Sổ mũi ở trẻ, bố mẹ đừng coi thường
Mọi trẻ em bị sổ mũi đều có nguy cơ viêm xoang và viêm ngay từ khi còn nhỏ. Viêm xoang ở trẻ lại có những biến chứng nguy hiểm gấp nhiều lần so với người lớn.
Sổ mũi là bệnh thường gặp và dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đối với phần lớn các trường hợp thì sổ mũi là biểu hiện thông thường của thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết đã trở nên độc hơn lẫn với những thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường. Do vậy, sổ mũi không còn là câu chuyện “thò lò mũi xanh” của những trẻ nhỏ xưa kia nữa.
Mặc dù vậy, nhiều gia đình hiện nay vẫn coi thường bệnh sổ mũi ở trẻ nhỏ. Chị Thuý (Hà Đông) cho biết con trai chị được gần 3 tuổi, thỉnh thoảng cháu bị sổ mũi nếu không kèm theo sốt và ho thì chị chỉ hút mũi cho con mà không sử dụng thuốc mem gì.
Tương tự, chị Linh (Thanh Xuân) cho biết sổ mũi ở người lớn thì có thể lo do viêm xoang, viêm mũi dị ứng chứ ở trẻ nhỏ thì chỉ là hiện tượng bình thường. Mỗi lần con chị sổ mũi, chồng chị đều nói “ngày xưa anh quệt mũi nẻ hết hai bên má mà đến bây giờ cũng chẳng bị làm sao” nên cả 2 vợ chồng thường chỉ dạy con hỉ mũi, có đôi lần bị lâu khỏi thì chị mua thuốc kháng sinh về cho con uống.
Tự chữa hoặc mặc kệ khi trẻ bị sổ mũi là cách khá nhiều gia đình đang áp dụng
Video đang HOT
Theo khảo sát trên các diễn đàn dành cho cha mẹ thì việc chữa sỗ mũi cho trẻ thường tự phát hoặc làm theo cách dân gian, chữa khỏi lần này rồi lần sau lại áp dụng lại chứ không chữa dứt điểm.
Trên thực tế, sổ mũi ở trẻ được coi là một bệnh. Bệnh này có thể nói là nhẹ nếu chỉ đơn thuần là sổ mũi nhưng các biến chứng của nó thì lại rất tai hại như viêm VA, viêm xoang, viêm phế quản. Điều tai hại là các ông bố bà mẹ luôn có cách hiểu đơn giản: viêm VA thì cắt VA, viêm xoang thì chỉ có ở người lớn, viêm phế quản cũng không phải là một bệnh nặng. Đó là những suy nghĩ rất đáng lo ngại hiện nay.
Thuốc cảm xuyên hương Yên Bái nay đã có dạng cốm dành riêng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi
Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi, khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương, nhiều người nghĩ bệnh xoang chỉ người lớn mới bị, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ từ 6 tuổi trở lên trong đó 50% số trẻ bị viêm xoang đều khởi đầu từ những biểu hiện như sổ mũi, cảm cúm thông thường do virus gây ra. Và cũng theo thạc sĩ Lợi, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như: áp xe mắt (có thể dẫn đến tử vong), viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm tai giữa…Trong đó, các biến chứng ở mắt là phổ biến. Mắt bị viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút.
Hiện nay, số lượng trẻ bị sổ mũi kéo dài, không chữa dứt điểm ngay từ nhỏ đều chuyển sang viêm xoang. Có những biểu hiện viêm xoang thông thường cũng làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh như đau đầu, khó tập trung trong công việc, giao tiếp không được tự tin … những biểu hiện đó ảnh hưởng tới sự nghiệp trong tương lai của trẻ.
Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần coi sổ mũi là một bệnh và chữa trị ngay từ lần đầu tiên trẻ gặp phải.
Dưới đây là các cách chữa dứt điểm sổ mũi ở trẻ ngay khi mới sinh:
- Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự tiện pha nước muối, tỏi để vệ sinh cho trẻ
- Mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, lông thú nhồi bông.
- Cho trẻ uống thuốc Cảm Xuyên Hương Yên Bái nay đã có dạng cốm dành riêng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi để điều trị tận gốc sổ mũi và giảm biến chứng viêm xoang. Theo đông y các triệu trứng nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi trong, ngạt mũi, có thể sốt nhẹ,…nguyên nhân là do phong hàn xâm phạm vào phần da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế kèm thêm vệ khí bị trở ngại. Để chữa sổ mũi có nhiều thuốc , các thuốc tân dược thường cho kết quả nhanh nhưng lại có tác dụng phụ độc trên gan không tốt cho trẻ. Còn trong đông y dùng các vị thuốc vị cay tính ấm nhằm phát tán phong hàn đưa tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi, chữa tận gốc căn nguyên của bệnh. Nên dự phòng trong nhà khoảng 3-5 hộp cốm cảm xuyên hương để khi thời tiết thay đổi, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi hoặc theo định kì thì cho trẻ uống. Cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của toa thuốc.
Theo Eva
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Trong dịp Tết, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Vì vậy, sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng, cấp thiết mà không phải ai cũng biết.
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như: do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1- 2 ngày sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Ảnh: KT
Khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, sốt nóng hoặc sốt rét, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, truỵ mạch (mạch nhanh, huyết áp tụt), co giật...
Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi phồng lên, ngắn lại khiến không nói được.
Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, nêu ra các bước sơ cứu khi phát hiện cơ thể bị ngộ độc thực phẩm:
- Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay món đó. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để đẩy hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Hoặc pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
- Sau khi gây nôn để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể.
Mặt khác, uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại. Đối với những trẻ 2 - 10 tuổi thì pha một gói orezol với 200ml nước rồi cho trẻ uống.
- Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.
- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.
Đối với các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, khi sơ cứu cần chú ý chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bị sặc. Tuyệt đối không cho người bị ngộ độc thực phẩm dùng các thuốc chống tiêu chảy vì các thuốc này có thể làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn, chất độc ra khỏi cơ thể.
Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời cho người bệnh, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và điều trị.
Theo dantri
Chống cảm cúm bằng thực phẩm Một số loại thực phẩm có thể là thuốc giúp bạn phòng chống bệnh cảm cúm. Nguồn thực phẩm với khả năng miễn dịch hữu hiệu nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày để phòng chống cảm cúm. Trong thời tiết lạnh giá, để chiến đấu với cảm cúm, hầu hết mọi người chọn nước cam và phở gà khi thấy...