Số người tử vong do tai nạn lao động chưa thống nhất
Nếu theo thống kê từ ngành y tế và cơ quan thống kê sinh – tử tại địa phương thì số người tử vong vì TNLĐ là hơn 2.000 người chứ không phải 1.000 người như các địa phương báo cáo mà Sở LĐTBXH các tỉnh gửi lên.
Tai nạn lao động vẫn nghiêm trọng
Ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) nhận định, tai nạn lao động (TNLĐ) ở một số ngành nghề vẫn còn cao. Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí luyện kim.
Dẫn đầu là ngành xây dựng, chiếm 15,79% tổng số vụ tai nạn và hơn 15% số người chết. Tiếp theo đó là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm hơn 10% tổng số vụ và hơn 10% số người chết. Xếp thứ 3 là lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm hơn 9% tổng số vụ…
Nhiều lao động tự do, làm việc thời vụ không được tập huấn về an toàn lao động. (Ảnh: Nguyệt Tạ)
Vào ngày 4.5 lễ phát động Tháng hành động về an toàn lao động năm 2019 tại Quảng Nam. Tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ đối thoại về an toàn lao động, vệ sinh lao động giữa các đơn vị doanh nghiệp, tập đoàn, người lao động; trong khuôn khổ của lễ phát động còn tổ chức thăm các gia đình có người bị tai nạn lao động; thực hiện thanh kiểm tra 27 doanh nghiệp và 30 hộ gia đình trong khu vực không có hợp đồng lao động trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh.
Tính trên cả nước, năm 2018, số người chết vì TNLĐ: 1.039 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động là 622 người (giảm 6,6% so với năm 2017); khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động có 417 người (tăng 59,16% so với năm 2017).
Ông Thắng nhận định: “Ngoài những nguyên nhân như chủ sử dụng không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn (chiếm hơn 24%); máy móc không đảm bảo an toàn… thì có một nguyên nhân chính tạo nên TNLĐ là do người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động, nhất là với những lao động thời vụ”.
Video đang HOT
Theo ông Thắng, các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, tới hơn 60 – 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, không được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm lao động.
Cũng vì vậy, rất nhiều người lao động chưa được tập huấn theo quy định, không nắm bắt nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, một số qua đào tạo nhưng chưa hiểu rõ về công tác an toàn vệ sinh lao động nên việc phòng ngừa TNLĐ chưa được quan tâm.
Số người tử vong do TNLĐ chưa thống nhất
Ông Hà Tất Thắng cho biết kể từ khi có văn bản yêu cầu thực hiện thống kê, khai báo TNLĐ, tình hình thống kê TNLĐ đã tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế, hiện nay việc thống kê mới dừng lại TNLĐ gây chết người, còn nhiều vụ TNLĐ có người bị thương nhưng chưa được thống kê đầy đủ.
Trách nhiệm thống kê thuộc cấp xã nhưng không phải xã nào cũng làm tốt công việc này. Theo báo cáo, năm 2017 chỉ có 41 tỉnh thống kê TNLĐ, năm 2018 đã có 52 tỉnh thống kê về các vụ TNLĐ trong đó có cả thống kê số vụ TNLĐ trong khu vực sản xuất phi chính thức.
Theo ông Thắng, số TNLĐ ở lĩnh vực không có quan hệ lao động (khu vực phi chính thức) năm nay cũng “nhảy vọt” phần nào là do công tác thống kê ở lĩnh vực này tốt hơn.
“Việc tăng số vụ TNLĐ ở khu vực không có quan hệ lao động không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Đây là cơ sở tốt để đơn vị quản lý Nhà nước hoạch định chính sách, nhằm can thiệp, giảm thiểu TNLĐ trong khu vực này” – ông Thắng nói.
Ngoài những con số thống kê từ chính quyền cấp xã, qua Sở LĐTBXH, Cục An toàn lao động còn thống kê các con số TNLĐ qua bệnh viện, báo cáo tử tuất… Thực tế con số thống kê từ ngành y tế lại cho thấy có sự chênh lệch lớn. Nếu theo thống kê từ ngành y tế và cơ quan thống kê sinh – tử tại địa phương thì số người tử vong vì TNLĐ là hơn 2.000 người chứ không phải 1.000 người như các địa phương báo cáo mà Sở LĐTBXH các tỉnh gửi lên.
Đại diện Cục An toàn lao động cũng cho biết, hiện nay khó khăn là người lao động ở khu vực ngoài quan hệ lao động không được hỗ trợ đóng BHXH. Kể cả có đóng BHXH tự nguyện thì cũng không được hỗ trợ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Vì vậy, khi tai nạn lao động xảy ra họ đã bị bỏ mặc.
Theo Danviet
Vụ sập tường 6 người chết: Nguyên nhân có thể từ sai thiết kế
Liên quan đến vụ tai nạn lao động (TNLĐ) sập tường công trình tại tỉnh Vĩnh Long khiến 6 người chết, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng cần rà soát lại công tác thẩm định thiết kế, cấp giấy chứng nhận hành nghề cá nhân, đơn vị thi công.
