Số lượng trọng tài FIFA Việt Nam chỉ bằng Brunei
Ngô Duy Lân và Hoàng Ngọc Hà tiếp tục là 2 nam trọng tài FIFA năm 2021, trong đó ông Lân là cấp Elite.
Theo danh sách trọng tài FIFA của Liên đoàn Bóng đá Thế giới, Việt Nam tiếp tục duy trì số lượng 2 người trong mùa giải 2021. Trọng tài Duy Lân và Ngọc Hà cũng là 2 trọng tài FIFA mùa giải 2020.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp áp chót với số lượng trọng tài FIFA khá ít. Việt Nam bằng số lượng với Brunei khi họ cũng có 2 trọng tài FIFA trong mùa giải 2021.
Số lượng nam trọng tài FIFA trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Minh Phúc.
Timor-Leste là nền bóng đá có số lượng trọng tài FIFA ít nhất khu vực với một người. Singapore và Thái Lan có nhiều trọng tài cấp FIFA nhất với cùng 6 người.
Bóng đá Lào, Campuchia và Philippines có nhiều hơn Việt Nam một trọng tài FIFA. Myanmar có 4 người, còn Indonesia và Malaysia có 5 trọng tài FIFA trong mùa giải 2021.
Video đang HOT
Trưởng ban Trọng tài VFF, ông Dương Văn Hiền chia sẻ với Zing : “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm ngoái, các trọng tài không thể ra nước ngoài làm việc, nên chúng tôi không thể đăng ký thêm trọng tài”.
“Vì vậy, năm nay chúng tôi vẫn giữ số lượng này. Năm sau, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm vài nhân vật để FIFA xét duyệt. Đó phải là những trọng tài tốt của Việt Nam”, ông nói thêm.
Trọng tài FIFA thường được liên đoàn khu vực mời làm nhiệm vụ ở các giải quốc tế, các trận đấu giao hữu quốc tế. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19 mà gần 2 năm qua, ông Lân và ông Hà không thể đi được.
Đây là hai trọng tài tốt nhất Việt Nam hiện tại. Cả hai được giao làm những trận đấu quan trọng ở V.League và cúp Quốc gia. Ông Hà là trọng tài FIFA, ông Lân là trọng tài FIFA cấp Elite.
Số lượng trọng tài nữ đạt cấp FIFA của Việt Nam là 3 người, bao gồm: Bùi Thị Thu Trang, Công Thị Dung và Lê Thị Ly. Số lượng nữ trợ lý trọng tài là 3 người là Hà Thị Phượng và Nguyễn Thị Hằng Nga và Trương Thị Lê Trinh.
Bên cạnh đó, số lượng nam trợ lý trọng tài là 7 người.
Bóng chạm tay và "cái bẫy" cho trọng tài ở V.League 2021
Chắc chắn, có rất nhiều pha để bóng chạm tay của các cầu thủ dẫn đến những tình huống gây tranh cãi khiến giới trọng tài phải "đau đầu" ở V.League 2021 này.
Trọng tài nữ Việt Nam có cơ hội tham gia cầm còi các trận đấu tại World Cup nữ 2023. Nguồn: Myanmar Football
Thay đổi luật và "cái bẫy" vô hình
Những tình huống "để bóng chạm tay" nói chung và "để bóng chạm tay" trong vòng cấm nói riêng luôn gây ra rất nhiều tranh cãi. Các trọng tài đứng giữa những ranh giới rất nguy hiểm, họ có thể thổi phạt đền cho đội bóng này nhưng cũng có thể tước luôn quả phạt đền của chính đội bóng ấy. Nếu trọng tài làm đúng, mọi chuyện sẽ không có gì để bàn. Nhưng nếu đó là một quyết định sai, áp lực sẽ trở nên khủng khiếp với không chỉ cá nhân người cầm còi mà còn với tất cả đồng nghiệp.
Ở V.League 2021, khi những điều chỉnh liên quan đến luật "để bóng chạm tay" có thể trở thành "cái bẫy" với chính những ông Vua áo đen.
Bên lề chương trình tập huấn, kiểm tra trọng tài, giám sát trọng tài chuẩn bị cho V.League 2021, giám sát trọng tài Đặng Thanh Hạ cũng đã có một buổi phổ biến với truyền thông liên quan đến những thay đổi đáng chú ý của luật bóng đá. Thay đổi liên quan đến luật "để bóng chạm tay" thu hút được nhiều sự chú ý, bởi tính chất quan trọng và độ phức tạp.
Ví dụ như việc hậu vệ của đội phòng ngự để bóng chạm tay và diễn biến tiếp theo là việc cầu thủ tiền đạo đối phương có cơ hội nguy hiểm để ghi bàn hoặc ghi bàn ngay sau đó (trong tư thế việt vị). Các trọng tài sẽ không thể thổi phạt việt vị tiền đạo, cũng không thể thổi phạt lỗi để bóng chạm tay mà tình huống này sẽ được tiếp diễn.
