Yaqin ( Quảng Châu, Trung Quốc) nhận được tin nhắn vào tháng 5 thông báo rằng con gái cô đã chào đời, cảm xúc của người mẹ này vừa vui mừng xen lẫn âu lo.
Đại dịch Covid-19 khi đó vẫn khiến cả thế giới chao đảo. Yaqin đang chôn chân ở quê nhà. Cách đó hơn 4.000 km ở Almaty (Kazakhstan), đứa con của cô vừa ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ.
Giống với Yaqin, hàng nghìn cha mẹ khác tại Trung Quốc cũng ở trong trạng thái thấp thỏm khi đứa trẻ còn đỏ hỏn vẫn đang mắc kẹt tại nước ngoài.
Không có bất kỳ số liệu chính thức nào về trẻ em Trung Quốc được sinh ra nhờ mang thai hộ đang bị mắc kẹt ở nước ngoài. Ảnh: Sixth Tone.
Trẻ sơ sinh bị chia cắt với cha mẹ vì dịch
Năm 2001, chính phủ Trung Quốc cấm mang thai hộ vì lo ngại các vấn đề đạo đức và pháp lý. Điều này đã tạo đà cho các dịch vụ hỗ trợ sinh sản ở nước ngoài nhắm vào bậc cha mẹ ở xứ tỷ dân.
Các cặp vợ chồng Trung Quốc có nhu cầu liên tục được mời chào kết nối với những người mang thai hộ khắp thế giới, trong đó tại Mỹ và Đông Âu là đông đảo nhất.
Không có số liệu cụ thể về số lượng cha mẹ tại nước này tìm đến dịch vụ đẻ thuê, song ước tính vấn đề vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người.
Năm 2017, Yaqin và chồng tìm đến dịch vụ môi giới mang thai hộ sau khi Yaqin biết cô mắc bệnh ở tử cung, cơ hội thụ thai bằng không. Hai vợ chồng đã cân nhắc việc tìm người đẻ thuê ở Mỹ, Nga, Ukraine và Georgia. Cuối cùng họ chọn Kazakhstan.
“Trước hết, dịch vụ này ở Kazakhstan hoàn toàn hợp pháp. Đất nước đó ổn định và có quan hệ tốt với Trung Quốc”, cô chia sẻ.
Video đang HOT
Nhiều bậc cha mẹ có trẻ sơ sinh đang mắc kẹt ở nước ngoài chỉ chờ đường bay mở cửa và xin được visa là lên đường đón con bất chấp rủi ro nhiễm bệnh vẫn còn. Ảnh: Insider .
Sau khi ký hợp đồng, cả hai bay đến Almaty vào tháng 7 năm ngoái, hoàn thành các bước cần thiết cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Hai vợ chồng quyết định chọn giới tính nữ cho đứa con tương lai, sau khi trả khoản phí 480.000 NDT (73.000 USD).
“Khi thai nhi ổn định trong cơ thể người mang thai hộ, tôi càng mong muốn được gặp con mình hơn”, cô nói. Giờ đây, mối liên hệ duy nhất của Yiqin với con gái là qua video và hình ảnh của đứa trẻ sơ sinh mà cô nhận được hàng ngày.
Công ty đã chuyển đứa trẻ đến một biệt thự ở ngoại ô Almaty cùng với 9 em bé người Trung Quốc khác ra đời theo cách tương tự và thuê 5 bảo mẫu địa phương chăm sóc chúng.
Chi phí chăm sóc trung bình vào khoảng 6.000 NDT/tháng, một khoản phí khá cao.
Vào thời điểm em bé lọt lòng, Trung Quốc vẫn đang ban bố lệnh hạn chế đi lại. Dù mong ngóng gặp con, người mẹ không còn cách nào khác ngoài chờ đợi.
Nửa năm sau, hai vợ chồng vẫn chưa thể gặp con. Sự lo lắng của người mẹ trẻ lên đến đỉnh điểm khi cô thường xuyên mất ngủ và rụng tóc.