Rà soát lại công tác thẩm định thiết kế
Hàng năm, tai nạn lao động không chỉ tăng về số vụ, mà số người chết cũng tăng theo, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng với nhiều vụ nghiêm trọng nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2017, cả nước xảy ra tổng số 8.956 vụ tai nạn lao động, làm chết 928 người... Riêng, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã để xảy ra trên 9.000 vụ tai nạn lao động làm hơn 930 người thiệt mạng. Đây là một con số đáng báo động về tình hình mất an toàn lao động (ATLĐ), nhất là trong ngành xây dựng...
Mới đây, vụ tai nạn lao động đau lòng xảy ra tại công trình của Công ty TNHH Bo Hsing nằm trong KCN Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Thông tin về sự việc, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long Đoàn Thanh Bình, cho biết khoảng 10 giờ ngày 15.3, khi các công nhân đang tô trát đoạn tường dài khoảng 30 m, cao khoảng 12,57 m thì vách tường bị sập, đè lên các công nhân đang làm việc. Vụ tai nạn làm 6 người chết và 2 người bị thương.
Hiện trường vụ TNLĐ khiến 6 người chết, 2 người bị thương ở Vĩnh Long.
Nhận định về nguyên nhân vụ việc tai nạn lao động này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng qua quan sát hiện trường từ báo chí nêu, tôi thấy có 1 điều nổi bật nhất là hệ thống bức tường này rất là cao, sừng sững một mình, nhưng nó lại không có một hệ thống liên kết giữa các cột nhà liền kế. "Thường thì những trường hợp này, dầm bê tông nằm ngang này phải được hàn, dính vào với hệ thống cột của công trình thì chắc chắn không đổ. Tường đổ xuống mà không thấy dính gì với cột thép cả, thì nguyên nhân có thể sai từ thiết kế", ông Hùng nhận định.
Cũng theo ông Hùng, hiện nay, nhiều đơn vị thi công rất nhanh để chạy vượt tiến độ. Do đó, dễ dẫn tới việc thi công ẩu, không đúng tiêu chuẩn, thiết kế. "Trong sự việc này, theo tôi, nguyên nhân nằm nhiều ở đơn vị thi công. Có thể, chủ đầu tư thuê những đơn vị thi công nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, không đảm bảo được các quy định an toàn, cũng như việc giám sát thi công", ông Hùng nói thêm.
Ngoài ra, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, quy định về ATLĐ trong xây dựng rất chặt chẽ nhưng người sử dụng lao động vẫn thờ ơ không tuân thủ, thiếu trách nhiệm và không thực hiện đúng quy định. Đáng nói, Cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp chứng nhận hành nghề cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động hay không cũng chưa chặt chẽ. "Vấn đề quan trọng nhất là công tác quản lý, công tác thẩm định cần phải siết chặt", ông Hùng nói.
Truy cứu trách nhiệm
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chiều qua (16.3), đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập tường công trình đang xây dựng xảy ra tại Công ty TNHH Bo Hsing (KCN Hòa Phú).
Thứ trưởng Lê Quang Hùng đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức giải quyết sự cố, giao dứt điểm cho một đơn vị chịu trách nhiệm là Sở Xây dựng hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đứng ra cung cấp thông tin, hồ sơ... Phong tỏa hiện trường, chằng chống những bức tường xung quanh có kết cấu yếu, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Đoàn kiểm tra của Bộ Xây dựng. (ảnh Xuân Phúc)
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng đề nghị phong tỏa toàn bộ tài liệu có liên quan; thông báo cho chủ đầu tư có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tham gia suốt quá trình điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự cố... Sau khi có kết quả, truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời, xem xét kết quả giám định, điều tra để tính đến mức xử lý hình sự.
Trước đó, ngày 15.3, Bộ Xây dựng vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình XD; Cục Công tác phía Nam; Trường Đại học Xây dựng Miền Tây và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng nhanh chóng tiếp cận hiện trường công trình, kiểm tra sự cố và phối hợp xác định nguyên nhân sập đổ, đề xuất hướng dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và công trình cũng như các công trình lân cận.
Đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra các công trình trong khu vực xây dựng để yêu cầu chủ đầu tư có giải pháp khắc phục đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong trường hợp cần thiết.
Nói về tình hình mất ATLĐ, ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục ATLĐ (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng có 3 nguyên nhân dẫn đến TNLĐ: Không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn (chiếm gần 15% số vụ); thiết bị không đảm bảo ATLĐ (chiếm 10%)... Đặc biệt, không huấn luyện hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ cho người lao động là nguyên nhân chính dẫn đến các tai nạn lao động chết người.
Nguyên nhân TNLĐ đến từ phía người lao động cũng chiếm tỷ lệ khá cao, trên 20%. Trong đó, lỗi vi phạm quy trình quy chuẩn ATLĐ chiếm tới 17% tổng số vụ. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác như: Biện pháp triển khai tại các công trình chưa triệt để, thậm chí nhiều biện pháp không tuân thủ theo đúng quy chuẩn Nhà nước.
Theo Danviet
Công tác an toàn còn lơi lỏng! Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều dự án xây dựng tại TP Hà Nội đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động? Câu hỏi này không phải bây giờ mới được nhắc đến khi liên tiếp những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trong thời gian vừa qua, làm gì để đảm bảo trong tương...