Số mệnh đời người do cái miệng mà ra, miệng hèn hạ bao nhiêu, số phận hèn hạ bấy nhiêu
Số phận của một người có tốt hay không, có thể nhìn ra được từ việc người đó có khẩu đức hay không.
Khẩu đức là đức độ nhận được do lời nói mà thành. Lời nói người thường rất dễ gây điều ngược lại với khẩu đức là khẩu nghiệp, vì vậy khẩu nghiệp rất quan trọng. Con người không làm chuyện thất đức mỗi ngày trong cuộc đời, nhưng những lời nói thất đức, lời nói khó nghe, lời nói không đứng đắn thì lại thường hằng nói ra. Nếu muốn giữ gìn phúc báo trong cuộc đời đầy gập ghềnh chông gai này, thì hãy tu dưỡng khẩu đức. Lời nói không phải là gió bay mà là thể hiện năng lượng, khí thế con người. Vậy tại sao không tu khẩu đức cho tốt để có một trường năng lượng ngày càng tốt đẹp, phúc báo may mắn sẽ ngày càng nhiều.
Một anh chàng tướng mạo dễ nhìn ở trong một thị trấn nhỏ mặc dù hiện giờ đã trên 30 tuổi nhưng mọi sự trong cuộc sống của anh đều chưa thành. Muốn công việc không có công việc, muốn sự nghiệp không có sự nghiệp. Con của bạn bè anh ta đều đã vào tiểu học rồi, còn anh ta, đến giờ vẫn chưa vợ chưa con, sống cô độc một mình. Anh ta ăn mặc luộm thuộm, có lúc liên tiếp mấy ngày không rửa mặt, trên người dơ bẩn trông giống những kẻ lang thang không nhà cửa. Dù ai ngon ngọt khuyên bảo anh cũng không nghe lọt tai, nói nhiều thì anh trợn mắt cãi nhau với họ.
Anh ta có làm một chút buôn bán nhỏ, không muốn nỗ lực cầu tiến, không có ý chí lớn, suốt ngày chỉ biết đến ăn uống vui chơi. Từ khi anh tiếp quản buôn bán đến nay đều chưa từng có lợi nhuận, số tiền lỗ vốn cộng thêm tiền lãi vay trong mấy năm qua khiến cả nhà không thể xoay sở, gia cảnh càng lúc càng xấu đi. Đến nỗi phải mượn giấy tờ nhà của họ hàng để thế chấp vay vốn với lãi suất cao mới có thể tiếp tục kinh doanh. Mẹ già 60 tuổi của anh cũng đành phải quay về giúp anh quản lý việc buôn bán. Người bạn mà anh chơi từ nhỏ đến lớn ở gần nhà cũng xem thường và tránh xa anh.
Nếu nhìn bề ngoài thì không ai bảo anh chàng này là người xấu, tại sao lại không chịu cố gắng vươn lên. Sau khi quan sát kỹ, bạn sẽ phát hiện ra, khẩu đức – tức là những lời nói của anh chàng này rất tệ hại. Có thể là do bước chân vào xã hội quá sớm, trên người anh đã nhiễm không ít những thói hư tật xấu, nên người này từ nhỏ đã thường xuyên nói chuyện lăng nhăng rồi. Khi uống rượu vào là anh tùy tiện nói linh tinh không đúng sự thật. Anh ta không có bộ dạng nghiêm túc nào cả, không tôn trọng người lớn tuổi, đến Thần Phật cũng có những câu không kính nể.
Cái miệng hèn hạ bao nhiêu, thì số phận hèn hạ bấy nhiêu.
Một người như vậy, phúc báo đã từ trong miệng của anh bỏ chạy hết rồi. Cái miệng hèn hạ bao nhiêu, số phận hèn hạ bấy nhiêu. Tại sao hôn nhân của anh ta không thuận lợi, đến nay vẫn cô độc một mình? Nhìn bề ngoài là do vô số nguyên nhân, nhưng về mặt nhân quả chính là do anh không có phúc báo. Vì chỉ có người có phúc báo giống nhau mới đến được với nhau, người không có phúc báo sẽ không gặp được hôn nhân tốt. Vì thế càng đòi hỏi người phụ nữ phải có được phúc báo lớn mới có thể sống cùng anh. Được điều đó đâu dễ dàng, đâu phải muốn là được.
