So kè tư thế ngủ của lũ trẻ: Chỉ có “bá đạo” hơn chứ không có bá đạo nhất!
Đối với người lớn chỉ có vài tư thế ngủ cơ bản như nằm thẳng, nằm nghiêng hoặc cùng lắm là nằm úp sấp. Nhưng với lũ trẻ thì có đến cả 1001 tư thế ngủ khiến các bậc cha mẹ phải “mắt tròn mắt dẹt”.
Ru con ngủ là một công việc không hề dễ dàng đối với các bậc cha mẹ, nhất là khi đứa trẻ khó đi vào giấc ngủ thậm chí còn có thói quen gắt ngủ.
Thế nhưng đâu phải khi lũ trẻ ngủ im thì cha mẹ đã có thể yên tâm. Rất nhiều phụ huynh phải thừa nhận rằng họ đến đau đầu với tư thế ngủ của con mình. Khi lật tấm chăn lên thì phía dưới tấm chăn ẩn chứa những bí mật mà họ khó bề có thể tưởng tượng được hết.
Đối với người lớn chỉ có vài tư thế ngủ cơ bản như nằm thẳng, nằm nghiêng hoặc cùng lắm là nằm úp sấp. Nhưng với lũ trẻ thì có đến cả 1001 tư thế ngủ khiến các bậc cha mẹ phải “mắt tròn mắt dẹt”.
Cùng xem những tư thế ngủ “bá đạo” của lũ trẻ do cha mẹ chụp lại chia sẻ nhé!
Tư thế này thì đến diễn viên xiếc cũng phải chào thua!
Bé giơ chân thế có mỏi không?
Một tư thế vô cùng khó nhằn và khó hiểu nhưng em bé vẫn “cân” ngon lành.
Ai bảo bé gái là dịu dàng, e thẹn nào?
Video đang HOT
Bí mật dưới tấm chăn khiến mẹ ngạc nhiên không? Cơ thể bé thật dẻo dai, mới có thể uốn được tư thế cực khó kia.
Bé “lậm” phim hoạt hình Naruto chăng?
Lại một cô công chúa chẳng hề hiền dịu hay ngượng ngùng chút nào.
Em bé có năng khiếu trời sinh đây rồi, động tác xoạc chân chẳng cần học cũng làm ngon ơ. Chắc chắn ai cũng thắc mắc tại sao bé xoạc chân được thẳng tưng đến vậy?
Tưởng đâu ngoan hiền nhưng tư thế lại rất lắt léo.
Đố người lớn ngủ được tư thế này giống bé đấy!
Bé ơi, không mỏi tay mỏi chân hay sao?
Có phải bé đang úp mặt vào chân dỗi mẹ rồi ngủ quên luôn không?
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc trong tư thế thoải mái và môi trường dễ chịu sẽ khiến con có đủ sức khỏe và tinh thần để vui khỏe, lớn nhanh. Tư thế ngủ không đúng dễ khiến con khó chịu, đau nhức người khi tỉnh dậy, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Do đó, cha mẹ hãy kịp thời kiểm tra và điều chỉnh tư thế ngủ cho bé sao cho thoải mái và đúng nhất nhé. Có 3 tư thế cơ bản là nằm ngửa, nằm nghiêng và nằm sấp ngủ, cha mẹ có thể đổi tư thế luân phiên giúp con để bé đỡ mỏi.
Cha mẹ cũng cần chú ý đến một vài điều sau để chất lượng giấc ngủ của con được tốt nhất:
- Tránh nằm trên giường lún: Tốt nhất, bạn nên sử dụng một loại đệm cứng cho trẻ, thay vì các loại đệm mềm lún hoặc đệm nước. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn không nên sử dụng các loại đệm gối mềm, bằng bông hoặc để các loại thú nhồi bông trong khu vực ngủ của trẻ. Nói cách khác, bất cứ thứ gì có thể trùm lên hoặc che phủ đầu trẻ trong khi ngủ thì bạn nên tránh sử dụng.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
- Tránh không che, trùm đầu của trẻ: Chăn chỉ nên được đắp ngang ngực của trẻ và nên để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh tình trạng chăn có thể di chuyển, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở. Bạn có thể dùng chăn làm từ cotton nhẹ hoặc vải màn để tránh tình trạng trẻ lăn, quấn chăn trong khi ngủ.
- Tránh không để trẻ bị quá nóng: Khi ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng. Không nên mặc cho con quá nhiều quần áo và thường xuyên kiểm tra bằng cách chạm vào da trẻ xem trẻ có bị nóng quá hay không.
- Tạo môi trường thoải mái khi ngủ: Đây là một điều rất quan trọng. Hãy để trẻ ngủ trong môi trưởng đủ mát, thoải mái với nhiệt độ quanh khoảng 20 độ C cho trẻ. Ngoài ra cha mẹ cũng không được để ánh sáng mạnh và phải giảm thiểu tiếng ồn.
- Ngủ chung phòng với trẻ: Cha mẹ nên ngủ chung phòng với trẻ để tiện cho việc cho bú vào ban đêm và theo dõi trẻ. Bạn có thể đặt nôi, cũi của trẻ gần với giường ngủ của bạn để tiện cho việc chăm sóc trẻ.
