Sợ làm “người lớn”
Quân lại nắm tay tôi, ôm hôn và thỉnh thoảng cậu ấy có những hành động rất lạ làm tôi phải phản ứng.
Buổi học cuối cùng của lớp chúng tôi rồi cũng đi qua. Còn lại quãng thời gian ngắn ngủi để chúng tôi chia tay nhau. Hôm đó là ngày đầu tiên của tháng 5 nóng bức. Lớp 12B của chúng tôi tổ chức buổi liên hoan chia tay. Ai nấy cũng háo hức nhưng buồn vì sắp phải rời xa những người bạn, những kỷ niệm yêu thương của thời đi học. Buổi liên hoan đã diễn ra trong tiếng nhạc tưng bừng, rượu bia và cả lời chúc tụng nồng nhiệt.
Riêng tôi, hôm đó lại có một tâm trạng thật buồn. Người bạn trai thân thiết nhất học cùng lớp tôi sắp phải đi xa, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bạn ấy phải theo gia đình vào Nam sinh sống và như vậy, chúng tôi sẽ mối người mỗi ngả. Tôi và Quân (tên bạn ấy) không phải là người yêu nhưng giữa chúng tôi lại có một mối quan hệ với tình cảm khá đặc biệt. Vậy nên lần xa nhau này cũng đã làm cho cả hai cảm thấy quyến luyến hơn, nhớ nhung nhiều hơn.
Quân không giấu nổi tâm trạng buồn, cậu ấy cứ nhìn tôi lại nhìn về phía xa xa làm tôi cũng thấy tái tê không kém. Quân bảo tôi tách khỏi cuộc vui và hai chúng tôi đi về phía giảng đường để tâm sự. Biết bao chuyện trên trời dưới bể cứ thế tuôn ra làm cả hai chúng tôi thấy mềm lòng. Bất chợt Quân hỏi tôi: H có yêu Quân không? Rồi cậu ấy đã ôm chầm lấy tôi mà không cần đợi tôi trả lời. Tôi run rẩy, một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống, rồi dường như tôi không còn điều khiển được mình. Tôi ngất ngây trong vòng tay của Quân, cậu ấy nói gì cũng thấy đúng và tôi muốn thuộc về cậu ấy hoàn toàn. Chúng tôi ở bên nhau suốt hơn một giờ đồng hồ trong khuôn viên tĩnh lặng của trường, mặc cho nhóm bạn đang tưng bừng cùng rượu, cùng bia và những lời chúc tụng, hẹn hò buổi chia ly.
Lúc ấy khoảng hơn 7 giờ tối, Quân bảo tôi cùng cậu ấy đi dạo cho thoải mái. Tôi đồng ý ngay và cả hai lên xe đi về phía ngoại thành. Quân lại nắm tay tôi, ôm hôn và thỉnh thoảng cậu ấy có những hành động rất lạ làm tôi phải phản ứng. Quân dỗi vì tôi đã không chiều cậu ấy, nhưng tôi thấy sợ vì chưa bao giờ mình làm như thế cả. Thấy Quân buồn, tôi lại phải chủ động làm lành và nghĩ rằng, sắp phải xa nhau mà chưa biết đến bao giờ có cơ hội gặp lại. Vậy là tôi đã chiều Quân, mặc cho cậu ấy có những hành động lạ với mình. Lúc đầu tôi không quen nhưng rồi cậu ấy đã làm cho tôi thấy mọi chuyện trở nên đơn giản, rồi dễ chịu, đến lúc tôi không thể kìm được lòng mình.
Tôi lại cùng Quân lên xe, lang thang dưới trời đêm, rồi bất ngờ Quân rẽ vào một nhà nghỉ. Tôi giật mình, nhưng rồi cũng trấn tĩnh ngay vì Quân kêu mệt và muốn vào đó để nghỉ ngơi một lúc trước khi chia tay. Lần đầu tiên tôi biết đến nhà nghỉ và cũng là lần đầu tiên tôi cùng một bạn trai đến chốn xa xôi ấy. Trong thâm tâm, tôi bắt đầu thấy lo, ngộ nhỡ ai đó nhìn thấy, nhỡ có chuyện gì với chúng tôi… Biết bao giả định và những câu hỏi khó cứ dồn dập trong đầu tôi, trong khi Quân thì cứ phăm phăm gửi xe, lấy vé rồi chứng minh thư, đưa tôi lên tìm phòng rất thành thục, không suy nghĩ. Vào đến phòng, Quân đóng cửa ngay làm tôi thấy lo sợ thực sự. Quân lại ôm chầm lấy tôi, chẳng nói chẳng rằng, cậu ấy hôn lấy hôn để như thể một con thú đang đói khát vồ mồi. Tôi đẩy Quân ra và định hỏi cậu ấy về cái việc cả hai cùng vào nhà nghỉ thế này thật là không phải. Tôi lo rằng, dù mình có làm gì trong đó hay không nhưng chuyện mình xuất hiện ở nơi nhạy cảm ấy là điều sỉ nhục, bản thân tôi không dễ gì chấp nhận chứ chưa nói đến bạn bè, gia đình và người thân. Nhưng tôi lại không thể rời xa Quân, nhất là trong bối cảnh như thế. Cứ nghĩ đến ngay ngày mai giữa hai chúng tôi phải xa nhau thì tôi đã không thể kìm lòng. Tôi thương Quân, vì cậu ấy là người bạn thân thiết nhất, hiền lành chăm chỉ và học giỏi. Vì hoàn cảnh gia đình mà cậu ấy phải đi xa, trong khi những người bạn khác vẫn có thể ở lại vui vẻ. Tôi không biết có phải vì một thứ tình cảm đặc biệt nào đó với Quân khiến mình nặng lòng với cậu ấy như vậy nhưng, ngay trong đêm ấy, tôi đã hoàn toàn bị chinh phục bởi cậu ấy.
