Số phận những bản hợp đồng kỷ lục của Chelsea
Chelsea là một trong những đội bóng chịu chi nhất Premier League trong 2 thập niên trở lại đây. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chịu chi đó cũng đem lại thành công.
Roberto di Matteo (4.9 triệu bảng, chuyển đến Chelsea năm 1996): Chân sút người Italy nhanh chóng đền đáp lại số tiền kỷ lục mà Chelsea bỏ ra để chiêu mộ mình, bằng chức vô địch FA Cup 1997. Di Matteo chơi cho “The Blues” trong vài năm nữa trước khi giải nghệ ở tuổi 32. Sự nghiệp HLV của Di Matteo có thành tích nổi bật nhất là chức vô địch Champions League 2012 trong vai trò tạm quyền ở Chelsea.
Chris Sutton (10 triệu bảng, 1999): Sutton trở thành một trong những bản hợp đồng thất bại nhất lịch sử Premier League khi chuyển đến Chelsea từ Blackburn. Tuyển thủ người Anh ghi 1 bàn ở Premier League trong quãng thời gian khoác áo Chelsea. Anh sau đó bị bán tới Celtic với giá 6 triệu bảng.
Jimmy Floyd Hasselbaink (15 triệu bảng, 2000): Chỉ một năm sau Sutton, Chelsea tiếp tục tự phá kỷ lục chuyển nhượng của mình khi mua tiền đạo người Hà Lan. Hasselbaink đóng vai trò quan trọng giúp “The Blues” dự Champions League. Anh ghi 87 bàn trong 4 mùa chơi tại Stamford Bridge.
Damien Duff (17 triệu bảng, 2003): Cầu thủ chạy cánh người Ireland là hợp đồng lớn nhất trong kỳ chuyển nhượng đầu tiên của Chủ tịch Roman Abramovich. Duff khi đó có giá còn đắt hơn Claude Makelele và Hernan Crespo. Dưới thời Mourinho, Duff trở thành nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên đầu tiên của HLV người Bồ Đào Nha tại Chelsea.
Video đang HOT
Didier Drogba (24 triệu bảng, 2004): “Voi rừng” trở thành tượng đài trong lịch sử Chelsea khi đưa CLB này đạt đến giai đoạn thành công bậc nhất trong lịch sử. Cầu thủ người Bờ Biển Ngà kết thúc sự nghiệp cầu thủ tại Chelsea với hơn 150 bàn thắng, giúp “The Blues” vô địch Premier League và Champions League.
Michael Essien (24,4 triệu bảng, 2005): Chỉ sau một mùa giải chiêu mộ Drogba, Abramovich tiếp tục phá kỷ lục chuyển nhượng với tiền vệ người Ghana từ Lyon. Anh nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn thành công của Chelsea tại Premier League.
Andriy Shevchenko (30 triệu bảng, 2006): Bản hợp đồng Shevchenko từ AC Milan là một trong những thương vụ đình đám nhất thế giới thời điểm đó. Tuy nhiên, chân sút người Ukraine ghi 9 bàn thắng sau 2 mùa giải tại Chelsea và trở thành một trong những thương vụ thất bại nhất lịch sử Premier League.
Fernando Torres (50 triệu bảng, 2011): Tiền đạo người Tây Ban Nha khi đó là món hàng hot trên thị trường. Tuy nhiên, Torres chưa bao giờ thực sự đáp ứng được kỳ vọng tại Chelsea, cũng như thể hiện lại phong độ đỉnh cao như khi còn khoác áo Liverpool.
Alvaro Morata (58 triệu bảng, 2017): Sau Torres, Morata là tiền đạo người Tây Ban Nha khác đã phá kỷ lục chuyển nhượng của “The Blues”. Đi theo vết xe đổ của đàn anh, Morata gây thất vọng tại Stamford Bridge và gia nhập Atletico theo dạng cho mượn. CLB thành Madrid tuyên bố sẽ mua đứt cầu thủ kỳ chuyển nhượng mùa hè 2020.