Cho con gối tay ngủ ngon lành, nửa đêm tỉnh dậy ông bố tá hỏa tìm khắp giường không biết con đâu
Hốt hoảng, lo lắng, người bố bật dậy như cái lò xo để tìm xem con trai đã đi đâu.
Trẻ nhỏ thường ngủ không ngoan, nhất là các bé từ 3 - 4 tuổi trở xuống. Trong đêm, chúng có thể xoay người 360 độ khắp giường. Vì thế, hầu hết bố mẹ có con nhỏ hay than thở rằng đêm bị thức giấc nhiều lần bởi những cú đạp của con hoặc lo lắng con bị lạnh nên phải thức giấc đắp lại chăn, kéo lại áo cho bé...
Anh Hiếu có 1 cậu con trai vừa tròn 1 tuổi. Hôm ấy, vợ anh đi công tác xa nhà 2 ngày liền, anh đảm nhận việc cho con đi ngủ tối. Trước khi đi công tác, vợ anh có dặn rằng nhớ để ý con vào ban đêm vì con hay xoay, lật người, sợ đêm con sẽ bị cảm lạnh vì không đắp chăn.
Tối hôm ấy, anh Hiếu cẩn thận gối đầu tay ru con ngủ, tay kia ôm ngang thân người con. Hai bố con ôm nhau chìm vào giấc ngủ nhanh chóng. Nửa đêm tỉnh giấc, anh Hiếu quờ tay xem con đâu thì hốt hoảng phát hiện con trai đã biến mất. Nhanh như chớp, anh bật người dậy, nhìn quanh khắp giường và toát mồ hôi khi con không hề có trên giường.
Ông bố tìm khắp giường không thấy con đâu...
Anh tung màn bước vội ra khỏi giường bật điện lên để tìm con. Hóa ra cậu bé lăn lộn suốt đêm đã rơi khỏi giường, may mà mắc kẹt bởi chiếc màn được ghép khá chặt vào đệm nên đang nằm đu đơ ở mép giường. Nửa dưới chạm xuống sàn nhà, nửa trên vẫn được chiếc màn giữ lại nên cậu bé đang ngủ với tư thế nửa nằm nửa ngồi. Nhìn thấy con ngủ trong tư thế đáng yêu như vậy, anh Hiếu thở phào nhẹ nhõm, còn chụp lại bức ảnh gửi cho vợ xem.
Thực tế, rất khó tránh khỏi việc trẻ bị rớt khỏi giường khi ngủ trong đêm, bởi hầu như đứa trẻ nào cũng rất "quậy" trong khi ngủ. Với những gia đình cẩn thận, giai đoạn các bé còn nhỏ, bố mẹ thường hay mua thanh chắn giường để đảm bảo an toàn cho con khi ngủ. Một số gia đình thì chọn cho con ngủ riêng trong cũi đặt cùng phòng ngủ của bố mẹ để kịp thời quan sát con trong đêm.
Nếu không may xảy ra những tình huống đáng tiếc như trẻ bị ngã khỏi giường, khỏi ghế, bố mẹ cần biết cách sơ cứu đúng, tránh việc hốt hoảng, mất bình tĩnh mà làm cho tình hình càng trở nên rối reng, thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ rất dễ ngã từ trên giường xuống khi ngủ (Ảnh minh họa).
Vậy khi trẻ ngã từ trên cao xuống, bố mẹ cần làm gì trước tiên?
Bước đầu tiên , không nên vội vàng bế trẻ dậy đột ngột. Hãy quan sát phản ứng của trẻ, nếu trẻ có thể khóc và cử động tay chân nghĩa là trẻ không gặp vấn đề gì quá lớn, không bị chấn thương xương.
Bước thứ hai , kiểm tra xem con bị thương ở đâu, có chảy máu hay không, vết thương có lớn không. Đồng thời chú ý xem trẻ có bị nôn không, có bị lả người ra không. Nếu bị chảy máu, cần cầm máu cho trẻ kịp thời và sau đó đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.
Bước thứ ba , tiếp tục quan sát trạng thái tinh thần của trẻ trong những giờ, những ngày sau khi ngã. Với những cú ngã từ trên cao xuống, cần quan sát trẻ dài ngày để xem trẻ có bị di chứng gì không (đi lại, ăn uống có bình thường không). Nếu thấy có điều gì bất thường, cần đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Hình ảnh mới nhất của Trúc Nhi - Diệu Nhi sau 5 ngày xuất viện: Ăn ngoan và vẫn giữ tư thế ngủ cực yêu như hồi ở viện Sau 5 ngày được ba mẹ đón trở về nhà, hình ảnh chị em Trúc Nhi - Diệu Nhi khoẻ mạnh, tươi vui cùng nhau ngồi khoanh chân trên thảm chăm chú theo dõi xung quanh khiến nhiều người thích thú. Ngày 7/10 vừa qua, sau 85 ngày sau phẫu thuật tách rời và 16 tháng sống tại bệnh viện, chị em Trúc...