Số lần trẻ đi tiêu dưới mức này chứng tỏ bé đang khỏe mạnh đấy, cha mẹ có thể yên tâm!
Sau khi chào đời, ngoài việc bú mẹ, việc đi vệ sinh của bé cũng được nhiều mẹ quan tâm.
Sau khi trẻ chào đời, ngoài việc bú mẹ, việc đi tiêu, đi tiểu của trẻ cũng được bố mẹ hết sức quan tâm. Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết rằng trẻ đi tiêu bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường? Trên thực tế, số lần đi tiêu mỗi ngày của bé là do nhiều nguyên nhân, bé ở các giai đoạn khác nhau thì số lần đi tiêu cũng khác nhau. Vậy trẻ đi tiêu bao nhiêu lần trong ngày được coi là bình thường? Các mẹ hãy cùng xem qua nhé!
Dưới 1 tuổi
Nói chung, trẻ sơ sinh dưới một tuổi thường bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Lúc này, ruột và dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện nên số lần đi tiêu cũng thường xuyên hơn. Nói chung, miễn là em bé không có các triệu chứng lớn khác thì việc đi tiêu từ 1 đến 5 hoặc 6 lần một ngày là bình thường.
Nếu bé không đi đại tiện trong nhiều ngày hoặc đi tiêu quá nhiều lần trong ngày có nghĩa là hệ tiêu hóa có vấn đề hoặc là do bé bú không đủ sữa. Tốt nhất, mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm ra và giải quyết vấn đề kịp thời. Ngoài ra, da của trẻ nhạy cảm hơn so với da người lớn. Sau khi đại tiện, mẹ nên dùng khăn ướt để lau mông cho trẻ, để tránh làm mông của bé bị hăm, đỏ.
1-3 tuổi
Khi đường ruột và dạ dày của trẻ dần dần phát triển và hoàn thiện, bé được ăn dặm, việc đi tiêu của bé sẽ đều đặn hơn, chừng 1-3 lần mỗi ngày. Và lúc này, nhu động ruột của bé cũng tăng lên, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Mẹ cần lưu ý không nên cho bé ăn quá no kẻo bé sẽ bị béo phì.
Video đang HOT
Trên 4 tuổi
Bé trong giai đoạn này đã bước vào tuổi mẫu giáo, thường ăn ở trường và đi tiêu đều đặn hơn. Trong trường hợp bình thường, bé sẽ đi tiêu một hoặc hai lần trong ngày. Và bé sẽ thường đi tiêu ở mốc thời gian cố định, phần lớn là trước khi đi ngủ và sau khi ăn sáng.
Điều này là do bé đã hoàn toàn thích nghi với các bữa ăn, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé cũng đều đặn hơn. Bé có thể đi đại tiện đúng giờ chứng tỏ hệ tiêu hoá của bé đang khoẻ mạnh.
Giai đoạn này, mẹ nên chú ý việc đại tiện của bé. Bình thường, khi nào cần đi tiêu bé sẽ nói với cô giáo. Nếu bạn thấy bé không đại tiện hoặc đi tiêu quá nhiều thì nên đưa bé đi khám tiêu hóa.
5 gạch đầu dòng để phát hiện ung thư trực tràng sớm: Dù đang khoẻ mạnh cũng cần chú ý
Ung thư trực tràng là căn bệnh có triệu chứng rất nghèo nàn. Không ít người đang rất khoẻ mạnh nhưng tình cờ đi khám thì phát hiện ra đã bị ung thư.
Đang rất khoẻ mạnh, ăn uống bình thường bệnh nhânL.M.Đ (66 tuổi tại Hà Nội) đã rất "sốc" khi được bác sĩ thông báo mắc ung thư trực tràng.
Bệnh nhân Đ cho biết, khoảng 1 tháng gần đây số lượng đi đại tiện có nhiều hơn và theo từng đợt. Mỗi đợt đi đại tiện nhiều thường kéo dài từ 3-5 ngày và có nhầy máu. Thấy bất thường nên bệnh nhân Đ đã đi khám.
