Số phận những chiếc máy bay của đại gia Việt giờ ra sao?
Cho tới hiện tại Việt Nam có ba đại gia từng sở hữu máy bay riêng. Vậy hiện giờ số phận của những chiếc máy bay đó ra sao?
Beechcraft King Air350 của Bầu Đức
Sau 11 năm sử dụng và là đại gia Việt đầu tiên sở hữu máy bay, Bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) đã bán lại chiếc máy bay Beechcraft King Air350 cho Công ty Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines). Hiện tại chiếc máy bay đang làm thủ tục xin cấp Chứng chỉ Người khai thác tàu bay (AOC) để đưa vào khai thác thương mại.
Ông Đoàn Nguyên Đức (trái) bên chiếc máy bay King Air35 và phi công.
Bầu Đức đã chi khoảng 5 triệu USD để mua và vận hành chiếc máy bay King Air35. Chiếc máy bay này ban đầu được vận hành bởi phi công người nước ngoài, sau đó mới luân chuyển cho phi công người Việt. Thời điểm đó, bầu Đức là một trong những doanh nhân có số tài sản “khủng” nhất, là người đứng đầu trong top 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.
King Air350 là dòng máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005
Bầu Đức đã đánh tiếng bán chiếc máy bay riêng từ năm 2013, tuy nhiên giá bán của chiếc máy bay này tới nay vẫn chưa được tiết lộ.
Trực thăng EC 135P2i của ông Trần Đình Long
Sau hơn một năm sử dụng, chủ tịch tập đoàn Hoà Phát đã bán lại chiếc trực thăng thuộc mẫu EC 135P2i cho một công ty ở Hồng Kông.
Ông chủ của Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long là người thứ hai tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng, chiếc trực thăng 6 chỗ ngồi vào năm 2010. Tuy nhiên đây là loại máy bay tầm thấp nên mỗi chuyến bay sẽ phải được Bộ Quốc phòng chấp thuận.
Chiếc máy bay của ông chủ Hòa Phát tiêu tốn không nhiều nhiên liệu. Trong một ngày huấn luyện bay trên bầu trời, chiếc trực thăng này chỉ sử dụng khoảng 500-700 lít dầu JET-A1.
Dù hợp đồng mua máy bay do Tập đoàn Hòa Phát ký song người chi trả các khoản tiền mua, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sữa chữa… lại là cá nhân ông Trần Đình Long.
Video đang HOT
Tuy nhiên chỉ sau một năm sử dụng, đến cuối năm 2011, ông Trần Đình Long đã bán máy bay cho Công ty VinaCopter của Hồng Kông.
Chục chiếc máy bay của ông Cao Văn Sơn
Sau một lần đi du lịch nước ngoài, ông Cao Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Hành tinh xanh, đã nảy sinh ý định mua máy bay về để đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, ngay sau đó, một hợp đồng 10 chiếc máy bay cá nhân đã được đại gia này xúc tiến mua về. Những chiếc máy bay này đều là loại 2 chỗ ngồi, hai trong số đó do Cộng hòa Czech sản xuất, còn lại xuất xứ từ Mỹ. Trong số 10 máy bay được ông Sơn mua về, chiếc có giá thấp nhất 2 triệu USD và chiếc có giá cao nhất là 14 triệu USD. Mức giá này chưa tính thuế nhập khẩu, VAT…
Một trong những mấu máy bay siêu nhẹ được Công ty Hành tinh xanh nhập về Việt Nam. (Ảnh: Atecaircraft)
Đáng chú ý, 4 trong số 10 chiếc máy bay được đại gia này nhập về Việt Nam là máy bay hai chỗ nhưng mỗi chỗ đều có cần lái riêng. Hai người lái như nhau để nhằm mục đích đào tạo. Việc tổ chức đào tạo bay cũng sẽ do câu lạc bộ hàng không Việt Nam thực hiện. Hiện những chiếc máy bay này được bảo quản tại kho của Học viện hàng không Nha Trang.
Theo Gia An (Đời sống & Pháp lý)
Các đại gia giàu nhất Việt Nam lần lượt dắt nhau làm nông nghiệp
Các đại gia giàu nhất thị trường chứng khoán liên tục đổ tiền vào nông nghiệp nhằm tìm kiếm tăng trưởng. Điều này đã khiến sàn chứng khoán được xem như là một nông trường lớn.
