Số phận đất ‘vàng’ cạnh Hồ Tây của UDIC sắp được định đoạt
Hà Nội yêu cầu lập phương án bồi thường GPMB làm cơ sở báo cáo Sở TN&MT, trình Thành phố thu hồi khu đất tại 282 Lạc Long Quân hiện đang được Tổng Công ty Đầu phát triển hạ tầng đô thị UDIC quản lý, sử dụng để xây dựng trường mầm non công lập.
Dân muốn trường học, DN muốn xây nhà để bán
Trong văn bản vừa được lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội gửi HĐND TP đã trả lời kiến nghị của cử tri quận Tây Hồ liên quan đến khu đất “vàng” tại địa chỉ ngõ 282 đường Lạc Long Quân.
Theo cử tri quận Tây Hồ, người dân hoan nghênh UBND Thành phố đã quan tâm chỉ đạo giải quyết nguyện vọng của cử tri phường Bưởi về việc dành khu đất tại 282 đường Lạc Long Quân để xây dựng trường mầm non công lập. Đồng thời, đề nghị UBND Thành phố sớm ban hành quyết định thu hồi và giao đất cho UBND quận Tây Hồ thực hiện xây dựng trường mầm non công lập đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Lý giải của UBND TP Hà Nội, ngày 07/02/2018 Thành phố có văn bản số 585 giao UBND quận Tây Hồ khẩn trương đầu tư xây dựng trường mầm non công lập tại ngõ 282 đường Lạc Long Quân bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.
Số phận đất &’vàng’ cạnh Hồ Tây của UDIC sắp được định đoạt.
Hàng chục năm nay người dân Phường Bưởi mong mỏi khu đất ngõ 282 Lạc Long Biên được thành phố cho xây dựng trường cạnh với khu vui chơi công cộng hiện nay. (Ảnh QĐ).
Để có cơ sở trình UBND TP thu hồi đất và giao đất cho UBND quận Tây Hồ thực hiện dự án xây dựng trường mầm non, Hà Nội yêu cầu UBND quận Tây Hồ, lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non tại 282 Lạc Long Quân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cập nhật vào danh mục các dự án thu hồi đất trình UBND Thành phố thông qua HĐND và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm quận Tây Hồ. Đồng thời, lập thẩm định phương án bồi thường GPMB làm cơ sở báo cáo Sở TN&MT trình Thành phố thu hồi đất theo quy định….
Khu đất tại ngõ 282 đường Lạc Long Quân (phường Bưởi, quận Tây Hồ), trước đây có diện tích khoảng 3.599m2, sau đó được chia thành 2 khu; Khu số 1 có diện tích gần 1.000m2 đã được đầu tư sân chơi thể thao, sân chơi trẻ em, cây xanh và bàn giao năm 2010 cho UBND phường Bưởi quản lý và sử dụng.
Khu đất số 2 còn lại với diện tích khoảng 2.600m2, hiện do Tổng Công ty Đầu phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đang quản lý, sử dụng theo Hợp đồng thuê đất hàng năm với Sở TN&MT.
Đây cũng là khu đất mà đông đảo nhân dân phường Bưởi cả chục năm nay kiến nghị các cấp để xây dựng trường mầm non cho con em trên địa bàn. Trong khi, doanh nghiệp thuê khu đất “vàng” này lại muốn chuyển đổi thành dự án BĐS lúc thì dự án nhà ở thấp tầng để kinh doanh, lúc thì đề nghị xây dự án khách sạn và dịch vụ thương mại….
Video đang HOT
Lòng vòng số phận của khu đất “vàng”
Khu đất “vàng” trên nằm tiếp giáp gần ngã ba giữa phố Trích Sài (đường ven Hồ Tây-PV) và ngõ 282 Lạc Long Quân. Với diện tích rộng gần 2.600 m2, có mặt tiền rộng hàng chục mét này bám sát mặt phố Trích Sài và nhìn thẳng ra mặt nước Hồ Tây rộng lớn nên khu đất này được giới đầu tư đánh giá không chỉ là đất “vàng” mà là đất “kim cương” tại một vị trí đắc địa có một không hai.
Theo Quy hoạch chi tiết quận Hồ Tây tỉ lệ 1/2000 được phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001, khu đất này được xác định nằm trong khu đất ký hiệu 37 là đất công cộng Thành phố.
Thế nhưng, từ nhiều năm nay, Hà Nội lại ký hợp đồng cho Tổng Công ty UDIC thuê với hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm đến khi Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch. Còn doanh nghiệp UDIC lại sử dụng khu đất này vào việc làm bãi để xe, nơi bảo dưỡng cho đội xe với những lều lán, xưởng sửa chữa và nơi rửa xe ô tô…, nhưng kỳ thực luôn tìm cách để chuyển đổi khu đất “vàng” thành dự án BĐS.
