‘Số nhọ’ như Thu Quỳnh: Đóng phim nào cũng gặp nhà chồng thuộc hàng ‘cực phẩm’
Hết chồng vũ phu, mẹ chồng quá đáng rồi đến em chồng chua ngoa, Thu Quỳnh đang trở thành cô con dâu bất hạnh bậc nhất trên màn ảnh Việt.
Năm 2018, Thu Quỳnh trở thành một trong những ‘ác nữ’ đáng chú ý nhất trên màn ảnh nhỏ với vai diễn My Sói trong Quỳnh Búp Bê. My Sói là kiểu nhân vật nhìn thôi đã biết là phản diện, khuôn mặt góc cạnh, ánh nhìn sắc lẹm, thêm cái bĩu môi đầy khinh bỉ, ai nhìn My Sói cũng phải rợn cả tóc gáy. Đây là nhân vật phản diện thuần ác. Cái bóng của My Sói quá lớn đến mức khán giả ám ảnh.
Tuy nhiên, lội ngược dòng thời gian, khán giả sẽ thấy một Thu Quỳnh rất khác: hình ảnh cô con dâu đóng phim nào cũng gặp phải gia đình nhà chồng thuộc hàng ‘cực phẩm’, không phải bị em chồng xỉa xói thì cũng gặp trục trặc với mẹ chồng hoặc không tìm được tiếng nói chung với chồng.
Hết chồng vũ phu, mẹ chồng quá đáng rồi đến em chồng chua ngoa, Thu Quỳnh đang trở thành cô con dâu bất hạnh bậc nhất trên màn ảnh Việt.
Ngược chiều nước mắt: Bi kịch của người vợ hoàn hảo không tìm được tiếng nói chung với chồng
Trong Ngược chiều nước mắt, Thu Quỳnh vào vai Phương – con dâu cả trong gia đình bà Lâm (NSND Lan Hương). Bà Lâm là một người hết sức khó tính, luôn đay nghiến cô con dâu thứ hai là Mai ( Phương Oanh) vì có bầu nên phải ‘cưới chạy’ khi rồi lại để sảy thai nhưng hết sức yêu mến, nể trọng Phương.
Thành công trong sự nghiệp, có chỗ đứng trong xã hội, được gia đình nhà chồng nể trọng, tưởng chừng như Phương có một cuộc sống hoàn hảo. Nhưng nỗi đau của cô lại bắt nguồn từ việc không thể tìm được tiếng nói chung với chồng là Thành (Mạnh Trường).
Nhân vật Phương của Thu Quỳnh là người phụ nữ thành công trong sự nghiệp nhưng không có được cuộc hôn nhân hạnh phúc, dù nhìn từ bên ngoài nó rất hoàn hảo.
Phương là một người sắc sảo, độc lập và tự tin, sống trong gia đình nhà chồng nền nếp, gia giáo, chồng lại thành đạt, điềm đạm. Tưởng chừng như cuộc sống cho Phương tất cả nhưng bi kịch thực sự bùng nổ khi cô phát hiện chồng mình có mối quan hệ gian díu với em dâu. Cái tôi, lòng kiêu hãnh quá cao, những khúc mắc trong cuộc sống hàng ngày không được giải quyết khiến Phương quyết định ly hôn.
Nhìn bề ngoài, cuộc sống của Phương tưởng chừng hoàn hảo, nhưng đây là một nhân vật có chiều sâu với những khúc mắc khó thấy bằng mắt thường. Xinh đẹp, thành đạt là những đức tính khiến cô kiêu hãnh nhưng đây cũng chính là nguyên nhân lấy đi cuộc hôn nhân nhiều sóng ngầm bên trong. Như chính Thu Quỳnh chia sẻ, cuộc sống của Phương nhiều bi kịch bắt nguồn từ chính cái tôi quá lớn cộng với người chồng không hiểu mình, đến mức cô đành phải nuốt ngược nước mắt vào trong và luôn khao khát tự giải thoát cho mình.
Cô không tìm được tiếng nói chung với chồng khiến hạnh phúc ngày càng rạn nứt.