Việc đầu tư vào nông nghiệp ở thời điểm cuối 2014 đầu 2015 được đánh giá thuận lợi như "diều gặp gió", khi áp lực từ các hiệp định thương mại đã thúc đẩy chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp ngày một lớn.
Nông nghiệp thời tỷ phú luôn có hai xu hướng chủ đạo chính là đầu tư cơ bản từ đầu và đi tắt thông qua M&A. Tuy nhiên, điểm chung nhất vẫn là bài toán tìm kiếm tăng trưởng của các đại gia này, khi lĩnh vực cốt lõi đã dần bão hòa.
Chuyện 5 năm của bầu Đức
Thời kỳ BĐS rơi vào khủng hoảng hơn 5 năm trước, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tuyên bố rút khỏi thị trường và đầu tư vào nông nghiệp, nhằm tìm kiếm mức tăng trưởng bền vững hơn.
Doanh nghiệp của bầu Đức được xem là ông lớn đầu tiên của sàn chứng khoán có những tuyên bố nghiêm túc với nông nghiệp.
Ngày HAGL tiến quân vào lĩnh vực nông nghiệp tìm tăng trưởng.
Hầu như các thông tin về việc đầu tư vào nông nghiệp của HAGL đều mang những giá trị tích cực, mà điểm sáng được chú ý chính là đàn bò.
Tuy nhiên, việc đổ vốn đến khoảng 18.000 tỷ đồng cùng một trải nghiệm 5 năm làm nông nghiệp của HAGL đã cho thấy làm nông nghiệp chuyên nghiệp trên quy mô lớn không hề đơn giản. Trong khoảng thời gian thực sự sống với nông nghiệp, HAGL cũng đã xoay vòng đủ cách để ổn định tình hình.
Mục tiêu đầu tiên với nông nghiệp của bầu Đức chính là cao su, bởi thời điểm đó giá cao su thiên nhiên đang ở đỉnh với 5.000 USD/tấn. Và sau 5 năm, khi cao su cho thu hoạch thì giá của nông sản được coi là vàng trắng này chỉ còn khoảng 1.500 USD/tấn, một sự sụt giảm dữ dội hơn cả giá dầu thô.
Giá thành đầu tư cho cao su của HAGL, như lời ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL chia sẻ, là 1.300 USD/tấn. .
Trong những năm tới, diện tích khai thác cao su của HAGL sẽ còn tăng mạnh trong khi giá cả nguyên liệu vẫn chưa biết chuyển biến theo hướng tích cực hay tiêu cực.
HAGL tiếp tục đầu tư qua mía đường, dầu cọ và nuôi bò. Và với đàn bò khoảng 90.000 con, đây được coi là nguồn thu chính hiện nay chứ không phải cao su, như mục tiêu ban đầu.
HAGL đã phải xoay chuyển liên tục, khi chuyên biệt hóa mảng nông nghiệp bằng một công ty mới, là Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).
Việc thành lập một công ty chuyên biệt để hoạt động trong lĩnh vực này cho thấy bầu Đức đang lấy nông nghiệp làm mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tỷ phú giàu nhất trồng rau, người giàu thứ 2 làm thức ăn gia súc
Tiếp sau HAGL, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tiến vào nông nghiệp khi xây dựng chuỗi khép kín trồng và tiêu thụ rau sạch. Tập đoàn này đầu tư vốn đến khoảng 2.000 tỷ đồng với tham vọng định vị lại thị trường rau sạch tại Việt Nam và hướng đến xuất khẩu.
Nông nghiệp công nghệ cao là mô hình nhiều tỷ phú hướng tới khi đổ vốn đầu tư. Ảnh: M.Anh
Trong đại hội cổ đông gần đây, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ: "Về lợi nhuận, chúng tôi đặt ra chỉ tiêu rằng: Chỉ sau khoảng 5 - 10 năm nữa, tỷ trọng lợi nhuận của BĐS trong tổng cơ cấu chỉ tầm dưới 50%, 50% còn lại sẽ đến từ các mảng hoạt động khác. Như vậy nông nghiệp sẽ là một trong những mảng để duy trì tăng trưởng".
