Số người chết vì nCoV ở Tây Ban Nha vượt 1.000
Tây Ban Nha ghi nhận 235 người chết vì nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số người chết lên 1.002, cao thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Italy và Iran.
Fernando Simon, Giám đốc trung tâm điều phối các trường hợp khẩn cấp của Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết nước này cũng phát hiện thêm 2.833 ca nhiễm mới nCoV, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 19.980.
Simon nói số liệu trên cho thấy số ca nhiễm mới tại Tây Ban Nha hôm nay tăng 16,5%, giảm so với mức tăng 25% một ngày trước đó. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo các phòng xét nghiệm quá tải có thể dẫn tới sai lệch số liệu.
Madrid hiện là khu vực chịu ảnh hưởng từ Covid-19 nặng nề nhất Tây Ban Nha, khi ghi nhận 7.165 trường hợp nhiễm, tương đương 36% tổng số ca toàn quốc. Số người chết tại khu vực này là 630, chiếm khoảng 63% số trường hợp tử vong trên khắp Tây Ban Nha.
Số người chết vì nCoV ở Tây Ban Nha hiện cao thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Italy và Iran, lần lượt là 3.248, 3.405 và 1.433.
Quân đội Tây Ban Nha khử trùng sân bay Malaga ở thành phố Costa Del Sol hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Tây Ban Nha đã phong tỏa toàn quốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày từ 14/3. Khoảng 46 triệu dân Tây Ban Nha phải ở nhà ngoại trừ đi làm, mua thức ăn, đến hiệu thuốc, bệnh viện hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Họ phải đi một mình, ngoại trừ những người gặp khó khăn khi di chuyển.
Tất cả cửa hàng phải đóng cửa, trừ trạm xăng, hiệu thuốc, cửa hàng bán thực phẩm và nhu yếu phẩm cơ bản. Khách hàng phải duy trì khoảng cách với nhau ít nhất một mét. Toàn bộ những quán bar, nhà hàng và quán cà phê phải đóng cửa nhưng được phép cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà.
Video đang HOT
Tây Ban Nha cũng siết chặt kiểm soát biên giới từ ngày 17/3, chỉ cho phép công dân và thường trú nhân, công nhân làm việc xuyên biên giới, các nhà ngoại giao và những người có lý do bất khả kháng được nhập cảnh.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 250.000 người nhiễm bệnh và hơn 10.000 người chết. Tại châu Âu, Tây Ban Nha là ổ dịch lớn thứ hai sau Italy, quốc gia ghi nhận hơn hơn 40.000 ca nhiễm, trong đó hơn 3.000 người tử vong.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Covid-19: Italia trải qua ngày có số ca tử vong kỷ lục, đưa tổng số vượt 1.800
Số ca nhiễm Covid-19 ở Italia tiếp tục tăng mạnh trong ngày 15.3 với hơn 3.500 người nhiễm virus trong một ngày, mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở châu Âu.
Theo SCMP, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ dân sự Italia, Angelo Borrelli thông báo số ca nhiễm Covid-19 mới ghi nhận là 3.590, vượt mức của ngày hôm trước. Tổng số ca nhiễm cho đến nay ở Italia là 24.700.
Số ca tử vong cũng tăng ở mức cao nhất trong ngày, tăng thêm 368. Tổng cộng có 1.809 người chết.
"Đây không còn là cơn sóng. Đây là một trận sóng thần", bác sĩ Roberto Rona, người giám sát đơn vị chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Monza, vùng Lombardy - vùng tâm dịch ở Italia, nói.
Hiện chưa rõ Italia đạt đến đỉnh dịch hay chưa và số ca nhiễm Covid-19 có còn tăng mạnh hay không, Silvio Brusaferro, giám đốc viện sức khỏe quốc gia, Italia, nói. Với tốc độ lây nhiễm như hiện tại, Italia hoàn toàn có thể vượt số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc (hơn 80.000) trong vòng khoảng 2 tuần.
Người đàn ông đạp xe qua di tích nổi tiếng ở Rome ngày 15.3.
Chính phủ Italia đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc từ tuần trước nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan mạnh. Trường học, nhà hàng, quán cà phê đều bị đóng cửa, các hoạt động tụ tập đông người bị cấm. Phần lớn cư dân Italia ở trong nhà tránh dịch.
Ở châu Âu, nhiều quốc gia bắt đầu có động thái phong tỏa, giới nghiêm toàn quốc nhằm ngăn dịch. Tại Đức, các quan chức nước này thông báo tạm thời đóng cửa biên giới với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Luxembourg và Đan Mạch.
Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer thông báo lệnh đóng cửa biên giới có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 16.3. Những người làm việc gần biên giới vẫn được phép qua lại. Người dân Đức ở các nước láng giềng được phép quay trở lại đất nước.
Tính đến ngày 15.3, Đức ghi nhận 5.813 ca nhiễm Covid-19, tăng thêm 1.214 ca và tổng cộng có 11 người tử vong.
Ở Tây Ban Nha, số ca nhiễm Covid-19 tăng lên tới 7.845, cao thứ hai tại châu Âu sau Italia. Hơn một nửa số ca nhiễm tập trung ở thủ đô Madrid. Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 296 ca tử vong.
Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa nhà hàng, quán bar, hạn chế giao thông công cộng nhưng vẫn cho phép người dân đi làm và mua nhu yếu phẩm.
Ở Pháp, số ca nhiễm Covid-19 đã tăng lên tới 5.423 và tổng cộng có 127 ca tử vong. Chính phủ Pháp cũng ra lệnh đóng cửa nhà hàng, quán rượu nhưng vẫn cho người dân đi bầu cử ở địa phương.
Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu hiện đã tăng hơn 160.000 và có 6.500 người tử vong, một nửa số ca tử vong này ghi nhận ở Trung Quốc. Số ca hồi phục trên toàn cầu là hơn 76.000.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
Chống COVID-19: Nỗ lực cách ly và chữa trị Hai ngày cuối tuần, cả nước căng mình xử lý số ca nhiễm COVID-19 tăng đột ngột. Cho đến hiện tại, giải pháp mà Việt Nam đang thực hiện: Cách ly, khoanh vùng và huy động nguồn lực chữa trị tốt nhất cho người nhiễm vẫn luôn cho thấy là giải pháp tối ưu. Đến tối 15-3, Việt Nam (VN) ghi nhận 57...