Sống chung với mẹ chồng: Trầm cảm vì tranh cãi với mẹ chồng
Trước khi làm chị em ruột trong Về nhà đi con, Thu Quỳnh và Bảo Thanh từng có dịp hợp tác chung trong Sống chung với mẹ chồng. Nếu Bảo Thanh hoá thân thành cô con dâu gặp phải mẹ chồng quá đáng thì nhân vật Trang của Thu Quỳnh lại gặp bi kịch từ sự yêu thương của mẹ chồng.
Trang vốn là trẻ mồ côi, không có cha mẹ bên cạnh. Hai vợ chồng Trang chắt bóp tiền bạc để mua một căn chung cư tại thành phố, đón mẹ chồng lên ở cùng. Mẹ chồng Trang là một phụ nữ nông thôn trọng truyền thống. Tuy yêu thương con trai, con dâu hết mực nhưng bà Điều vẫn gây khó chịu vì cách hành xử có phần cổ hủ.
Video đang HOT
Mẹ chồng Trang gây khó chịu vì cách hành xử có phần cổ hủ.
Khi con dâu ốm nghén, bà cứ suốt ngày phải ăn những món bổ dưỡng mà không cần quan tâm con dâu có thích hay không. Đến lúc con dâu sinh em bé rồi, bà lại bắt phải ăn móng heo, chân chó, chân dê suốt 6 tháng liền. Lý do bà Điều đưa ra là vì muốn con dâu có sữa cho em bé bú. Từ lúc mới biết tin Trang có bầu, bà Điều đã ép cô phải đi siêu âm để xem giới tính đứa bé là gì. Cái mong muốn có cháu trai nối dõi tông đường khiến bà Điều liên tục nói điều ‘khó chịu’. Mỗi lần trót nghe phải mẹ chồng nói, Trang đều giận điếng người và buông lời trách móc.
Mẹ chồng muốn có cháu trai, con dâu lại không thích đứa trẻ mình sinh ra phải mang áp lực giới tính. Cứ thế, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu lớn dần và bùng nổ. Chuyện con gái Trang bị bắt đi một phần cũng có lỗi của bà Điều. Chỉ bởi quá tin người nên bà Điều mới tạo điều kiện cho kẻ xấu bắt cháu mình đi. Nhìn cảnh Trang điên dại, gào lên bất lực khi con gái bị người phụ nữ lạ mặt đưa đi khiến khán giả không khỏi xót lòng. Dù có là cô con dâu chanh chua, đỏng đảnh đến mấy thì Trang vẫn nhận được sự đồng cảm, thương mến của khán giả, nhất là những người đã và đang làm dâu.
Nhìn hình ảnh Trang gào lên bất lực khi con gái bị người phụ nữ lạ mặt đưa đi khiến khán giả không khỏi xót lòng.
Về nhà đi con: Khốn khổ vì cô em chồng chanh chua cay nghiệt
Về nhà đi con hiện đang là một trong những bộ phim truyền hình được quan tâm nhất trên sóng VTV thời gian qua. Xét tổng thể các tuyến nhân vật, cô chị cả Thu Huệ (Thu Quỳnh thủ vai) xinh đẹp, đảm đang, hiền lành nhưng gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống hôn nhân nhận được nhiều tình cảm của khán giả. Trong số những đau khổ mà cô gặp phải trong chuyện gia đình có phần ‘đóng góp’ không nhỏ từ cô em chồng tên Liễu do diễn viên Thủy Tiên đảm nhiệm.
Đây hẳn là cô em chồng ác mộng của tất cả các bà chị dâu.
Trong phim, Liễu là em chồng và làm shipper cho quán của Huệ và vì là em chồng nên Liễu không coi Huệ là quản lý của mình. Cô thường xuyên có những lời lẽ xúc phạm, hành động hỗn láo với chị dâu. Bên cạnh đó, Liễu cũng bị ghét vì thường xuyên ăn vụng. Bị chị dâu nhắc nhở vì giao hàng thiếu, ăn vụng đồ của khách, Liễu gân cổ lên cãi. Nhân vật này cũng thường xuyên bênh vực anh trai, bất chấp việc Khải ham mê cờ bạc và từng khiến chị dâu sảy thai.