Bầu Long - ông chủ Tập đoàn Hòa Phát cũng nhảy sang mảng nông nghiệp, chuẩn bị cho ra thị trường lô hàng thức ăn gia súc đầu tiên. Mục tiêu lãnh đạo tập đoàn này đặt ra trong 3 năm tới sẽ đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng/năm.
Theo đó, Hòa Phát đã dành 300 tỷ đồng thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên với công suất 300.000 tấn/năm.
Sau khi HAGL cầm cờ tiên phong, đã có hàng loạt doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán chuyển hướng vì "nghe có vẻ hợp lý".
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có bước tính toán hợp lý. Hiện nhiều doanh nghiệp đang ở thế dò dẫm tìm đường ra thị trường và đầu tư trong một canh bạc lớn.
Những cuộc đi tắt đón đầu
Đi sau, nhưng không chọn khai khẩn từ đầu như Hòa Phát, HAGL, Vingroup... vì rất mất thời gian, nhiều đại gia đã chọn "lối tắt", bằng cách M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực muốn nhắm tới. Với cách thức này, có công ty chỉ một bước từ vô danh nhảy lên ngôi đầu trong lĩnh vực mới.
Massan và Pan Pacific đang là đơn vị mở nhiều cuộc "vây ráp" nhất trong thời gian vừa qua, để tỏ rõ mục tiêu "bành trướng" trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khoảng 3 năm trở lại đây, Masan liên tục thực hiện các cuộc thâu tóm doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, để hoàn thiện chuỗi kinh doanh theo mô hình 3F (Feed: thức ăn chăn nuôi - Farm: nông trại - Food: thực phẩm). Sau thương vụ này, Massan nhanh chóng có được 15% thị phần thức ăn chăn nuôi.
Nếu Masan được coi là doanh nghiệp khai mở, thì Pan Pacific - Xuyên Thái Bình Dương là doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư vào ngành nông nghiệp, với việc đang sở hữu trên 57% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, hơn 22% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), 24% vốn tại Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An.
Trong khi đó, với mong muốn thống nhất "đế chế" thủy sản của mình, Hùng Vương đã mua lại hàng loạt công ty cùng ngành, như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre. Chiến lược này giúp công ty tăng doanh thu từ 4.700 tỷ đồng (năm 2010) lên hơn 15.000 tỷ đồng vào năm 2014.
Năm 2015, sau khi thâu tóm các công ty thủy sản nhưng chưa đem lại hiệu quả, Hùng Vương chuyển hướng sang nuôi heo, với việc công bố dự án có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Điều này bao gồm xây dựng 2 nhà máy thức ăn gia súc, gia cầm (tại Long An và Bình Định); hệ thống trang trại có quy mô 2.380 con heo giống cụ kỵ (tại Long An, An Giang, Bến Tre, Bình Định); nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y cùng các khâu hậu cần, logistics đi kèm. Đại gia này được cho là đang nuôi mộng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trước đó, thời điểm các công ty lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện cổ phần hóa, ông chủ điện máy Nguyễn Kim cũng thể hiện tham vọng lấn sân vào nông nghiệp. Từ một doanh nghiệp vô danh trong nông nghiệp, Nguyễn Kim nhanh chóng có vị thế khi lãnh đạo lần lượt tham gia vào hội đồng quản trị của Docimexco, Angimex, Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, Sài Gòn Lương thực.
Nhìn lại trải nghiệm nông nghiệp của rất nhiều nhân vật đình đám trên sàn chứng khoán, TS. Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ: "Điều này xuất phát từ tín hiệu thị trường. Nhưng họ đang 'đánh cược' thực sự vào nông nghiệp bằng số tiền đầu tư rất lớn. Điều này cũng cho thấy nhận thức về nông nghiệp đã thay đổi, mà hơn hết là một ngành tạo ra giá trị tăng trưởng tốt".
Theo Zing News
Choáng váng hồi môn khủng của con nhà đại gia Việt Những món của hồi môn khủng của con nhà đại gia Việt khiến mọi người choáng váng, dư luận xôn xao. Không ít lần dư luận choáng váng với những đám cưới của con nhà đại gia Việt cùng với của hồi môn khủng khiến mọi người giật mình. Gần đây nhất là chiếc vương niệm 2 tỷ đồng của cô dâu Minh...