Nhiều năm nay, doanh nghiệp UDIC luôn tìm cách để chuyển đổi khu đất “vàng” thành dự án BĐS.
Đầu tiên, ngày 20/7/2007, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 82/2007/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất tại ô đất có chức năng cộng trong khu đất có ký hiệu 37 theo Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000.
Đến ngày 21/3/2008, Hà Nội có Quyết định số 1093/QĐ-UBND cho phép UDIC chuyển mục đích đất tại ngõ 282 Lạc Long Quân sang xây dựng nhà ở thấp tầng bán kinh doanh.
Ngay lập tức, các quyết định này vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía người dân phường Bưởi buộc Thanh tra TP Hà Nội đã phải vào cuộc kiểm tra tính pháp lý của việc lập và triển khai thực hiện dự án tổ hợp công trình công cộng phục vụ nhu cầu quận Tây Hồ kết hợp với công trình nhà ở thấp tầng do UDIC làm chủ đầu tư tại ngõ 282 Lạc Long Quân.
Trên cơ sở kiến nghị của đoàn thanh tra, ngày 15/11/2011, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5351 thu hồi quyết định ban hành trước đó.Tiếp đến, ngày 23/12/2011, Hà Nội đã có Quyết định số 5951/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định số 1093/QĐ-UBND cho phép UDIC chuyển mục đích đất tại ngõ 282 Lạc Long Quân sang xây dựng nhà ở thấp tầng bán kinh doanh.
Không dừng lại mục đích chuyển đổi khu đất “vàng” này, ngày 23/4/2012, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh lại có văn bản số 2958/UBND-TNMT về việc đầu tư xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc cho các đơn vị thuộc Tổng Công ty UDIC tại khu đất ngõ 282 Lạc Long Quân.
Trong khi trước đấy chỉ vài tuần, ngày 8/3/2012, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có Văn bản 685/VP-VHXH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP đồng ý chủ trương xây dựng trường mầm nọn tại khu đất ngõ 282 Lạc Long Quân, và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với các đơn vị liên quan đề xuất giải quyết.
Do “đá nhau” trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất “vàng”, nên ngày 5/4/2013, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 2462/QĐ-UBND cho UDIC thuê lại 2.600 m2 đất tại ngõ 282 Lạc Long Quân sử dụng tạm thời làm đội xe, bảo dưỡng xe theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.
Không dễ dàng rời bỏ lô đất “vàng” đã thuê được, thêm một lần nữa ngày 22/12/2015, UDIC có công văn số 1285/CV-TCT gửi Sở Quy hoạch- Kiến trúc đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất tại ngõ 282 Lạc Long Quân để nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn, và dịch vụ thương mại với quy mô công trình cao từ 3 đến 7 tầng trên tổng diện tích đất 2.599m2.
Ngày 22/1/2016, Sở này có Văn bản số 322/QHKT-TTQH (P2) do Phó Giám đốc Bùi Mạnh Tiến ký trả lời cho rằng việc UDIC đề xuất xây dựng mới công trình có chức năng khách sạn và dịch vụ thương mại tại khi đất nêu trên là chấp thuận được.
Đến đây dư luận đặt câu hỏi về số phận lòng vòng của khu đất “vàng”, đất “kim cương” này khi doanh nghiệp không bao giờ từ bỏ việc tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng thành các dự án BĐS, trong khi người dân thì mong mỏi thành trường học mầm non.
“Nhiều năm nay người dân, cử tri trên địa bàn phường Bưởi liên tục kiến nghị các kỳ tiếp xúc với đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, HĐND các cấp, cùng tiếng nói phản ánh của dư luận báo chí để khu đất trên được Thành phố chính thức sử dụng xây dựng trường mầm non công lập phục vụ con em trên địa bàn”, một cư dân khu dân cư 7, phường Bưởi nói.
Theo Đình Phong
Tiền phong
Tổng Bí thư: "Không ai dại dột ngây thơ giao đất cho nước ngoài!"
"Mong cử tri hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Ở đây là vì nước, vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Sáng 17/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông sau kỳ họp Quốc hội. Tại đây, Tổng Bí thư dành thời gian nói về sự việc ở một số địa bàn, đặc biệt là Bình Thuận xảy ra biểu tình liên quan đến dự Luật Đơn vị Hành chính kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng.