Liễu chính là minh chứng hùng hồn nhất cho câu ngạn ngữ ‘giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng’.
Đặc biệt Liễu có những phát ngôn bất hủ, khiến người xem ‘tức anh ách’ như ‘Sảy thì cũng sảy rồi, thích thì đẻ đứa khác. Mà không thích đẻ thì để anh tôi đi tìm thằng con trai’, ‘Đàn ông đi đâu chẳng lấy được vợ, đàn bà bỏ chồng thì vứt’, ‘Là vợ chứ là gì đâu mà coi như bà hoàng. Không nói được thì vả cho một cái’… Có thể nói, Liễu chính là minh chứng hùng hồn nhất cho câu ngạn ngữ ‘giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng’.
Theo tiin.vn
Bảo Hân của Về Nhà Đi Con: Đi đâu cũng bị bảo giống Tiên Tiên đến Tiên Cookie, tôi rất ghét bị so sánh!
"Bất cần" và "ngổ ngáo" là hai tính từ miêu tả rõ ràng nhất về vai Ánh Dương của Bảo Hân trong Về Nhà Đi Con. Đối mặt với việc hay bị bảo giống ca sĩ Tiên Tiên và Tiên Cookie, Hân chỉ biết nói: "Ừ thì tôi có gương mặt đại trà, được chưa".
Vốn chẳng có chút kinh nghiệm diễn xuất, chưa từng sở hữu một vai quần chúng, vậy mà cô nàng Bảo Hân đã táo bạo điền phiếu dự thi trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Để rồi giờ đây, chỉ với 10 tập đầu tiên của Về Nhà Đi Con, cô nàng thủ vai Ánh Dương đã ghi điểm với khán giả truyền hình Việt, tạo được dấu ấn mạnh không kém chị Huệ (Thu Quỳnh) và chị Thư (Bảo Thanh).
Nữ diễn viên Bảo Hân
Thủ khoa điểm chuyên môn Đại học Sân khấu Điện ảnh từng suýt khóc vì xem nhầm danh sách trượt
Đối với tôi, sự kiện trở thành thủ khoa phần thi chuyên môn vừa khiến tôi bất ngờ và tự hào về bản thân. Tôi bắt đầu tập tiểu phẩm của vòng sơ tuyển trong một tháng, những khi rảnh thì tập chứ không phải tập hoàn toàn trong một tháng. Tiểu phẩm là một tiết mục bi, được thể hiện với đầy niềm lạc quan và hài hước.
Đó là một nhân vật khá gai góc khi không có cả bố lẫn mẹ. Ngày sinh nhật mẹ, khi ấy cũng chính là ngày nhân vật đỗ đại học. Tôi đã diễn cảnh hát chúc mừng sinh nhật mẹ một mình với bánh, nến và di ảnh một cách khá vui vẻ. Có lẽ đó chính là cái ăn điểm của tôi, vì nhân vật càng vui thì mọi người lại càng buồn. Cuối tiểu phẩm, nhân vật đã tạm biệt mẹ để đi nhận kết quả thi đại học của mình theo lời thông báo từ đứa bạn.
Tại vòng sơ tuyển, tôi khá tự tin về cả diễn xuất lẫn nội dung kịch bản. Nhưng đến vòng chung tuyển, thấy được tài năng của các bạn, cộng với kinh nghiệm bằng không, bản thân bắt đầu đã có chút ngần ngại, thậm chí còn nghĩ sẽ buông vì lo lắng. Rồi sau này, khi nghĩ lại, tôi thấy mình như có duyên trời định với nghiệp diễn. Cái cách tôi nhận kết quả thi đại học cũng giống như từng dựng lên trong tiểu phẩm - đó là qua một người bạn. Nhưng nó éo le ở chỗ, thực ra tôi đã tự xem kết quả rồi, mà lỡ xem nhầm danh sách trượt và cứ nghĩ đấy là danh sách đỗ. Lúc nghĩ trượt rồi hẳn nhiên là buồn lắm, nhưng với người không có vốn liếng gì về diễn xuất thì tôi thấy không khó giải thích.
