So kè quyết liệt trước vạch đích
Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong tuần cuối cùng trước ngày bầu cử, cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều có lịch trình vận động tranh cử dày đặc tại các bang chiến địa. Cụ thể, ứng cử viên đảng Dân chủ đến bang Pennsylvania và Michigan, còn đối thủ đảng Cộng hòa lên kế hoạch vận động tranh cử tại New York và bang Georgia.
Dư luận cũng được chứng kiến hai ứng cử viên có mặt tại các “điểm dừng chân cuối cùng”, trong đó ông Trump vận động cử tri ở các bang Pennsylvania, Wisconsin và Nevada, bà Harris tới bang Nevada và bang Washington. Cùng với đó, hai ứng viên phó tổng thống là Thượng nghị sĩ JD Vance và Thống đốc bang Minnesota Tim Walz tham gia các sự kiện vận động ở bang Wisconsin.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên không có sự chênh lệch lớn và không ai nhận được sự ủng hộ rõ ràng ở đủ các bang để đảm bảo giành được 270 phiếu đại cử tri cần thiết. Ngoài 7 bang chiến trường, tính đến các bang ủng hộ hoặc nghiêng về đảng Cộng hòa thì ông Trump hiện có 235 phiếu đại cử tri, trong khi các bang ủng hộ hoặc nghiêng về đảng Dân chủ dành cho bà Harris 226 phiếu.
Các kết quả thăm dò mới nhất cho thấy, trên phạm vi toàn quốc, Phó Tổng thống Harris chỉ dẫn trước cựu Tổng thống Trump 1% – khoảng cách thấp nhất kể từ khi bà chính thức nhận đề cử của đảng Dân chủ. Trong khi đó, tại 7 bang chiến trường có khả năng quyết định kết quả bầu cử, các cuộc thăm dò sít sao đến mức không ứng cử viên nào có lợi thế đáng kể trong chặng đua cuối cùng.
Theo thăm dò của New York Times/Siena Polls, bà Harris chỉ còn dẫn trước ở bang Wisconsin, hai ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ ngang nhau tại các bang Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Michigan, trong khi cựu Tổng thống Trump dẫn trước tại các bang Georgia và Arizona. Trong một thăm dò khác do Washington Post/Schar School tiến hành, Phó Tổng thống Harris lại đang dẫn trước tại Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, còn tỷ phú Trump đang có ưu thế ở Arizona và North Carolina. Hai ứng cử viên đang có tỷ lệ ủng hộ ngang nhau tại Nevada.
Video đang HOT
Với những lá phiếu bỏ sớm đầu tiên tại một số bang chiến trường quan trọng, hai ứng cử viên đang xúc tiến những nỗ lực cuối cùng để nêu bật chính sách của mình với cử tri, làm rõ quỹ đạo tương lai không chỉ của chính sách đối ngoại mà cả hướng đi của một số vấn đề đối nội quan trọng của nước Mỹ trong 4 năm sắp tới. Trong khi các vấn đề đối ngoại là yếu tố khiến cử tri quan tâm, thì các vấn đề trong nước nhiều khả năng sẽ quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Dữ liệu cho thấy kinh tế, nhập cư, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, nhà ở, … là những vấn đề nổi bật nhất đối với cử tri Mỹ. Đảng Cộng hòa tập trung vào lạm phát và tình hình kinh tế, trong khi đảng Dân chủ nhấn mạnh vào quyền phá thai và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ. Cả hai đảng đều đã vạch ra kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư đang gia tăng ở Mỹ.