“Tôi không thể tập trung vào bất cứ việc gì ngoại trừ nghiên cứu tình hình đại dịch. Nhưng những gì tôi đọc được chỉ càng gây bất an hơn”, cô nói.
Cô từng thấp thỏm hy vọng khi nghe tin Đại sứ quán Trung Quốc tại Kazakhstan sẽ nối lại các chuyến bay giữa hai nước. Tuy nhiên, phía lãnh sự quán Kazakhstan tại Thượng Hải xác nhận kế hoạch trên hiện vẫn đang bỏ ngỏ, ít nhất là đến hết năm nay.
Trung Quốc đã cấm tất cả hình thức mang thai hộ vào năm 2001 do lo ngại phụ nữ nghèo bị bóc lột. Ảnh: Stockbyte.
“Tôi không thể ngủ khi nghĩ về đứa con đang mắc kẹt”
Vì tình trạng hỗn loạn, một trại trẻ mồ côi ở Nga vô tình biến thành nơi chứa hàng chục trẻ sơ sinh Trung Quốc bị mắc kẹt. Dù một số quốc gia đã tạm thời nới lỏng việc đi lại, số lượng trẻ mới sinh chịu cảnh chia tách với gia đình vẫn lên đến hàng trăm và có thể là hàng nghìn.
Các nhóm trò chuyện bao gồm những phụ huynh âu lo đã được hình thành trên các ứng dụng WeChat và QQ. Nhiều thành viên cuống cuồng thu xếp đi đón con khi các quốc gia cấp lại visa, cho phép bay trở lại.
Wen Xiaoqi (32 tuổi) đến từ miền Nam Trung Quốc, đang chuẩn bị bay đến Ukraine. Con gái của cô sinh ra ở thủ đô Kyiv vào cuối tháng 10.
Chính phủ Ukraine đã hủy bỏ lệnh cấm tạm thời đối với du khách nước ngoài vào giữa tháng 6. Nước này miễn thị thực cho công dân Trung Quốc trong tối đa 30 ngày kể từ đầu tháng 8.
Xiaoqi hy vọng cô ấy có thể bay đến Ukraine vào tháng 12, thời điểm sớm nhất có thể trong bối cảnh này.
Một công ty có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến – nơi tuyên bố giúp khoảng 300 cặp vợ chồng tìm người đẻ thuê ở Ukraine mỗi năm – cho biết hàng chục khách hàng của họ đã bay đến quốc gia Đông Âu này kể từ tháng 7 để đón con. Trung bình, họ phải chờ 2 tháng để có thị thực.
Các quốc gia Đông Âu như Nga, Ukraine và Belarus là những điểm đến hàng đầu của các cặp vợ chồng Trung Quốc muốn tìm người mang thai hộ vì chi phí thấp hơn. Ảnh: The Guardian.
Con của cô đang được giữ tại bệnh viện ở Kyiv, được bảo mẫu địa phương chăm sóc với chi phí 70 USD mỗi ngày. Các bậc cha mẹ khác có con bị mắc kẹt ở Ukraine đã nói với cô rằng nếu không sớm đến đón, em bé có thể sẽ bị chuyển đến một trung tâm chăm sóc sau sinh khác với số tiền cần trả lên đến 15.000 NDT/tháng.
“Đối với tôi, chi phí bây giờ không phải là mối quan tâm lớn. Tôi chỉ nóng lòng được gặp con mình”, người mẹ nói.
Tuy nhiên, Wen lo lắng về tình hình dịch bệnh ở Ukraine. Hàng nghìn ca nhiễm mới đang được ghi nhận ở nước này mỗi ngày.
“Tôi không thể ngủ khi nghĩ về đứa con của mình đang ở đó. Chỉ những người có con bị kẹt ở nước ngoài mới dám lên các chuyến bay quốc tế vào lúc này. Chúng tôi đang mạo hiểm sức khỏe vì con cái”.
Liu Xian, đến từ tỉnh Sơn Tây, cũng đang chờ được cấp visa để đến Nga. Em bé của cô được sinh ra ở Moscow vào tháng 6.