Tại sao anh chàng này buôn bán lại bị lỗ nhiều đến như vậy? Vẫn là vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm được nhiều tiền, có phúc báo thì tiền sẽ tự nhiên đến. Nhưng vì tạo biết bao khẩu nghiệp, phúc báo của anh từ lâu đã hao tổn gần hết rồi, như vậy làm sao có thể được tiền. Nếu như anh không thể rút ra kinh nghiệm từ đau thương và thành tâm xám hối sửa đổi, thì chính khẩu nghiệp ấy sẽ làm anh ta càng thê thảm lúc cuối đời.
Khẩu đức đối với bất cứ ai cũng đều là như vậy, rất nhiều phúc báo đều bị hao tổn thông qua cái miệng. Có người nói, tôi không làm chuyện xấu ác gì cả tại sao cuộc đời lại gặp nhiều thương tổn thế này. Chính họ không biết rằng, khẩu nghiệp không tốt của họ đã làm tổn hại phúc báo của mình.
Tâm không tốt làm con người sinh khẩu nghiệp
Người xưa nói rằng, ngôn do tâm sinh. Nếu như cái miệng không bao giờ nói được lời hay ý đẹp, chỉ nói những lời thị phi, những lời lẽ nguyền rủa người khác, như vậy sẽ làm tổn hại phúc báo rất nhanh. Không chỉ là nói chuyện thị phi, mà cho dù chỉ là nói xấu người thân của mình thôi, cũng làm tổn hại phúc báo rồi.
Video đang HOT
Ảnh Internet
Có một số phụ nữ rất thích oán trách chồng mình, nói chồng mình cái này không tốt cái kia không tốt. Khi cãi nhau thì ngay đến cha mẹ, tổ tông tám đời của người kia cũng dám đem ra chửi, lời nào khó nghe đều “tuôn” ra hết. Như thế là tạo khẩu nghiệp vô cùng nghiêm trọng. Thế nên gia cảnh sẽ càng lúc càng nghèo khó, vì phúc báo sau khi họ chửi đã từ biệt họ mà đi cả rồi. Vì vậy, nhất định phải chú ý đến khẩu nghiệp của mình. Cái miệng phải giữ khẩu đức, không nên nói lời chua chát khắc nghiệt, như vậy mới có thể giữ được phúc báo.
Tại sao cái miệng lại có thể làm tổn hại phúc báo? Phải biết rằng, phúc báo là do duyên khởi, là nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại biểu hiện của trường năng lượng. Ví dụ, bạn đến chùa làm việc thiện, thử hỏi hành động quét sân hay là hành động lau chùi tượng Phật mang đến phúc báo cho bạn? Tất cả đều không phải. Mà là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn. Chúng ta phát tâm vì lợi ích cho chúng sinh mà quét sân, quét dọn vệ sinh, kết duyên hoan hỷ với chúng sinh. Tâm niệm này được bộc phát ra, cảm nhận được năng lượng từ bi của vũ trụ. Lúc này bạn sẽ nhận được sự gia trì của năng lượng tích cực đó, tạo ra duyên khởi của phúc báo từ sự từ bi ấy. Phúc báo chính là được sản sinh như vậy đó.
Oán trời oán người, tổn phúc rất nhanh
Tổn hại phúc báo là do rất nhiều tâm con người tạo nên. Trong có có tâm ích kỷ, tâm oán trách, tâm ganh tỵ, tham lam, lãng phí… Người có những tâm này sẽ làm tổn hại phúc báo của chính mình. Phúc báo cũng là do tâm ấy phối hợp với hành động mà bị tổn hại. Người nào oán trời oán đất, không trân trọng những gì hiện đang có ở trước mắt, lại thông qua cái miệng chửi bới không ngừng, lúc này phúc báo bị tổn hại rất nhanh. Đây cũng là người bạc mệnh, giống như Lâm Đại Ngọc (nhân vật trong Hồng Lâu Mộng), mồm miệng lanh lợi, nhưng mang tâm không tốt nên phúc báo theo đó mà ít đi.