Tổng Bí thư cho biết, liên quan đến Luật đơn vị Hành chính kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng gần đây xảy ra chuyện biểu tình và lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, một số phần tử chống đối đã kích động gây rối. Đến nay, chúng ta đang tập trung khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm đối tượng cầm đầu, những kẻ chống đối.
"Hà Nội thì làm tốt, chỉ có một chút nhỏ lẻ. Nhưng đặc biệt ở Bình Thuận, tình hình rất nghiêm trọng", Tổng Bí thư nói.
Theo Tổng Bí thư, chúng ta có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng vì đây là vấn đề rất khó, mới, nhạy cảm, hệ trọng nên được làm rất thận trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân sau kỳ họp Quốc hội
"Có chủ trương rồi nhưng làm như thế nào cho hiệu quả. Liên quan đến quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, vừa phát huy được sức mạnh trong nước, ngoài nước, nhưng phải giữ được độc lập chủ quyền. Đây là chủ trương nhất quán", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay.
Tổng Bí thư cho biết, quá trình xây dựng luật được làm rất thận trọng, thảo luận qua mấy kỳ họp, thống nhất tương đối cao và cũng chuẩn bị được thông qua kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Tuy nhiên, nhưng có một số ý kiến đóng góp, Đảng, Nhà nước, Quốc hội nhận thấy phải lắng nghe, tiếp thu, bao giờ hoàn thiện thì mới thông qua.
"Chúng ta quyết định dừng lại để lắng nghe, có thêm thời gian để hoàn thiện từ chiều 8/6. Thế nhưng tại sao ngày 10 và 11 lại vẫn cứ đi biểu tình để phản đối việc ấy. Chứng tỏ có ý đồ khác", Tổng Bí thư nói thêm.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong luật chỉ có điểm nhận được nhiều ý kiến đóng góp là cho thuê đất 99 năm. Còn quy định hiện nay là không quá 70 năm.
"Nhưng vì đây đặc khu nên dự kiến ban đầu để khuyến khích thì không quá 99 năm nhưng qua bao nhiêu quy trình, Thủ tướng phê duyệt mới được làm. Lợi dụng điểm này để nói Trung Quốc vào 99 năm là mất nước, kích động đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước. Rõ ràng lòng yêu nước bị xâm hại, dẫn đến làm việc chống đối, phá hoại. Vừa rồi phải quyết tâm chấn chỉnh", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cho rằng, bản chất sâu xa của sự việc là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc khác và có bản tay phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.
"Mong cử tri hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì nước vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Qua sự việc, Tổng Bí thư cũng mong cử tri tỉnh táo phê phán, đập tán âm mưu phá hoại. "Phá hoại thì trước đây nhiều lần rồi, như 2001, 2004 xảy ra ở Tây nguyên, 2014 ở Mường Nhé. Lợi dụng biểu tình phá rối chính trị rất nguy hiểm", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói thêm.
Về những vấn đề được nêu ra liên quan đến Luật An ninh mạng, Tổng Bí thư cũng cho rằng có sự kích động.
Tổng Bí thư nói: "Trên thế giới, rất nhiều nước có luật này. Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, có nhiều lợi ích nhưng mặt khác quản lý rất khó. Từ đây, có kích động, biểu tình, gây rối, lật đổ chính quyền. Do đó, cần luật này bảo vệ chế độ này, không thể để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi. Chúng ta phải khai thác tối đa ưu thế của cách mạng công nghệ, lợi thì rất lợi, nhưng rất nguy hiểm nếu không cảnh giác. Phải có luật bảo vệ an ninh mạng, an ninh quốc gia và quyền công dân".
Tổng Bí thư cũng rất thẳng thắn chia sẻ rằng nội bộ có khuyết điểm thì sửa, không nuông chiều, che giấu tiêu cực, Tuy thế, lợi dụng để kích động, chống chế độ thì sẽ mất nước, mất chế độ.
"Hai luật này rất nhạy cảm. Luật An ninh mạng thông qua rồi, Luật Đặc khu thì tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, có lợi thì thông qua", Tổng Bí thư chốt lại.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội: Tòa nhà 16 tầng bị bỏ hoang trên đất vàng bên hồ Tây Tọa lạc ở vị trí đắc địa mặt đường Thanh Niên gần hồ Tây (Hà Nội), công trình tòa nhà bề thế 16 tầng đang xây dựng dở dang bị bỏ không nhiều năm nay. Tòa nhà gồm 16 tầng nổi và 3 tầng ngầm tọa lạc ngay đầu đường Thanh Niên - một vị trí đắc địa bên hồ Tây. Được biết,...