Ở nhà nghỉ, Quân lại tiếp tục hành động lỳ quặc, và tôi thì dường như không phản ứng gì. Rồi cũng đến lúc Quân đòi hỏi, đề nghị tôi chiều cậu ấy “chuyện kia”. Tôi không đồng ý vì tôi thấy sợ, nhưng Quân thì quyết liệt quá, mạnh mẽ quá. Cậu ấy bảo yêu tôi và cho dù có đi nơi đâu, dù chuyện gì xảy ra thì cũng không muốn xa tôi, sẽ bên tôi mãi mãi. Tôi không còn muốn phản ứng bất kỳ đồi hỏi nào cảu Quân, và thậm chí tôi đã trở thành “đồng lõa” với Quân trong việc đi qúa giới hạn của một câu chuyện tình cảm. Tôi bị đau, cả về thể xác lẫn tâm hồn. NHưng điều tôi thấy hối tiếc là mọi chuyện cứ cuốn đi mà bản thân không thể nhận ra điều phải trái, không có bất kỳ phản ứng nào.
Video đang HOT
Mấy ngày sau, tôi không muốn gặp Quân nữa. Tôi không trách cậu ấy mà luôn tự trách mình đã để mọi chuyện xảy ra, để đánh mất mình ngay từ buổi hò hẹn đầu tiên. Giờ tôi thực sự hoang mang, sợ rằng mình sẽ có thai, tôi sợ tôi phải làm người lớn trong khi kỳ thi đại học đang ngày càng đến gần. Tôi chẳng còn tâm trí nào để lo chuyện học và thi nữa. Xin hãy cho tôi lời khuyên.
Theo 2sao
Khi phụ huynh tiếp tay cho sự vô cảm của trẻ
Không chơi, không trò chuyện với bất cứ ai, chỉ ngồi một góc trong lớp học và học, từ chối mọi hoạt động tập thể... Khi giáo viên hỏi thăm, cô học trò đáp do... bố mẹ dặn, đến lớp đừng để ai làm ảnh hưởng đến mình.
Dạy con chỉ biết mình
Học thêm tại Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng,TPHCM, Nguyệt (tên nhân vật đã được thay đổi), cô học trò lớp 9 hoàn toàn tách biệt với bạn bè. Cô giáo để ý đến cô học trò sống khép mình đó và khi tìm hiểu thì được biết ở trường học chính, em cũng tự tách biệt như vậy. Nhiều lần cô nói Nguyệt lên bàn trên ngồi cùng bạn bè để dễ trao đổi khi làm bài tập nhóm nhưng em chối phăng nhất quyết không chịu. Nguyệt nói: "Bố mẹ dặn đến lớp không chơi với ai, tốt nhất ngồi riêng một chỗ để không ai làm ảnh hưởng đến mình".
Có những học trò không tham gia các hoạt động tập thể do bố mẹ cấm cản.
Cũng chính vì cách giáo dục "chỉ biết mình" từ bố mẹ, khi lớp tổ chức các hoạt động từ thiện, gây quỹ, bán hàng quyên góp, thăm bạn ốm đau, lao động vệ sinh... không bao giờ Nguyệt góp mặt hoặc cùng lắm chỉ đóng tiền cho xong việc.
Giáo viên dạy Văn một trường cấp hai kể, cô từng để ý một HS nam, ngày trực nhật nhưng thấy em tham gia dọn vệ sinh lớp học. Trong khi đó, bạn khác trong tổ lại "kham" hết mọi việc. Cô hỏi ra mới hay, học trò này thuê bạn làm trực nhật mỗi lần 25.000 đồng. Đây là ý tưởng của bố mẹ cậu học trò, còn trước đó họ từng dặn con khi tham gia việc gì đến công việc tập thể tốt nhất cứ... làm lơ để cho bạn bè làm.
Tại chương trình tư vấn tại trường học ở Q.5, TPHCM, một HS giỏi làm người nghe bàng hoàng khi em bộc bạch khó xử của mình khi nghe bố mẹ dạy sống phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người nhưng nếu em thực hiện thì bị chính bố mẹ ngăn cản.
Em kể, vì em học khá, bố mẹ không cho em học nhóm vì sợ bạn vượt hoặc chỉ cho chơi với những với bạn học giỏi, con nhà giàu. "Có lần, bạn trong lớp gọi điện đến hỏi bài, mẹ em không cho gặp và quay sang nói với em "Ngu mới bày vẽ hết cho người khác", thậm chí em còn được mẹ chỉ cách... đối phó khi có bạn nhờ giảng bài.