Đang rơm rớm thì bạn nhắn tin "Mày đỗ thủ khoa rồi đấy!". Tôi vô cùng bàng hoàng, còn cãi là "Tao xem danh sách, tao trượt cơ mà". Phải khi bạn chụp cho bảng thông báo, tôi mới ngớ người hoá ra lại còn có cả danh sách đỗ và danh sách trượt nữa.
Thực ra trước đây tôi rất thích hát, còn chuyện diễn xuất thì chắc nó ở sẵn trong máu rồi. Tôi không hề biết mình có khả năng diễn xuất, nhưng mà bảo thì tôi có thể làm được ngay. Kể cả việc thi vòng sơ tuyển và chung tuyển cũng vậy. Nó phần nào khẳng định hơn khả năng của tôi nữa.
Mặt khác, tôi cũng cảm thấy có hứng thú hơn với nghệ thuật chứ không giống các bạn học sinh cuối cấp khác. Lại có kinh nghiệm tổ chức một số chương trình nghệ thuật từ trước nên tôi liều lĩnh quyết định thi vào trường Sân khấu Điện ảnh, vừa thử sức, lại vừa dần dần để nghiệp diễn đi vào tim mình.
Người ta cũng hay bảo với tôi rằng "Là một diễn viên thì cần phải thăng hoa cảm xúc thì vai diễn mới ấn tượng", thế nên họ từng băn khoăn chuyện cô bé mới 19 tuổi nhận một vai chính không biết có quá sức không? Còn với cá nhân tôi, bản năng là một điều gì đó rất quan trọng. Từ bé đến giờ tôi đã là người có nhiều cảm xúc rồi sống kiểu suy nghĩ nhiều nên khi nào cần chỉ "moi" nó lên là được.
Tính từ lúc khởi điểm là người chỉ thích diễn xuất đến bây giờ, việc đi học với tôi không có gì khó khăn cả. Trong lớp các bạn rất yêu thương và hay bao che, các thầy cô cũng hiểu và luôn quan tâm theo cách đặc biệt mà tôi có thể nhìn thấy. Tôi cũng nghe mọi người kể nhiều giai thoại về lớp đại học đáng sợ nhưng cá nhân lại thấy lớp rất thú vị. Khi biết có buổi quan trọng thì các bạn luôn nhắc nhở nhau đi học đầy đủ để không ai phải học lại. Đó là điều khiến tôi yêu nhất ở lớp.
"Là người của công chúng, tôi có trách nhiệm phụng sự công chúng"
Khi được hỏi rằng bản thân đã có định hướng gì xa cho nghiệp diễn của mình chưa, rồi muốn tiếp tục trở thành "cô nàng ngổ ngáo" của màn ảnh Việt, hay sẽ có những cú lột xác, những lần chơi lớn trong tương lai thì tôi cũng không biết nên nói thế nào cho hợp lý. Tôi vẫn còn quá trẻ nên việc đầu tiên phải làm là hoàn thiện tròn vai Ánh Dương trước. Sau này thì cái gì đến nó sẽ đến. Tôi cho rằng mình hay bất cứ người diễn viên nào cũng khát khao là người có nhiều màu, có thể diễn được nhiều vai, được khán giả công nhận là một người "đa nhân cách".
Tôi còn muốn hóa thân vai "Diễm bánh bèo" của nghệ sĩ Vân Dung!
Rõ ràng, vai Ánh Dương rất được lòng khán giả, nhưng điều này không có nghĩa là giờ nổi lên vì tuyến vai "soái tỉ", nghĩa là cả đời sẽ đóng đinh bản thân vào kiểu vai như thế này. Nếu có cơ hội và có duyên, chắc chắn tôi sẽ thay đổi, thậm chí là vai dịu dàng nữ tính cũng chấp nhận bởi vì thay đổi là một cơ hội tốt. Mặt khác, có những tuyến vai dịu dàng, bánh bèo khiến bản thân thực sự bị thu hút, thậm chí muốn hoá thân vào, điển hình như vai Diễm của nghệ sĩ Vân Dung trong Ghét Thì Yêu Thôi. Đó là một vai rất thú vị, rất buồn cười và rất cuốn hút. Tôi thích đóng những vai vui tính hơn vì nó giống mình ở đời thực.