Nga dần bắt đầu mở lại biên giới cho công dân nước ngoài vào cuối tháng 7. Các chuyến bay thẳng giữa nước này và Trung Quốc khởi động lại cùng tháng.
Cặp vợ chồng nước ngoài lần đầu gặp con tại khách sạn Venice, Ukraine. Ảnh: AFP .
Bất chấp tất cả biến động gần đây, người sáng lập họ Leng của TDE Overseas, công ty về mang thai hộ ở Moscow, vẫn khẳng định chỗ mình đang tiếp nhận các khách hàng Trung Quốc mới.
Trong khi đó, các dịch vụ mang thai hộ nước ngoài khác cho biết hoạt động kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng vì nhiều bậc cha mẹ chuyển sang thị trường chợ đen trong nước.
Qiu, quản lý của một đại lý có trụ sở tại Quảng Châu, cho biết hiện ông khuyến khích khách hàng của mình tìm người đẻ thuê trong nước, dù giá cả có đắt hơn.
Mặc dù mang thai hộ là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhiều nơi vẫn hình thành các giao dịch bí mật với bệnh viện địa phương. Nếu bại lộ, các công ty và bệnh viện liên quan sẽ bị phạt nặng còn bác sĩ có thể bị thu hồi giấy phép y tế.
Tuy nhiên, những đôi trả tiền cho dịch vụ như vậy hiếm khi bị phạt.
Các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc đến một số quốc gia hiện vẫn “đóng băng”. Bay nối chuyến là phương án duy nhất hiện giờ.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc không muốn làm cách này này vì tin rằng rủi ro nhiễm virus quá cao.
“Tất cả bậc cha mẹ đều đồng ý rằng chúng tôi sẽ không mạo hiểm sức khỏe của con mình vì thiếu các chuyến bay thẳng. Những gì có thể làm bây giờ chỉ là chờ đợi”, Zeng cho biết.
Ứng cử viên Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống ở Moldova
Hôm 15/11 tại Moldova đã diễn ra vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống. Theo kết quả kiểm phiếu, ứng viên Maia Sandu - cựu Thủ tướng, Chủ tịch Đảng đối lập thân Châu Âu "Hành động và đoàn kết" đang dẫn đầu.
Theo thông tin được công bố trên trang của Uỷ ban bầu cử Moldova, bà Maia Sandu đang chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống của đất nước, khi dành được 56,28% số phiếu bầu theo kết quả kiểm 100% số phiếu ở trong nước trong khi tỷ lệ phiếu bầu của ông Igor Dodon là 43,72%. Ở các điểm bầu cử ở nước ngoài, Uỷ ban bầu cử Trung ương chỉ còn kiểm phiếu ở Mỹ và Canada.
Theo luật của nước này, người chiến thắng là ứng cử viên dành được trên 50% số phiếu bầu. Trong vòng hai, không có ngưỡng về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu.
Bà Maia Sandu đang dành chiến thắng ở vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Moldova. Nguồn: Tass
Vòng hai cuộc bầu cử tổng thống ở Moldova có sự tham gia tranh cử của lãnh đạo Đảng hành động và đoàn kết, cựu Thủ tướng Maia Sandu và đương kim Tổng thống Igor Dodon. Việc bỏ phiếu đã kết thúc vào lúc 21h, giờ địa phương. Theo số liệu của Uỷ ban bầu cử Trung ương, tỷ lệ phiếu bầu đạt 52,76%./.
Quán ăn ở Bắc Kinh bỗng trở nên nổi tiếng vì từng được ông Biden ghé thăm Trong một chuyến công du tới Trung Quốc trên cương vị Phó Tổng thống, ông Biden cũng từng ghé qua một quán ăn lề đường ở thủ đô Bắc Kinh. Giống như cựu Tổng thống Mỹ Obama từng ăn bún chả ở phố Lê Văn Hưu trong một chuyến thăm Việt Nam năm 2016, hơn 9 năm về trước, trong một chuyến công...