Về kinh tế, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh việc kích thích nền kinh tế tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất. Để giảm bớt gánh nặng cho các gia đình, bà tuyên bố sẽ tăng chi tiêu ngân sách cho hỗ trợ chăm sóc tr.ẻ e.m và giáo dục, cũng như tăng hỗ trợ cho lĩnh vực nhà ở và y tế. Để giảm lạm phát thực phẩm, bà đề xuất cấm tăng giá đột biến đối với thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Phó Tổng thống Mỹ cũng đề xuất tăng thuế đối với các tập đoàn và hộ gia đình có thu nhập cao, đồng thời giảm giá thuố.c theo toa.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump đề xuất giảm thuế doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước, miễn tính thuế với nhiều loại thu nhập và bãi bỏ cơ chế tín dụng thuế năng lượng xanh. Ông tuyên bố sẽ bù đắp những khoản cắt giảm đó nhờ thúc đẩy tăng trưởng và đán.h thuế hàng nhập khẩu. Ông đề xuất mức thuế quan mới 10%-20% đối với hầu hết hàng hóa nước ngoài và mức thuế cao hơn nhiều đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh sẽ giảm nhập cư bất hợp pháp, vốn là gánh nặng với nền kinh tế Mỹ.
Nhập cư và an ninh biên giới đã trở thành vấn đề then chốt trong kỳ bầu cử năm nay. Cả hai đảng đều thừa nhận thực tế là hệ thống nhập cư của Mỹ đang quá tải và cần được cải cách, song lại chia rẽ về cách giải quyết cuộc khủng hoảng. Ông Trump nhắc lại kế hoạch trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ và tuyên bố sẽ chấm dứt việc cấp quyền công dân đối với những người sinh ra tại Mỹ có cha mẹ lưu trú bất hợp pháp. Còn bà Harris tuyên bố muốn xây dựng một hệ thống tị nạn giúp bảo vệ biên giới, an toàn và nhân đạo. Bà ủng hộ một cuộc cải cách toàn diện về nhập cư, đẩy nhanh quá trình xử lý đối với những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ v.ị thàn.h niê.n.
Sau quyết định lật ngược phán quyết “Roe kiện Wade” của Tòa án Tối cao năm 2022, vấn đề phá thai đã trở thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử năm 2024. Phó Tổng thống Harris liên tục nhắc đến lập trường cho phép phụ nữ đưa ra lựa chọn về cơ thể họ và được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Đảng Cộng hòa thì từ lâu đã kêu gọi hạn chế phá thai và ủng hộ việc để các bang ra quyết định chứ không phải chính quyền liên bang.
Về đối ngoại, nếu thắng cử, ứng cử viên Dân chủ nhìn chung sẽ duy trì hầu hết các chính sách đối nội và đối ngoại hiện nay vì bà chủ yếu vận động tranh cử dựa trên nền tảng chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Bà ủng hộ mạnh mẽ Ukraine và sẽ thúc đẩy cấp thêm viện trợ tài chính và quân sự cho Kiev; mở rộng các biện pháp hạn chế liên quan đến lĩnh vực công nghệ đối với Trung Quốc, nhắm mục tiêu vào các công nghệ tiên tiến hơn cả chất bán dẫn, công nghệ lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như công nghệ sinh học. Chính quyền của bà Harris cũng sẽ duy trì sự hỗ trợ của Mỹ cho các sáng kiến liên quan đến biến đổi khí hậu trong nước và quốc tế.
Ngược lại, chính quyền Trump 2.0 sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trọng tâm ưu tiên của ông Trump đối với các vấn đề thương mại quốc tế sẽ là chính sách thuế quan chứ không phải chính sách công nghệ. Mỹ sẽ áp dụng mức thuế mới đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và thậm chí có thể là cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU); gia hạn chính sách cắt giảm thuế được triển khai vào năm 2017 và hết hạn vào năm 2025. Ông Trump sẽ cắt giảm sự hỗ trợ cho Ukraine trong nỗ lực nhằm nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột với Nga, tìm cách đảo ngược các chính sách của chính quyền Tổng thống Biden về chống biến đổi khí hậu và rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Bất kể ai nắm giữ Nhà Trắng sau cuộc bầu cử, nền chính trị Mỹ nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự thay đổi trong những năm tới. Tuy nhiên, để giải quyết những thách thức trong các lĩnh vực chính sách đối nội và đối ngoại, tổng thống tiếp theo của Mỹ vẫn sẽ cần sự ủng hộ của cả hai đảng.
