Sở Nông nghiệp đề xuất cử 14 cán bộ đi nước ngoài học nuôi chim yến
Ngày 20/7, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu vừa trình UBND tỉnh này xin chủ trương cử cán bộ đi nước ngoài học nuôi chim yến.
Theo đó, Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu có tờ trình gửi UBND tỉnh này xin chủ trương cử cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến tại Malaysia.
Theo dự kiến, thành phần của đoàn có 14 cán bộ và 4 người là chủ các nhà yến (đi bằng kinh phí tự túc). Kế hoạch chuyến đi trong vòng 5 ngày để học cách quản lý, chế biến và kỹ thuật phát triển ngành nghề nuôi chim yến.
Một điểm nuôi chim yến ở Bạc Liêu. (Ảnh: CTV)
Trong khi đó, theo ghi nhận của PV, hiện nay, tại một số địa phương trong tỉnh Bạc Liêu có rất nhiều nơi nuôi chim yến tự phát. Việc này đã và đang gây nhiều bức xúc cho các hộ dân sống xung quanh.
Nhiều người nuôi chim yến lâu năm ở Bạc Liêu cho biết, nghề nuôi chim yến cần phải được đúc kết kinh nghiệm lâu dài, nên nói cán bộ đi học tập chỉ có vài ngày rồi về áp dụng cho địa phương là không mấy khả quan.
Theo Dantri
Cán bộ "du học" bằng tiền doanh nghiệp: Lộ rõ sự mưu cầu lợi ích!
Hiện nay tình trạng cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng việc ra nước ngoài học tập, trao đổi kinh nghiệm để đi du lịch, làm việc cá nhân khá phổ biến. Về vấn đề này, Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Ủy ban thường vụ Quốc hội Bùi Đức Thụ.
Video đang HOT
Phải rõ mục đích, hiệu quả mới cử đi nước ngoài
Thưa ông, về câu chuyện nhiều đoàn cán bộ công chức của nước ta thời gian gần đây ra nước ngoài dưới dánh nghĩa nghiên cứu, khảo sát, học tập, ông có nhận xét gì?
- Hiện tại ở nước ta, ngân sách nhà nước (NSNN)trong những năm gần đây hết sức khó khăn, bội chi cao, nợ công lớn, do vậy việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách đang là một vấn đề cấp bách mà đã được Quốc hội và Chính phủ ra nghị quyết và kiên quyết điều hành theo hướng đó.
Một trong những lĩnh vực tiết kiệm chi tiêu ngân sách là hạn chế những chi tiêu không cần thiết, không cấp bách, kém hiệu quả. Ví dụ như hạn chế các đoàn nghiên cứu khảo sát nước ngoài, chi phí cho lễ hội, khánh tiết, mua sắm xe ôtô công... Những dự án nào thực sự có hiệu quả thì mới tập trung bố trí ngân sách chi để đầu tư.
Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Ủy ban thường vụ Quốc hội Bùi Đức Thụ.
Về vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài, trước hết tôi phải nói rằng việc học tập đào tạo học hỏi kinh nghiệm của cán bộ công chức (CBCC) Việt Nam ở nước ngoài cũng là một nhu cầu cần thiết để tiếp cận với những thông tin hiện đại, tiếp cận kinh nghiệm quản lý điều hành đất nước, cũng như trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) của đất nước để phát triển. Đặc biệt trong điều kiện cách mạng 4.0 đang diễn ra hết sức nhanh và cần thiết.
Tuy nhiên, việc học tập kinh nghiệm của nước ngoài và tiếp cận thành tựu KHCN hiện đại thì bằng nhiều con đường, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay không phải nhất thiết phải ra nước ngoài mới học hỏi được.
Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết mới nên cử đoàn cán bộ đi học tập ở nước ngoài. Và để các đoàn đi nghiên cứu học tập thật sự hiệu quả, ngay từ đầu phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và phải xác định được chi phí để trên cơ sở đó tính toán tìm ra phương án hiệu quả nhất.
Trường hợp ở lại nghiên cứu trong nước khi sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép chúng ta làm được điều đó thì chúng ta cũng nên áp dụng. Còn chỉ nên nghiên cứu ở nước ngoài khi thực sự cần thiết, cấp bách; nhưng phải thực sự mang lại hiệu quả mới tổ chức. Theo tôi, cái gì cũng có cái giá của nó, không ai cho không ai cái gì cả!
Minh họa: Cận
Phải thận trọng, cảnh giác khiDN tài trợ
Ông có bình luận gì về thực trạng cán bộ công chức hiện nay đi nước ngoài học tập kinh nghiệm bằng nguồn kinh phí do các doanh nghiệp tài trợ?
