Sợ Nga, Ba Lan và các quốc gia Baltic lập hệ thống phòng không chung
Các quốc gia Baltic và Ba Lan đang thảo luận việc thành lập một hệ thống phòng không chung để đối phó với “sức ép quân sự ngày càng lớn từ Nga”.
Tờ Financial Times của Anh ngày 13/6 cho biết, Ba Lan và các nước Baltic đang đàm phán với các tổ hợp công nghiệp quân sự về việc thành lập hệ thống phòng thủ chống máy bay, nhằm bảo vệ biên giới của các nước này chống lại lực lượng không quân hùng mạnh của Nga.
Tờ báo Anh đưa tin, với việc gia tăng hiện diện của quân đội Nga gần biên giới 3 nước NATO ở vùng Baltic là Estonia, Latvia, Litva (Lithunia) và quốc gia cùng khối khác là Ba Lan, chính quyền của các quốc gia này cho rằng họ cần phải tăng cường khả năng quốc phòng.
Trả lời phỏng vấn của Financial Times, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas nhấn mạnh, tại thời điểm này, họ đang đàm phán với Estonia, Latvia và Ba Lan về việc xây dựng những biện pháp phòng thủ biên giới, mà quan trọng nhất là các hệ thống phòng không.
Ông Juozas khẳng định, việc xây dựng hệ thống phòng không chung đã được 4 nước thống nhất quyết định, hiện nay là các nước này đang đánh giá lựa chọn nguồn cung cấp. Thủ tục này sẽ được nhanh chóng hoàn tất để hệ thống có thể được đưa vào hoạt động trong vòng hai hoặc ba năm tới.
Vừa qua, Mỹ và các đồng minh đã rầm rộ tuyên truyền về cái gọi là “sự đe dọa của Moscow đối với khu vực Baltic và Đông Âu”, ví dụ như luận thuyết “Nga có thể chiếm Baltic trong vòng 36 giờ” hay “Nga có thể đánh bại NATO trong vòng 60 giờ”.
Video đang HOT
Mỹ đang tăng cường triển khai các Hệ thống phòng không Patriot-3 ở Đông Âu
Điều này đã làm dấy lên sự lo lắng về “sự nguy hiểm của Nga đối với an ninh của các quốc gia NATO ở Đông Âu và Baltic”, nhằm hợp pháp hóa việc tăng cường triển khai lực lượng, trang bị đến các căn cứ quân sự ở các nước thuộc khối ở phía đông, nằm giáp biên giới phía Tây của Nga.
Mỹ-NATO đã liên tiếp triển khai các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa trên bộ Patriot-3 (PAC-3) ở các quốc gia thành viên giáp nước Nga. Hệ thống đầu tiên đã được đưa vào hoạt động ở căn cứ Deveselu của Romania (tháng 12/2015) và hệ thống thứ hai sẽ được lập ở Ba Lan vào năm 2018.
Đáp trả về tuyên bố mới nhất của các nước Baltic và Ba Lan, các quan chức quốc phòng Nga cho rằng, đây lại là một âm mưu mới nhất nhằm siết chặt vòng vây xung quanh nước Nga, đồng thời tuyên bố rằng Moscow sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả tương xứng.
Một số chuyên gia quân sự nước này khẳng định rằng, dù NATO có tăng cường lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa đến đâu cũng không thể đối phó nổi với lực lượng không quân và tên lửa của Nga. Tất cả những hành động này chỉ là động thái “mị dân, trấn an đồng minh” mà thôi.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tuyên bố, NATO nên chấm dứt “phổ biến những câu chuyện kinh dị” là Moscow sẽ xâm lược các nước này. Nga không bao giờ mong muốn chiến tranh, tất cả những hành động của họ chỉ là những sự tự vệ trước bước tiến về phía Đông của NATO.
Theo_An ninh thủ đô
Ba Lan rầm rộ tập hợp hàng nghìn quân chống Nga
Ba Lan sẽ thành lập các lực lượng bán quân sự để nâng cao năng lực quân sự như một phần của kế hoạch chuẩn bị nhằm đối phó với một "cuộc chiến tranh lai" với nước láng giềng Nga, Bộ Quốc phòng Ba Lan hôm qua (3/6) đã tuyên bố như vậy.
Ảnh minh họa
Kế hoạch của Ba Lan được tuyên bố là nhằm để ngăn chặn Nga trong nỗ lực chiếm đóng lãnh thổ Ba Lan "bằng những vụ xâm nhập" bởi giới chức Ba Lan tin rằng điều đó đã xảy ra ở Đông Âu.
"Thành lập lực lượng bảo vệ lãnh thổ là phản ứng của chúng tôi đối với mối đe dọa liên quan đến một cuộc chiến tranh lai", một quan chức Bộ Quốc phòng Ba Lan - ông Grzegorz Kwasniak cho biết. Ông này là người chịu trách nhiệm thành lập lực lượng bán quân sự mới.
Đội quân mới sẽ bao gồm 35.000 tình nguyện viên dân sự và họ sẽ trải qua các khóa đào tạo quân sự. Mỗi tỉnh của Ba Lan sau đó sẽ đón nhận một sư đoàn của lực lượng bảo vệ lãnh thổ gồm 2 tiểu đoàn tình nguyện. Tỉnh lớn nhất và đông dân nhất Mazovia province sẽ đón nhận 2 sư đoàn.
Các tỉnh miền đông Podlachia, Lublin và Podkarpachie sẽ được ưu tiên triển khai các đơn vị bán quân sự bởi đây là những tỉnh được cho là dễ bị Nga "xâm lược" nhất.
Ba Lan là một nước thành viên NATO nằm gần với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan đã thể hiện thái độ phản đối Nga mạnh mẽ, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là "sự can thiệp" của Nga vào Ukraine. Ba Lan được ví như "tiền đồn" chống Nga của NATO.
Ba Lan có rất nhiều hành động quân sự khiến Nga không khỏi tức giận như liên tiếp kêu gọi NATO triển khai lực lượng và vũ khí đến lãnh thổ của họ, cho phép Mỹ dựng lá chắn tên lửa trên đất của mình và giờ là thành lập đội quân hàng chục nghìn người nhằm đối phó với Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ankara không thể đảm bảo an ninh nếu lập hệ thống phòng thủ chung với NATO Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể đảm bảo an ninh cho mình nếu họ lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung một cách hoàn chỉnh và đầy đủ với NATO. Bình luận về thông báo gần đây của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu rằng Ba Lan, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý là, hệ thống phòng thủ tên...