Tôi muốn mình sẽ dần dần chọn những vai mới mẻ để khán giả quen mình là Bảo Hân - một diễn viên tốt và linh hoạt, chứ không phải Ánh Dương hay bất cứ cái tên nào về sau. Với sự nghiệp diễn xuất, tôi dám thay đổi, nhưng thay đổi không phải để thoả mãn cái "tôi" của mình, mà vẫn đi theo thị hiếu của khán giả. Bởi vì là người của công chúng, tôi có trách nhiệm phụng sự công chúng. Dĩ nhiên, diễn xuất nói riêng hay làm nghệ thuật nói chung là để thoả mãn đam mê của mình, nhưng tôi vẫn phải quan tâm đến khán giả vì họ chính là người giúp tôi đi lên, để cho tôi được thăng hoa.
Đối với sự nghiệp xuất của mình, thứ đầu tiên mà tôi muốn đó là địa vị. Rõ ràng Về Nhà Đi Con sẽ không kéo dài mãi, đến một lúc nào đó nó sẽ phải kết thúc. Cái gì cũng sẽ chỉ có một thời nhất định. Nhưng nếu có chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả thì đó đã là bước khởi đầu tốt nhất của một diễn viên rồi! Sau địa vị mới là sự ghi nhận, và tôi xếp tiền bạc ở sau cùng. Dĩ nhiên sự ghi nhận cũng quan trọng, nhưng dễ dàng bị lãng quên bởi có thể là khán giả thích mình ở điểm này, nhưng lại không ưng mình ở điểm kia.
Thường bị bảo giống từ Tiên Tiên đến Tiên Cookie, nhưng tôi rất ghét bị so sánh
Có nhiều người từng nói vẻ ngoài của tôi có nét giống nghệ sĩ Tiên Tiên, lại có phần hao hao cả nghệ sĩ Tiên Cookie nữa. Mỗi lần bị nói thế, tôi thực sự rất ghét nhưng vẫn đùa: "Ừ thì tôi có gương mặt đại trà, được chưa".
Tôi sống rất thoải mái, ít khi chấp nhặt rồi giận dỗi. Nhưng bản thân lại không thích khi bị so sánh mình với bất kì một ai, cho dù đó là người nổi tiếng hay là người không nổi tiếng. Một người nghệ sĩ nói chung hay diễn viên nói riêng, thậm chí cả những người bình thường có cá tính đều sở hữu một cái tôi khá lớn. Tôi đồng ý là mọi người thấy giống, thế cũng được, nhưng đừng nói trước mặt là ổn.
Mặt khác, có thể mọi người thấy giống vì trước khi theo con đường diễn xuất thì tôi đã chọn ca hát. Bạn bè xung quanh có vẻ quen với dáng vẻ này rồi nên nói vậy. Nhưng sau cùng, vì muốn được diễn trước nên tôi đã tạm không theo con đường ca hát. Với cá nhân tôi, đi diễn rồi đi hát sẽ dễ dàng hơn chuyện đi hát rồi chuyển sang diễn. Mặt khác, khi càng lấn sâu hơn vào điện ảnh, tôi lại càng muốn mọi người nhắc đến mình với tư cách là một diễn viên tốt. Còn chuyện đàn hát hay bất cứ mảng miếng nào của nghệ thuật thì đó chỉ là một yếu tố để khán giả chú ý và yêu thích mình hơn thôi.
"Nếu đang chơi mà đứa bạn thân thích mình, tôi sẽ bỏ chạy"
Quay trở lại với vai diễn Ánh Dương của Về Nhà Đi Con, ban đầu nghe thông báo nhận vai tôi đã nghĩ đây là áp lực lớn. Bản thân mới chỉ là sinh viên năm nhất, lại không có kinh nghiệm gì về diễn xuất trước đó cả. Chính tôi còn không chắc chắn với bản thân có đủ khả năng để đóng một vai chính xuyên suốt như vậy không. Rồi cũng thi thoảng sợ mình rơi vào vòng nguy hiểm khi đóng với những tên tuổi lớn như bố Trung Anh, chị Quỳnh và chị Thanh.