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay có thể phụ thuộc nhiều vào cục diện tại 7 bang chiến trường Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.
Năm nay, các chuyên gia dự đoán rằng 7 bang bao gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin sẽ là chiến trường quyết định liệu ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris hay ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ giành chiến thắng.
Dù hàng trăm triệu cử tri Mỹ sẽ đi biểu tình vào ngày 5/11 tới nhưng lá phiếu của cử tri tại 7 bang nói trên có thể sẽ mang sức nặng lớn vì tỷ lệ ủng hộ cho 2 ứng viên này trong các cuộc khảo sát là rất sít sao với nhau. Chênh lệnh hàng nghìn phiếu phổ thông có thể giúp một ứng viên giành được hết phiếu đại cử tri của đối thủ. Cục diện cuộc bầu cử tới nay vẫn rất quyết liệt.
Bang Arizona có 11 phiếu đại cử tri, từng là thành trì của đảng Cộng hòa trong nhiều năm nhưng đã chuyển sang ủng hộ đảng Dân chủ vào năm 2020. Các vấn đề chính mà cử tri ở bang Arizona quan tâm là nhập cư và quyền phá thai.
Bang Georgia có 16 phiếu đại cử tri. Nơi đây chứng kiến chiến thắng sít sao của đảng Dân chủ vào năm 2020 và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nỗ lực lật ngược kết quả nhưng bất thành. Bang Georgia có một trong những cộng đồng gốc Phi đông nhất, nhóm có thể tác động tới cục diện bầu cử.
Bang Michigan có 15 phiếu đại cử tri. Năm 2016, ông Trump từng thắng bang này nhưng tới năm 2020, Tổng thống Joe Biden lại giành chiến thắng. Bang này có cộng đồng gốc Ả-rập đông đúc, vì vậy mối quan tâm của họ là chính sách Trung Đông của 2 ứng viên.
Bang Nevada có 6 phiếu đại cử tri. Chủ đề mà cử tri ở đây quan tâm là kinh tế và chiến dịch tranh cử của 2 ứng viên đã tập trung nhiều vào nhóm cử tri gốc Mỹ Latinh khá lớn tại đây.
Bang North Carolina có 16 phiếu đại cử tri. Dân cư của bang ngày càng đa dạng khiến đảng Dân chủ tin rằng họ có thể đổi màu bang từ đỏ sang xanh trong năm nay. Năm 2020, ông Trump chỉ hơn ông Biden khoảng 70.000 phiếu, vì vậy cục diện năm nay rất khó lường. Cử tri North Carolina quan tâm chủ yếu tới các vấn đề kinh tế và xã hội.
Bang Pennsylvania có 19 phiếu đại cử tri, chứng kiến các cuộc đua giằng co quyết liệt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa trong các mùa gần đây. Đây được xem là bang phải thắng của 2 ứng viên. Vấn đề kinh tế được quan tâm hàng đầu tại đây. Cả 2 ứng viên đều dồn nguồn lực lớn để vận động tranh cử ở bang này trong mùa bầu cử năm nay.
Bang Wisconsin có 10 phiếu đại cử tri. Trong những cuộc bầu cử gần đây, chiến thắng ở tiểu bang này thường được quyết định với khoảng cách vô cùng sít sao, khiến cử tri Wisconsin đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi các ứng viên của bên thứ ba. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy ứng cử viên độc lập Robert F. Kennedy Jr. có thể thu hút sự ủng hộ đáng kể ở Wisconsin, điều này có khả năng ảnh hưởng đến số phiếu của bà Harris và ông Trump do ông Kennedy đã công khai ủng hộ ông Trump.
Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 3: Ẩn số khó lường Nhiều người am hiểu và có ảnh hưởng trong nền chính trị Mỹ cũng đang hồi hộp chờ đợi kết quả sau cùng của cuộc bầu cử tổng thống năm nay, bởi còn rất nhiều ẩn số khó lường, đặc biệt là lực lượng cử tri mới. "Hiện tại, chắc không có ai ở Washington D.C này dám khẳng định kết quả bầu...