- Vừa qua, việc nghiên cứu khảo sát ở nước ngoài của các đoàn cán bộ Nhà nước được sử dụng bằng nhiều nguồn khác nhau. Nguồn từ NSNN thì do Quốc hội ra nghị quyết, Chính phủ phê duyệt các bộ, ngành đi. Loại này đã giảm đi đáng kể nhưng tôi cho rằng vẫn ở mức cao. Mặt khác, cùng với tiền NSNN, cũng có tình trạng sử dụng tiền tài trợ của các doanh nghiệp (DN) để tổ chức cho các đoàn cán bộ công chức Việt Nam đi nghiên cứu khảo sát, tham quan ở nước ngoài.
Ở đây, chúng ta phải đặt dấu hỏi:Tại sao DN lại tài trợ cho các đoàn CBCC đi như này?
Theo đánh giá của cá nhân tôi, có thể chia ra làm mấy loại. Thứ nhất, mục đích tối thượng trong hoạt động của DN là tối đa hóa lợi nhuận, vì thế họ phải tính toán làm sao tiết giảm chi phí và có lợi nhuận cao nhất.Thế nên việc DN tối đa hóa lợi nhuận tài trợ cho các vấn đề như xóa đói giảm nghèo, thiên tai dịch bệnh là việc cần thiết. Nhưng tài trợ cho chính quyền, tài trợ cho CBCC... đi tham quan, học tập ở nước ngoài lại là một điều hoàn toàn khác.Chúng ta phải hết sức thận trọng, cảnh giác.
Bởi vì như chúng ta đã thấy, mục đích của DN là rất rõ.Nếu để tình trạng này diễn ra ồ ạt thì cần phải xem xét kỹ
Trong điều kiện anh mời các đoàn này đoàn kia để lợi dụng trình xin dự án, xin cơ chế này, chính sách kia, hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước tài chính công, tài sản công thì đó chính là lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu cầu lợi ích. Đối với DN chi phí đó thực chất là chi phí không trong sáng để đạt mục tiêu không trong sáng".
Ông Bùi ĐứcThụ- Phó trưởng Ban Công tác đại biểu
đằng sau sự hào phóng đó, mục đích, động cơ thực sự của DN là gì.Có phải là nguồn tài trợ vô tư không hay đơn thuần chỉ là nhằm tranh thủ để có những tác động vào những người có thể ra quyết sách gây tổn hại cho tài chính công, tài sản công nhưng lại đem lại lợi ích cho một nhóm người, hoặc cho chính DN đó? Chúng ta không cấm việc tài trợ của các DN nhưng phải định hướng khuyến khích những lĩnh vực yếu thế, những vấn đề mà xã hội đang ưu tiên hàng đầu mà Nhà nước chưa giải quyết được thì ta huy động xã hội hóatừ cộng đồng.
Còn việc DN tài trợ cho CBCC nhà nước thông qua hình thức đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài thì nhất định phải cẩn trọng, phải rõ động cơ đằng sau thì mới thực hiện. Và trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước đối với DN, tính công khai, minh bạch phải được ưu tiên hàng đầu để ngăn chặn việc lợi dụng hoặc làm phát sinh tiêu cực trong mối quan hệ này.
Vậy làm thế nào để việc tổ chức cho cán bộ công chức đi "du học" nước ngoài, dù bằng nguồn tiền nào cũng mang lại hiệu quả, nâng cao trình độ, thưa ông?
- DN mà mời cán bộ công chức nhà nước đi nước ngoài, cần phải xem ở mức độ nào và động cơ là gì. Bởi vì quan hệ giữa DN và CBCC nhà nước, ngoài quan hệ làm việc còn là quan hệ giữa người với người.Nếu như có mối quan hệ thân thiết, bạn bè tình nghĩa thì người ta vẫn có thể mời nhau đi du lịch. Đó là điều bình thường.
Nhưng nếu anh mời các đoàn này đoàn kia để lợi dụng trình xin dự án, xin cơ chế này, chính sách kia, hỗ trợ từ nguồn NSNN tài chính công, tài sản công thì đó là lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu cầu lợi ích. Đối với DN chi phí đó thực chất là chi phí không trong sáng để đạt được mục tiêu không trong sáng. Cái này cần phải ngăn chặn và xử lý nghiệm minh.
Vì thế, tôi cho rằng, hơn lúc nào hết để ngăn chặn những tiêu cực, những biểu hiện của việc lợi dụng tài chính công, tài sản công, công tác quản lý của chúng ta phải ngày càng minh bạch, công khai để không chỉ cơ quan nhà nước biết, quản lý mà đồng thời người dân, các DN, các tổ chức trong xã hội giám sát được.
Điều này cũng để đảm bảo công bằng xã hội, ngăn chặn những vi phạm pháp luật có thể nảy sinh.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cán bộ "du học" bằng tiền DN: Dễ là cái cớ cho tham nhũng, hối lộ Những ngày gần đây dư luận bất bình trước sự việc tỉnh Bình Thuận đồng ý cho hàng loạt cán bộ xuất ngoại, trong đó có cán bộ ngay trước thời điểm nghỉ hưu được xuất ngoại sang Đức theo tài trợ của doanh nghiệp (DN) để tham quan tiếp cận công nghệ 4.0 về xây dựng hạ tầng khu dân cư ven...