Số phận các thương hiệu xe sang sau khi bị thâu tóm
Điều gì sẽ xảy ra khi các nhà sản xuất xe hơi giá rẻ quyết định thêm vào danh mục sản phẩm của mình thương hiệu sang trọng?
Những người bạn đồng hành lạ lẫm
Thương hiệu xe hạng sang Anh quốc Aston Martin dường như vẫn lận đận trong việc tìm cho mình một người chủ sở hữu đích thực.
Sau nửa thập kỷ thuộc sở hữu của Investment Dar, Aston Martin lại bị công ty Kuwait rao bán và chủ nhân mới của Aston Martin có thể là Tập đoàn ôtô Mahindra & Mahindra của Ấn Độ.
Với việc liên tục thay đổi, những người đam mê xe Aston Martin chắc chắn không khỏi lo lắng về số phận của những chiếc xe mang thương hiệu Anh quốc trong tương lai.
Tata/Jaguar
Khi Tata mua lại Jaguar từ Ford năm 2008, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ai sẽ mua mẫu xe được sản xuất bởi đơn vị vốn chỉ nổi tiếng với chiếc xe rẻ nhất thế giới Nano.
Tuy nhiên, Tata đã gặt hái thành công ngoài mong đợi. Những mẫu xe thể thao như F-type đã ra mắt và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng. Hiện Jaguar đang có kế hoạch mở rộng tại những thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Nga và Nam Phi.
Tata/Land Rover
Tata hiện cũng đang thành công với Land Rover. Tata đã thành lập công ty liên doanh với Chery của Trung Quốc để sản xuất xe mang thương hiệu Land Rover dành cho thị trường châu Á đang tăng trưởng nhanh.
Video đang HOT
Tata cho biết hãng có kế hoạch đầu tư 12 tỷ USD vào Jaguar và Land Rover trong vòng 5 năm tới.
VW/Bugatti
Quyết định sở hữu Bugatti được thực hiện vào năm 1998. Những dòng siêu xe cực hiếm và được sản xuất với số lượng hạn chế của Bugatti luôn nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng.
Tuy nhiên, với Bugatti, VW không gặt hái thành công như mong đợi. Năm 2011, VW đã lỗ 7 triệu USD để phát triển mẫu Veyron đình đám.
VW/Lamborghini
VW may mắn khi sở hữu Lamborghini năm 1998 từ một tập đoàn đầu tư Malaysia. Nhà sản xuất này tiếp tục phát triển thiết kế truyền thống của Lambo nhưng sử dụng phụ tùng chất lượng và chi phí tiết kiệm từ Audi.
Doanh số năm 2011 của Lambo tăng 23%, đạt 1.602 xe, trong đó Aventador chính là nhân tố quan trọng nhất.
VW/Bentley
Cũng là một phần của tập đoàn VW từ năm 1998, nhà sản xuất xe siêu sang Bentley vẫn giữ gốc rễ Anh (xe được sản xuất tại xứ sở sương mù) nhưng dưới sự lãnh đạo của người Đức.
Bentley cũng rất thành công khi doanh số tăng 37% năm 2011. Những dòng xe như Continental GT hay Mulsanne được nhiều khách hàng ưa chuộng.
VW/Porsche
Thương hiệu Porsche đã chứng tỏ giá trị bền vững qua nhiều thập kỷ. Mặc dù bị thâu tóm bởi Volkswagen, nhưng Porsche luôn giữ được bản sắc và gặt hái thành công vang dội.
Như một phần của chiến lược tái cơ cấu, Ford đã bán Volvo cho nhà sản xuất Trung Quốc Geely vào năm 2010. Kể từ đó, niềm tự hào của Thụy Điển gần như biến mất khỏi cuộc cạnh tranh với các thương hiệu xe sang khác.
Những vấn đề chiến lược chính như làm thế nào để hấp dẫn khách hàng Trung Quốc với chi phí sản xuất cao đã khiến Volvo không thể lấy lại hình ảnh như xưa.
Alfa Romeo, nhà sản xuất xe thể thao và xe sang có tuổi đời 112 năm, đã trải qua một quãng đường dài trước khi trở thành một phần của tập đoàn Fiat năm 1986.
