Sở hữu nhiều ‘đất vàng’, Sơn Tổng hợp Hà Nội có là ‘miếng mồi ngon’?
Mặc dù kết quả kinh doanh sa sút nhưng việc sở hữu nhiều “đất vàng” tại Hà Nội vẫn giúp Sơn Tổng hợp Hà Nội hút giới đầu tư chứng khoán.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về phiên đấu giá 3,2 triệu cổ phần của CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ( Vinachem) nắm giữ với giá khởi điểm 24.296 đồng/cp. Phiên đấu giá dự kiến tổ chức vào ngày 5/12 tại HNX.
Sơn Tổng hợp Hà Nội được biết đến là doanh nghiệp (DN) sở hữu thương hiệu Sơn Đại Bàng, được cổ phần hóa (CPH) từ ngày 1/1/2006, hiện có vốn điều lệ hơn 120 tỷ đồng, trong đó Vinachem là cổ đông lớn nắm giữ hơn 3,2 triệu cổ phần, tương ứng 27% vốn.
Sơn Tổng hợp Hà Nội sở hữu nhiều mảnh “đất vàng”.
Ngoài Vinachem, Sơn Tổng hợp Hà Nội còn có một cổ đông lớn khác là công ty TNHH Quản lý đầu tư HAP Việt Nam, sở hữu 30,76% vốn điều lệ tại ngày 30/9.
Kết quả kinh doanh của Sơn Tổng hợp Hà Nội trong những năm gần đây liên tục sụt giảm. Cụ thể, năm 2017 công ty đạt 557 tỷ đồng doanh thu, song sang năm 2018 giảm gần 6% và đạt 526 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 cũng giảm 23%, còn hơn 15 tỷ đồng.
Video đang HOT
Mới đây, doanh nghiệp này cũng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 350 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Dù tình hình kinh doanh không mấy khả quan nhưng Sơn Tổng hợp Hà Nội lại sở hữu quỹ “đất vàng” là niềm mơ ước của nhiều người.
Doanh nghiệp này hiện sở hữu những lô đất rộng với tổng diện tích lên tới 46.550,28 m2. Trong đó, có gần 22.506 m2 đất tại huyện Thanh Trì, bao gồm 5.055,9 m2 đất là trụ sở làm việc – là đất thuê 50 năm, trả tiền hàng năm; 12.547 m2 đất làm nhà xưởng sản xuất và 4.688,6 m2 đất làm nhà kho.
Sơn Tổng Hợp Hà Nội còn có 3.556 m2 đất tại quận Đống Đa (Hà Nội) với 2.509 m2 là đất xây dựng văn phòng với hình thức thuê đất và trả tiền hàng năm, thời hạn thuê là 50 năm và 1.047,38 m2 là đất thuê ngắn hạn cho đến khi Nhà nước thu hồi bàn giao theo quy định.
Chưa hết, doanh nghiệp này còn sở hữu 20.488 m2 đất tại Hưng Yên, là trụ sở làm việc, nhà xưởng sản xuất và nhà kho theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm có thời hạn thuê là 50 năm.
Thực tế, các đợt thoái vốn vừa qua đều chỉ thu hút các nhà đầu tư tổ chức, bởi đây là nhóm nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đến doanh nghiệp có tỷ lệ bán vốn lớn, có những tài sản giá trị nhưng chưa khai thác tốt như đất đai, hoặc doanh nghiệp sản xuất mà đối tác có thể kết hợp hoàn thiện chuỗi giá trị của họ.
Vì vậy, dù kết quả kinh doanh sa sút nhưng Sơn Tổng hợp Hà Nội vẫn có những ưu thế nhất định trong mắt giới đầu tư.
CHÂU ANH
Theo Vtc.vn
Lợi nhuận tăng nhưng vì sao quỹ ngoại tháo chạy khỏi Bột giặt LIX?
So với kết quả thực hiện trong quý 4/2018 thì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của CTCP Bột Giặt LIX (LIX) tăng lần lượt 3,8% và 8,6%.
Tại cuộc họp ngày 9/11, Hội đồng quản trị của Bột Giặt LIX đề ra kết quả kinh doanh với doanh thu đạt 600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng trong quý cuối năm 2019. So với kết quả thực hiện trong quý 4/2018 thì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng lần lượt 3,8% và 8,6%.
Về kết quả kinh doanh trong quý 3, Bột giặt LIX thu về doanh thu thuần 657 tỷ đồng, tăng 16%. Lợi nhuận gộp đạt 153,5 tỷ đồng, tăng 34%. Lợi nhuận sau thuế đạt 48 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù chi phí bán hàng tăng đến 46,5%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 28,8%, tuy nhiên nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh mẽ đã giúp cho LIX có được kết quả kinh doanh tăng trưởng cao.
Trong phần giải trình của mình, Bột giặt LIX cho biết, lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng trưởng 25,4% nhờ doanh thu trong kỳ tăng 16% trong khi giá vốn hàng bán tăng ở mức thấp hơn do giá cả nguyên liệu đầu vào giảm nhẹ.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Bột giặt LIX đạt 1.852,6 tỷ đồng, tăng 7%. Lợi nhuận trước thuế gần 165 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận sau thuế đạt gần 132 tỷ đồng.
Năm 2019, Bột giặt LIX đặt kế hoạch doanh thu thuần 2.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 180 tỷ đồng, cổ tức 30%. Như vậy, 9 tháng đầu năm, LIX đã sắp đạt kế hoạch đề ra với 92% về lợi nhuận.
Bột giặt LIX đề ra kế hoạch lãi 50 tỷ đồng trong quý 4/2019.
Mặc dù Bột giặt LIX kinh doanh tăng trưởng, nhưng đầu tháng 10, Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan là Pyn Elite Fund đã bán ra toàn bộ 1,68 triệu cổ phiếu LIX, tương ứng 5,18% vốn cổ phần và chính thức không còn là cổ đông của Công ty.
Trong cơ cấu cổ đông lớn, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vẫn đang nắm giữ 51% sở hữu tại Bột giặt LIX, tương ứng nắm hơn 16,5 triệu cổ phiếu LIX.
Theo kế hoạch, Vinachem sẽ giảm bớt sở hữu tại Bột giặt LIX xuống còn 36% vốn.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
DAP VINACHEM (DDV) báo lỗ 18 tỷ đồng trong quý 3/2019 Mặc dù doanh thu tăng trưởng nhưng các khoản chi phí cũng tăng cao khiến DAP - VINACHEM báo lỗ trở lại sau 8 quý kinh doanh có lãi. Công ty cổ phần DAP - VINACHEM (UpCOM: DDV) đã công bố BCTC quý 3/2019 với khoản lỗ hơn 18 tỷ đồng. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 383 tỷ đồng tăng...