Kepa (71 triệu bảng, 2018): Thủ môn người Tây Ban Nha vẫn đang là trụ cột của Chelsea. Thế nhưng, tới hiện tại anh vẫn không được coi là bản hợp đồng thành công của CLB thành London. Kepa dính rắc rối từ chối rời sân ở trận chung kết League Cup mùa 2019/20 và có giai đoạn bị đẩy lên băng ghế dự bị mùa vừa qua.
Chelsea, Man City và những đội bóng đổi đời nhờ thay chủ
Trước khi được đầu tư mạnh mẽ từ các ông chủ mới và thành công như hiện tại, Chelsea hay Man City đều là đội bóng hạng trung.
Trước năm 2003, Chelsea cũng có giai đoạn thành công với những cái tên như Gianfranco Zola, Roberto Di Matteo. Họ giành được một số danh hiệu là FA Cup, UEFA Cup, nhưng chưa bao giờ là đội bóng có thể cạnh tranh chức vô địch Premier League hay Champions League.
Năm 2003, tỷ phú người Nga Roman Abramovich mua lại Chelsea với giá 140 triệu bảng và bắt đầu đổ tiền vào thị trường chuyển nhượng để biến đội bóng này trở thành thế lực. Từ đó đến nay, "The Blues" giành được nhiều danh hiệu lớn như 5 Premier League, 1 Champions League và 2 Europa League.
Man City từng có sự phục vụ của chân sút hàng đầu nước Anh là Robbie Fowler trong giai đoạn 2003-2006. Tuy nhiên, lúc đó, họ vẫn là đội bóng tầm trung. Tại thành phố Manchester, người ta chỉ quan tâm đến Man United. Man City từng trải qua 13 năm không thắng trong các trận derby Manchester.
Năm 2008, tỷ phú Sheikh Mansour mua lại Man City với giá 200 triệu bảng. Ngay ở mùa đầu tiên tiếp quản, ông đem về hàng loạt ngôi sao như Robinho, Carlos Tevez, Yaya Toure. Tính đến nay, Man City đã bỏ ra hơn 1 tỷ bảng trên thị trường chuyển nhượng và thu về thành quả khá đáng kể, trong đó có 4 chức vô địch Premier League. Điều tiếc nuối duy nhất của Man City là họ chưa thể lên ngôi ở Champions League.
Leicester City từng là đội bóng xa lạ đối với nhiều người hâm mộ sống ngoài nước Anh. Họ từng không có bất cứ một ngôi sao nào trong đội hình. Cái tên dễ biết nhất chỉ có Robbie Savage, cầu thủ từng khoác áo Man United. Năm 2010, tỷ phú người Thái Vichai Srivaddhanaprabha mua lại Leicester với giá chỉ 39 triệu bảng. Lúc đó, đội bóng này còn thi đấu ở giải hạng Nhất.
Sau đó, ông đầu tư rất nhiều cho Leicester ở nhiều khoản như chuyển nhượng, xây sân vận động. Ở mùa giải 2015/16, Leicester gây tiếng vang lớn khi bất ngờ lên ngôi vô địch Premier League. Kể từ đó, họ luôn là đội bóng có lối chơi khó chịu. Mùa giải này, Leicester thi đấu khá tốt và đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng.
PSG từng được biết đến là nơi để những tài năng như Ronaldinho, Geogre Weah định hình tên tuổi ở châu Âu. Tuy nhiên, họ không phải là đội bóng hàng đầu nước Pháp như hiện tại.
Năm 2011, Qatar Sports Investment mua lại 70% cổ phần PSG và trả hết nợ cho đội bóng này với tổng giá trị khoảng 61 triệu bảng. Kể từ đó, PSG dần trở thành kẻ thống trị Ligue 1 với 6 chức vô địch, trong có có chuỗi 4 mùa vô địch liên tiếp. Giống với Man City, điều PSG chưa thể làm đó là giành được Champions League.
Nguyên Khang
Harry Kane có thể đến Man Utd với giá 310 triệu USD Do khó khăn tài chính từ việc xây sân mới và đại dịch, Tottenham có thể phải bán chân sút chủ lực Harry Kane để đổi lấy món tiền khoảng 310 triệu USD. Theo Sports Mail (Anh), bên cạnh 104 triệu USD chưa thanh toán hết trong các vụ mua sắm cầu thủ, Tottenham vẫn còn nợ khoảng 793 triệu USD từ dự...