Một trong những chìa khóa cho tham vọng mở rộng của CEO Sergio Marchionne – sự trở lại của Alfa trên đất Mỹ – đã bị hoãn nhiều lần. Trong khi đó, những dự án tăng trưởng cũng phá sản do doanh số quá thấp. Theo tờ Automotive News, chủ tịch Ferdinand Piech của VW muốn đưa Alfa vào danh mục sản phẩm của mình nhưng đã bị từ chối.
GIA MINH
Theo Infonet
Hãng xe Ấn Độ muốn nắm 50% quyền kiểm soát Aston Martin
Công ty đầu tư Dar, chủ sở hữu của thương hiệu Aston Martin, vừa nhận được đề nghị từ phía quỹ đầu tư Investindustrial châu Âu và tập đoàn ô tô Mahindra & Mahindra của Ấn Độ về việc mua cổ phần để nắm 50% quyền kiểm soát Aston Martin.
Theo Bloomberg, đây là thông tin được tiết lộ từ 3 người trực tiếp liên quan đến sự việc này.
Công ty Dar cùng hai nhà đầu tư Cô-oét khác đang sở hữu thương hiệu Aston Martin của Anh có thể sẽ sớm chọn một đối tác để bán cổ phần, nguồn tin đề nghị giấu danh tính của Bloomberg cho biết. Việc bán cổ phần này là nhằm tăng vốn cho Aston Martin.
Investindustrial, một quỹ đầu tư châu Âu có trụ sở tại London, đã ra giá chưa đến 250 triệu bảng (401 triệu USD), còn nhà sản xuất ô tô Mahindra của Ấn Độ trả cao hơn.
Từ nhiều tháng nay, công ty Investment Dar đã nỗ lực tìm kiếm một nhà đầu tư cho Aston Martin để giải quyết vấn đề nợ nần.
Nhà đầu tư mới sẽ nắm quyền sở hữu 50% quyền bỏ phiếu và 40% cổ phần. Còn lại sẽ vẫn do Investment Dar, hai nhà đầu tư Cô-oét khác, và ban lãnh đạo Aston Martin nắm giữ.
Lãnh đạo Investindustrial và Aston Martin hiện chưa bình luận gì về các thông tin trên. Mahindra và Investment Dar cũng chưa trả lời báo chí về việc này.
Nguồn vốn đầu tư mới có thể sẽ giúp Aston Martin nâng sản lượng và cho ra đời những mẫu xe có thể cạnh tranh với thương hiệu Bentley của tập đoàn Volkswagen và Ferrari của Fiat. Hồi đầu năm nay, quỹ đầu tư Investindustrial đã bán thương hiệu mô-tô Ducati cho hãng Audi, thuộc tập đoàn Volkswagen.
Dù vẫn dùng động cơ của Ford, nhưng Aston Martin hiện không còn tận dụng được các nguồn lực khác của Ford sau khi thương hiệu này được bán cho nhóm các nhà đầu tư Cô-oét vào năm 2007, và đây hiện là thương hiệu xe sang tầm cỡ quốc tế duy nhất không thuộc một tập đoàn ô tô lớn.
Sự độc lập này có thể là một điểm bất lợi trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang phải nỗ lực phát triển công nghệ nhằm tăng hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cho xe. BMW đang triển khai kế hoạch đầu tư hơn 1 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong năm nay để phát triển động cơ hiệu suất cao hơn và phát triển xe ô tô chạy điện. Tổng số vốn đầu tư này lớn hơn nhiều so với mức doanh thu 507 triệu bảng (812 triệu USD) năm 2011 của Aston Martin.
Nhật Minh
Theo dân trí
Toyota sẽ chi 800 triệu USD mua Aston Martin? Dù đang gặp không ít khó khăn tại Trung Quốc nhưng không loại trừ khả năng Toyota sẽ chi ra khoảng 800 triệu USD để thâu tóm hãng xe Aston Martin trong tham vọng lấn sâu hơn vào thị trường xe thể thao. Theo Carscoop, Toyota đang nổi lên là một trong những khách hàng quan tâm nhất đến hãng siêu xe Aston...