"Rất nhiều điều khác, bố mẹ nói về điều tốt nhưng khi thực hiện thì không phải vậy. Bố mẹ bảo phải biết chia sẻ với người khó khăn nhưng lại khó chịu khi em chơi với bạn nhà nghèo. Em không biết phải làm thế nào cho đúng?", cậu học trò băn khoăn.
Trong cuộc sống hàng ngày, có thể vô tình, có một số phụ huynh đã "tiếp tay" cho sự vô cảm của con. Không chỉ trong lời nói mà quan trọng nhất là cách hành vi, ứng xử, có những ông bố bà mẹ dạy con... chỉ cần biết mình. Nhiều người nghĩ đến "cái được" trước mắt mà không biết mình đang truyền cho con cách sống ích kỷ, vô cảm...
Vô cảm của trẻ: Lỗi từ người lớn?
Không ít hiệu trưởng bày tỏ, việc giáo dục kỹ năng sống cho HS ở trường học hiện gặp nhiều khó khăn, trong đó nguyên nhân đáng kể xuất phát từ chính phụ huynh. Ở bậc mầm non, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được đẩy mạnh nhưng nhiều giáo viên than không mấy kết quả vì về nhà... các em không có cơ hội rèn luyện khi gia đình o bế, ôm ấp không muốn con phải động tay động chân đến việc gì.
TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh cho hay, chúng ta đang than phiền con trẻ sống vô cảm thế nhưng chính người lớn đang "tiếp tay" cho sự vô cảm đó. Nhiều người quan niệm rằng, con cái chỉ cần học nên họ không để con làm bất cứ việc gì. Họ đã tước đi của con cơ hội khám phá bản thân, cơ hội hiểu mình và hiểu người khác.
Để trẻ được tự phục vụ, được trải nghiệm là cách để giáo dục lòng yêu thương.
"Nhiều gia đình bây giờ ngại cho con làm việc nhà như nhặt rau, rửa bát... vì coi việc học là trên hết. Họ không hiểu rằng ngay cả một đứa trẻ cũng phải có trách nhiệm với gia đình, với mối quan hệ xung quanh mình. Và đó cũng là cách để đứa trẻ khẳng định giá trị bản thân", TS Thụy Anh nhấn mạnh.
Bà Bùi Thị Minh Tú - Giám đốc Cty CP Đồ chơi và Giáo dục sáng tạo Măng chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp rất nhiều tình huống người lớn dạy con... vô cảm. Bố mẹ dạy rất lời tốt đẹp nhưng trong hành vi họ có thể ném bịch rác sang nhà người khác, chỉ biết sạch nhà mình; vượt đèn đỏ; ngăn cảm việc chia sẻ của trẻ... dẫn đến lòng yêu thương của trẻ bị "bào mòn".
"Đứa trẻ có thể tự xúc ăn, có thể tự chăm sóc bản thân nhưng bố mẹ lại đút thức ăn vào miệng, làm hết mọi việc cho chúng thì khác nào đang biến con thành tật nguyền? Mà khi tật nguyền phục vụ bản thân thì làm sao có thể phục vụ, hợp tác với người khác. Sự phục vụ chính là cội nguồn để xây dựng lòng yêu thương, các em không có điều đó nên các em trở nên vô cảm là điều dễ hiểu", bà Tú cho hay.
Về việc phụ huynh dạy con "chỉ biết mình", theo bà Tú, nguyên nhân là do họ thiếu hiểu biết, họ can thiệp thô bạo vào sự phát triển tự nhiên của đứa trẻ trong mối tương quan với đời sống xã hội. "Nhiều người quá bao bọc con mà không biết môi trường sống chính là liều vắcxin để con tăng sức đề kháng", diễn giả này cho hay.
Cũng phải kể đến, cuộc sống bên ngoài hiện nay nhiều phức tạp, cạm bẫy, phụ huynh muốn con được "an toàn" nên họ hướng con đến lối sống chỉ biết mình. Tuy nhiên, điều này chỉ làm đứa trẻ trở nên ích kỷ, yếu ớt và càng khó thích nghi, hào nhập với cuộc sống. Các chuyên gia nhấn mạnh, thay vì quá o bế con thì khi cuộc sống càng phức tạp càng phải trang bị cho con kỹ năng yêu thương, chia sẻ. Và cách hành xử của bố mẹ, thầy cô chính là tấm gương dạy lòng yêu thương cho con trẻ hiệu quả nhất.
Hoài Nam
Theo dân trí
Phát sóng thời sự, chiếu luôn cả phim khiêu dâm Kênh truyền hình VT4 của Đài Truyền hình Thương mại Thụy Điển đang dở khóc dở cười với trường hợp này. Mới đây, người xem kênh VT4 của Truyền hình Thương mại Thụy Điển có 1 phen "nóng mắt" khi chứng kiến 1 đoạn phim khiêu dâm được trình chiếu suốt 10 phút. Điều đặc biệt, nó lại được chiếu trong chương trình...