Cái miệng phải nói lời tốt đẹp, trong tâm phải có lòng tốt
Kinh Phật nói: Phật nói chuyện, ngôn từ mềm mại, vui lòng chúng sinh. Chúng sinh trong 10 Pháp giới, nghe xong lời Phật nói, đều rất hạnh phúc, vì ngôn ngữ của Phật đầy từ bi. Đây cũng là nguyên nhân Phật nhiều kiếp tu hành, miệng luôn nói lời yêu thương. Cái miệng phải nói lời tốt lành, trong tâm phải có lòng tốt, như vậy vũ trụ sẽ phát ra trường năng lượng tốt. Cái nhận được cũng là sự hồi đáp tốt đẹp.
Ảnh Internet
Thế nào gọi là lòng tốt, đầu tiên phải biết hài lòng và biết ơn. Biết hài lòng là một loại thành tựu. Một người tu hành, thì nhất định phải càng biết hài lòng với những gì mình đang có, tâm không óan trách số phận, hiểu rằng khổ là do nghiệp mình tạo nên, phúc báo là do mình tạo thành. Có lòng biết ơn đối với cuộc đời, với những người giúp đỡ mình, biết ơn với Thần Phật, thêm những lời tốt đẹp từ trong tâm mà xuất ra, chắc chắn con người sẽ tràn trề phúc báo.
Để lại chút khẩu đức cho mình
Biết người không cần nói ra hết, chừa chút chỗ đứng cho người khác, để lại chút khẩu đức cho mình.
Trách người không cần khắc nghiệt hết mức, chừa chút chỗ đứng cho người khác, để chút độ lượng cho mình.
Có tài năng không cần kiêu ngạo hết mức, chừa chút chỗ đứng cho người khác, để lại chút hiểu biết tâm lý cho mình.
Thứ sắc nhọn không cần lộ ra hết, chừa chút chỗ đứng cho người khác, để lại chút sâu sắc cho mình.
Có công không cần đòi hết, chừa chút chỗ đứng cho người khác, để lại chút khiêm nhường cho mình.
Có lý không cần tranh giành hết, chừa chút chỗ đứng cho người khác, để lại chút khoan dung cho mình.
Theo PNN
Đời người như ván cờ, quân tốt tuy yếu nhưng có thể vụt sáng lúc tàn cuộc
Khi đọc sách thỉnh thoảng các bạn thấy một câu thế này "Đời người như ván cờ, đi sai một bước, cả ván đều thua."
Tuy nhiên, quan sát ván cờ cuộc đời, có những lúc khiến người ta do dự không quyết được, sau khi đã đặt quân cờ xuống bàn cờ thì cho dù là thắng thua ra sao, đều không thể đi lại được nữa.
Tục ngữ nói: "người đứng xem luôn tỉnh táo". Trong lúc người khác chơi cờ, tôi không thích bình phẩm nước cờ, mà chỉ thích xem thi đấu. Vì xem thi đấu chỉ là quan sát, bất luận đôi bên ai thắng ai thua, tâm cảnh của tôi cũng không nằm ở trong đó, nó đã sớm vượt ra ngoài thắng thua rồi. Xem thi đấu, luôn có thể nhìn ra được triết lý nhân sinh mà trong đời sống không dễ dàng phát giác được, những đạo lý đó đều có thể khai ngộ ra trí tuệ nhân sinh hiếm có.