Thay đổi ở luật 12, mục các hành động chơi bóng bằng tay với cầu thủ tấn công được điều chỉnh như sau: "Một cầu thủ tấn công (hoặc đồng đội của cầu thủ đó) "vô tình" chơi bóng bằng tay sẽ chỉ bị phạt nếu hành động đó xảy ra "ngay lập tức" trước một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ rệt".
Mấu chốt ở đây không phải điểm bóng chạm tay, cách thức bóng chạm tay mà là khái niệm "ngay lập tức". Định nghĩa "ngay lập tức" được quy định là "bàn thắng được ghi hoặc cơ hội ghi bàn là hệ quả trực tiếp của việc vô tình dùng tay chơi bóng của cầu thủ tấn công và không có điều gì xảy ra ở giữa khoảng đó". Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu cầu thủ để chạm tay và dứt điểm thành bàn, bàn thắng phạm luật. Nếu đồng đội để bóng chạm tay dù là "vô tình" nhưng tạo điều kiện cho người khác dứt điểm ghi bàn cũng là phạm luật, không có khái niệm "tay sát người" hay "chủ động chơi bóng". Nhưng nếu cầu thủ "vô tình" để bóng chạm tay và không bị xác định lỗi thì chỉ cần thực hiện đường chuyền, kể cả đường chuyền ấy chưa thể tạo ra cơ hội ghi bàn mà phải đến bước tiếp theo mới tạo ra cơ hội thì sẽ không phạm luật.
Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đọc, hiểu, phân tích các tình huống nhưng các trọng tài thì không. Họ chỉ có 1-2 giây hoặc nhiều nhất là 10 giây để đưa ra những quyết định mà chưa chắc chính bản thân họ dám khẳng định đúng hay sai. Bởi vậy, khi chất lượng V.League ngày càng được nâng cao, tốc độ các trận đấu càng nhanh hơn, tính chất căng thẳng phức tạp hơn thì áp lực và độ khó trong các tình huống xảy đến với trọng tài cũng tăng lên.
Việc thường xuyên cập nhật luật, các tình huống giả định, thực tế và thêm cả yếu tố tâm lý là "liều thuốc" duy nhất giúp những ông Vua áo đen tránh lặp lại hàng loạt sai phạm đáng trách như ở V.League 2020.
Trọng tài Việt Nam và sự khẳng định chuyên môn
Trong 2 năm trở lại đây, dù công tác trọng tài luôn trở thành đề tài gây tranh cãi trên truyền thông nhưng trong số đó vẫn nổi lên những trọng tài có chuyên môn và kinh nghiệm như trọng tài cấp Elite Ngô Duy Lân hay trọng tài FIFA Hoàng Ngọc Hà. 2 ông Vua sân cỏ thay nhau là còi Vàng Việt Nam này thường xuyên được cầm còi điều khiển ở các trận cầu "nóng" như Nam Định, Hà Nội, Thanh Hoá,... để tránh những sai sót làm ảnh sai lệch đến kết quả trận đấu.
Chẳng hạn, ở trận Siêu cúp Quốc gia 2020 giữa Hà Nội và Viettel, trọng tài Ngô Duy Lân đã đưa ra một quyết định chuẩn xác khi không cho Viettel hưởng quả phạt đền, dù vấp phải sự phản ứng kịch liệt. Phút 74, từ đường tạt bóng của Hoàng Đức, bóng chạm tay của Bùi Hoàng Việt Anh sau nỗ lực khống chế bóng của chính trung vệ này. Theo luật, nếu một cầu thủ đỡ bóng bằng chân, đầu hoặc thân rồi bóng nảy lên tay thì tình huống đó không bị coi là phạm lỗi chơi bóng bằng tay. Bằng kỹ năng quan sát và sự quyết đoán, trọng tài Ngô Duy Lân dường như trong "chớp mắt" đã đưa ra quyết định chuẩn xác này. Cựu giám sát trọng tài Đoàn Phú Tấn phải thốt lên rằng: "Đáng khen cho trọng tài đã quyết định đúng luật, mặc dù không phải ai cũng biết".
Bên cạnh các trọng tài nam thì đội ngũ trọng tài nữ những năm gần đây cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc. 3/11 trọng tài là Công Thị Dung, Bùi Thị Thi Trang, Lê Thị Ly và 3/16 trợ lý trọng tài là Trương Thị Lệ Trinh, Nguyễn Thị Hằng Nga và Hà Thị Phượng đã đạt cấp Elite (Trọng tài FIFA được AFC đưa vào danh sách điều hành các giải đấu lớn ở Châu Á). Tỉ lệ này là khá cao so với đội ngũ trọng tài nam, khi chỉ có duy nhất trọng tài Ngô Duy Lân là Elite.
Lộ diện trọng tài cầm còi trận "tử chiến" Nam Định - Hải Phòng Ban trọng tài VFF đã có sự phân công người "cầm cân nảy mực" trận "tử chiến" giữa chủ nhà Dược Nam Hà Nam Định tiếp đội bóng Hải Phòng ở vòng 4 giai đoạn 2 V-League 2020, diễn ra lúc 17h, ngày 25/10. Còi vàng Hoàng Ngọc Hà được phân công bắt chính trận Nam Định - Hải Phòng. Theo đó, trọng...