Bệnh nhân được chỉ định nội soi trực tràng. Kết quả từ manh tràng đến đại tràng Sigma có nhiều Polyp nhỏ, kích thước khoảng 2-3 mm, bề mặt nhẵn không cuống. Ngoài ra, còn có 7 Polyp lớn kích thước từ 1-1.5cm bề mặt chia múi cuống dài.
Hình ảnh khối u trong trực tràng của bệnh nhân Đ.
Đoạn từ trực tràng, cách rìa hậu môn khoảng 7cm thấy khối sùi, loét lớn chiếm 1/2 chu vi lòng trực tràng, bề mặt thâm nhiễm, nham nhở, có giả mạc trắng lẫn chất hoại tử, chạm đèn soi dễ ra máu.
Bác sĩ đã lấy 4 mảnh tại khối sùi làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán tính chất khối u và cắt các Polyp trong đại trực tràng.
Kết quả sinh thiết cho thấy hình ảnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa kèm hình ảnh chụp X-quang quai động mạch chủ nổi vì vậy chẩn đoán xác định bệnh nhân Đ bị ung thư trực tràng và đã được chuyển đến bệnh viện 108 để tiến hành hóa xạ trị.
Bệnh nhân Đ chia sẻ, bình thường rất khoẻ mạnh, ít ốm, gia đình cũng không có ai mắc ung thư. Bệnh nhân không ngờ mình lại bị mắc căn bệnh ung thư.
Là người khám trực tiếp cho bệnh nhân Đ, ThS.BS Phí Thị Quang, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa, ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai.
" Ung thư trực tràng c hiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng. Ung thư trực tràng là căn b ệnh tiến triển chậm, diễn ra âm thầm và có rất ít dấu hiệu để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Chính điều này khiến bệnh ung thư trực tràng trở nên rất nguy hiểm ", bác sĩ Quang nói.
Theo bác sĩ Quang ung thư trực tràng nếu được phát hiện giai đoạn sớm (T1N0M0) có thể cắt hớt qua nội soi hoặc có thể khỏi sau phẫu thuật cắt bỏ khối u. Vì vậy, khám chuyên khoa Tiêu hóa định kỳ ngay cả khi chưa có dấu hiệu là giải pháp tốt nhất giúp phòng tránh nguy cơ ung thư hoặc điều trị sớm bệnh lý nếu có, từ đó giảm chi phí và thời gian điều trị cho bệnh nhân.
ThS.BS Quang chia sẻ, một số triệu chứng có thể xuất hiện mà người dân nên cảnh giác đi khám ngay gồm:
- Đi ngoài ra máu là triệu chứng hay gặp, thường máu lẫn phân, nhày mũi và thường ra trước phân.
- Rối loạn thói quen đại tiện: Táo lỏng thất thường hoặc táo bón xen kẽ với ỉa chảy từng đợt.
- Các triệu chứng của viêm kích thích trực tràng như: đau quặn, mót rặn, cảm giác nặng tức ở hậu môn
- Phân biến dạng: Lúc đầu thành khuôn sau nhỏ dần như chiếc đũa hoặc dẹt như lá lúa.
- Đôi khi đến viện bắt đầu bằng triệu chứng tắc ruột thấp, nhất là ung thư trên bóng.
Ung thư ruột chẳng mấy mà tìm đến nếu bạn vẫn giữ thói quen đi vệ sinh này Đi vệ sinh là nhu cầu hàng ngày của bất kỳ ai. Tuy nhiên, sai cách sẽ khiến bạn bị ung thư ruột cùng nhiều căn bệnh đáng sợ khác. Đại tiện là một nhu cầu thường xuyên của con người. Nhờ sự phát triển của văn hóa phương Tây, phương pháp ngồi xí bệt đã du nhập vào nhiều nước trên thế...