Quan trọng hơn, tôi hiểu ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Một khi vai Ánh Dương trở nên hot, khán giả thậm chí sẽ quên tên thật, quên hết các vai diễn sau này mà chỉ gọi mình là Ánh Dương. Là người có cá tính mạnh và khát khao tạo dấu ấn trên màn ảnh, tôi có thể tạm thời coi đó là chuyện dễ cảm thông, nhưng sau này thì không. Chuyện chỉ được công nhận ở vai diễn đó sẽ kéo bản thân đứng im một chỗ mãi mãi mất!
Nhưng sau đấy thì tôi nhận ra đây chính là một cơ hội rất lớn, một bàn đạp tốt cho sự nghiệp của mình sau này. Đâu phải ai cũng may mắn nhận được vai chính như vậy, lại ngay vai diễn đầu đời chứ! Có những người đi diễn cả đời còn chưa được đảm nhiệm vai chính cơ mà.
"Hàn gắn quan hệ vì nghĩa vợ chồng là đánh giá thấp giá trị của mình, đồng thời tự rước hoạ vào thân"
So sánh bản thân với Ánh Dương, tôi công nhận ở khía cạnh sống tình cảm thì mình và nhân vật có nét tương đồng, còn lại thì không. Với tôi, cái vẻ trong nóng ngoài lạnh của Ánh Dương thực sự là lối sống không tốt. Nếu ở ngoài đời, chắc chắn sẽ chọn nói hết để bản thân đỡ nặng, đầu không phải suy nghĩ nhiều.
Tôi còn giống Ánh Dương ở một điểm, đó là nhất quyết không tha thứ cho những người bội bạc mình. Ánh Dương có lớn tiếng với chị Huệ (Thu Quỳnh) là: "Tha thứ cho một kẻ không ra gì là tột đỉnh của sự ngu dốt", chị Huệ có phản đối vì cho rằng tình nghĩa vợ chồng, chứ không đơn thuần là tình yêu nên cư xử vậy. Nhưng với cả Dương và tôi thì tha thứ hay hàn gắn mối quan hệ với những người như thế là đánh giá thấp giá trị của mình, đồng thời tự rước hoạ vào thân.
Còn hỏi về mối quan hệ khác gây chú ý trong Về Nhà Đi Con, đó là mối quan hệ của Bảo và Dương, tôi cảm thấy rất buồn cười. Bản thân tôi ngoài đời không "cứng" được như Dương để chơi tiếp với Bảo đâu! Nếu đang chơi mà đứa bạn thân thích mình, tôi sẽ bỏ chạy. Bởi vì khi xác định là tình bạn, nhưng đứa còn lại lại nghĩ là tình yêu, có nghĩa là suy nghĩ của cả hai đã không còn giống nhau nữa rồi. Tôi cho rằng cần ngăn cách nhau ra một thời gian để cả hai cùng về được một quỹ đạo như cũ, nếu không được thì thôi, chứ không nên ỡm ờ để người kia tiếp tục cố gắng.
Có vẻ Ánh Dương đã giúp Bảo Hân có những trải nghiệm đầu đời trong sự nghiệp diễn xuất thực sự tốt. Hy vọng trong những tập tiếp theo của Về Nhà Đi Con, Ánh Dương vẫn luôn giữ được sự yêu mến của khán giả và Bảo Hân cũng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong những bước đường sắp tới mà mình đã chọn.
Bộ phim Về Nhà Đi Con được phát sóng lúc 21h trên sóng VTV1 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Theo trí thức trẻ
Theo chân "Cuộc chiến trộm nhựa": Dàn diễn viên của Vũ trụ VTV đã nhập cuộc! Chiến dịch "WeDo - Cuộc chiến trộm nhựa" đang ngày một nóng hơn khi dàn diễn viên đình đám của Vũ trụ VTV đã xác nhận chính thức trở thành "những tên trộm". Những ngày qua, trên trang cá nhân của hàng loạt các diễn viên thuộc dạng hot nhất màn ảnh Việt đã đồng loạt đăng tải những bức thư Chiêu mộ...