Ví dụ, trong một ván cờ, binh tốt chắc chắn sẽ chết trước. Là vì không chỉ do vị trí của nó đứng ở ngay hàng trên cùng nhất, còn vì quy tắc quy định những quân cờ khác sau khi quá hà (qua sông) còn có thể tụt lùi về phía sau, binh tốt sau khi quá hà thì không được tụt lùi về phía sau nữa, cho dù gặp phải quân địch lớn mạnh ra sao, cũng chỉ có thể dũng cảm tiến về phía trước. Do vì nguyên nhân này, tuy số quân của binh tốt là nhiều nhất, nhưng binh tốt có thể sống sót đến phút cuối thì lại rất ít.
Kỳ thủ đấu cờ, đều vô cùng trân quý các quân cờ "xe- pháo-mã" của mình, còn về sự tổn thất của binh tốt thì lại không bận tâm. Nào biết rằng đấu đến lúc tàn cuộc, một binh một tốt mới là mối chốt quan trọng để giành thắng lợi, quân tốt tuy yếu kém nhưng lại có thể khắc được tướng già, trong một số tàn cuộc thì 2 quân tốt còn mạnh hơn quân xe.
Quân xe tuy có thể phi nước đại khắp bàn cờ, nhưng vẫn không thể thoát khỏi vài nước đi, và nó cũng không thể quay vòng tiến quân. Người chơi sử dụng quân xe chém giết mạnh bạo, luôn bị thiếu hụt sức mạnh về sau; kỳ thủ lợi dụng mã và pháo hỗ trợ tấn công, cờ nghệ có cao hơn một bậc, ngang dọc bắt chéo nhau, từng bước ép chết, luôn làm cho đối thủ chỉ còn sức đổi quân với nhau, mà không còn sức đánh trả lại.
Kỳ thủ cao minh nhất là biết tận dụng sức mạnh của binh tốt, bởi vì quân cờ tung hoành ngang dọc, khắc chế quân địch để giành thắng lợi trong rất nhiều màn tàn cuộc, rất có thể là một quân tốt nhỏ không được xem trọng. Sinh mạng vốn dĩ không có sự phân biệt nặng nhẹ sang hèn, chỉ cần đặt quân tốt vào đúng vị trí thích hợp, trong giờ phút quyết định có thể là quân yếu nuốt chửng quân mạnh, một nước chiếu tướng giành thắng lợi. Vì vậy, tôi thường nghĩ rằng tính quan trọng của mỗi quân cờ đều giống nhau, quan trọng là do kỳ thủ đặt nó vào vị trí nào.
Trên đời này không có quân cờ nào là vô dụng cả, nhưng lại có vô số kỳ thủ bất tài không biết dùng cờ, tuy là một lòng muốn chiến thắng, nhưng lại vì tham lợi nhỏ mà không có tầm nhìn quan sát toàn cuộc, cuối cùng xé lẻ hết các quân cờ rồi đi vào con đường tự hủy diệt.
Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao? Nếu như mỗi ngày đều có thể duy trì một tâm thái ôn hòa, đã là người giành chiến thắng của cuộc đời rồi! Lúc tâm trạng bực tức, bất luận là chơi cờ, làm việc hay viết văn chương, đều có cảm giác không thể làm được theo ý muốn; tắm gió xuân nhìn trời cao, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể, thì đời người sẽ không còn trận đấu giữa người với người nữa, mà chỉ còn là tâm thái im lặng xem thi đấu mà thôi.
Tắm gió xuân nhìn trời trong, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể: hai câu này nói về một cảnh giới tương tối cao trong tâm, mượn hình ảnh của thiên nhiên để diễn đạt tâm thái ung dung tận hưởng những gì đang diễn ra trước mắt, hòa nhập tâm tư suy nghĩ với tự nhiên làm một, không phán xét và nhận định, để mọi thứ diễn ra một cách chân thực nhất.
Theo PNN
Khống chế được cái miệng của mình là phước đức lớn nhất đời người Người xưa thường nói: "Bệnh từ cái miệng mà vô, họa cũng từ cái miệng mà ra", bởi vậy một người có trí tuệ chính là phải biết kiểm soát được cái miệng của mình, đó cũng là một đức tính tốt đẹp cần tu dưỡng. Kiểm soát tốt cái miệng của mình, cố gắng đừng nói những lời này: 1. Không nên...