Sở hữu hàng loạt công ty lớn tại Việt Nam, SCG Packaging dự kiến thu về 1,27 tỷ USD trong đợt IPO
Tạ i Việt Nam, SCG cũng như SCG Packging sở hữu danh mục đầu tư rất đồ sộ. Các công ty con chính của SCG Packaging tại Việt Nam có thể kể đến như Kraft Vina, Bao bì Tín Thành (Batico), New Asia Industries, Alcamax…
SCG Packaging Pcl, công ty bao bì lớn nhất Thái Lan, lên kế hoạch huy động tới 39,5 tỷ baht (tương đương 1,27 tỷ USD) trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) tại Thái Lan. Theo Bloomberg, đây là đợt IPO lớn thứ hai của quốc gia này trong năm nay.
SCG Packinging là công ty con của một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất quốc gia Đông Nam Á – Siam Cement Group (SCG). Đức vua Maha Vajiralongkorn của Thái Lan là cổ đông lớn nhất của công ty mẹ Siam Cement với 33,64% cổ phần, theo thông tin đăng tải trên trang web của công ty.
Công ty định giá giá cổ phiếu từ 33,5 baht đến 35 baht cho đợt chào bán 1,13 tỷ cổ phiếu sắp tới, theo hồ sơ nộp lên Ủy ban chứng khoán và giao dịch Thái Lan hôm Thứ Hai (21/9). SCG Packinging sẽ bán thêm 169 triệu cổ phiếu mới nếu quyền chọn Greenshoe được kích hoạt hay toàn bộ 1,13 tỷ cổ phiếu được bán hết, hồ sơ cho biết.
Đợt IPO sắp tới của SCG Packaging sẽ trở thành đợt IPO lớn thứ hai tại Thái Lan trong năm nay sau đợt chào bán 2,5 tỷ USD của Central Retail vào tháng 2.
Các đợt IPO ở châu Á đã trở lại sau một đợt suy thoái trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát với một loạt đợt niêm yết mới được thống kê tại Hồng Kông và Trung Quốc. Tại Ấn Độ, hoạt động cũng hồi sinh trong bối cảnh thanh khoản dồi dào sau khi tạm lắng do đại dịch.
Video đang HOT
Đơn xin IPO của SCG Packaging được phê duyệt vào tháng 5 nhưng sau đó công ty cho biết không chắc chắn về thời gian trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan.
Theo ông Tawatchai Asawapornchai, Phó Giám Đốc điều hành tại ASL Securities hoạt động kinh doanh bao bì đã trở thành viên ngọc quý của tập đoàn Siam Cement với sự tăng trưởng bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng thực phẩm trong bối cảnh diễn ra đại dịch.
“Công ty có thể coi đây là cơ hội nhỏ khi sự bùng phát của dịch COVID-19 không kết thúc nhanh chóng”, ông Asawapornchai nói.
SCG Packaging đã phân bổ 677 triệu cổ phiếu mới, tương đương 60% lượng chào bán, cho 18 quỹ trong và ngoài nước với tư cách là các nhà đầu tư nền tảng, theo hồ sơ. Công ty Kasikorn Asset Management và BBL Asset Management là hai người mua nhiều nhất trong số 14 tổ chức trong nước, trong khi Avanda Investment Management và NTAsian Discovery Master Fund là những nhà đầu tư quốc tế lớn nhất.
Công ty lên kế hoạch sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán để tài trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh và tiến hành những hợp đồng mua lại mới cũng như trả nợ, hồ sơ gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Thái Lan cho hay.
Thu nhập ròng của nó trong nửa đầu năm nay đã tăng 40% lên 3,64 tỷ baht, trong khi tổng doanh thu tăng 11% lên 45,9 tỷ baht.
Cổ phiếu sẽ được chào bán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong giai đoạn ngày 28/9 – 14/10, theo hồ sơ. Công ty sẽ công bố mức giá cuối cùng vào ngày 8/10.
Công ty Chứng khoán SCB và Bualuang là đơn vị tổ chức điều hành đợt chào bán cho nhà đầu trong nước, trong khi Morgan Stanley và UBS Group AG đang quản lý việc bán cổ phiếu cho nhà đầu tư quốc tế.
Tại Việt Nam, SCG cũng như SCG Packging sở hữu danh mục đầu tư rất đồ sộ. Các công ty con chính của SCG Packaging tại Việt Nam có thể kể đến như Kraft Vina, Bao bì Tín Thành (Batico), New Asia Industries, Alcamax… Tổng doanh thu của các công ty này trong năm 2019 đạt hơn 9.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD), trong đó đóng góp chủ yếu là công ty Kraft Vina.
Mức vốn cao kỉ lục vừa bị rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam
Hơn 8 triệu USD đã bị rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ trong 1 tuần, mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua...
Ảnh: Baodauthau.
Trong tuần (24-28/02), Đông Nam Á bị rút vốn mạnh, ghi nhận ở mức 77 triệu USD, cao nhất trong 4 tuần qua. Cụ thể, số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) cho thấy dòng tiền rút khỏi Indonesia và Malaysia là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, Thái Lan và Philippines cũng chịu tác động tiêu cực trong khi Singapore tiếp tục thu hút dòng vốn tuần thứ 4 liên tiếp.
Thị trường chứng khoán Đông Nam Á bị rút vốn hàng chục triệu USD. Nguồn: KIS, Bloomberg.
Không như Singapore, Việt Nam chịu tác động tiêu cực khi dòng vốn bị rút ghi nhận ở mức 8 triệu USD, cao nhất 6 tháng vừa qua. Cụ thể, VanEck Vietnam ETF, VFMVN30 ETF và X FTSE Vietnam rút ròng lần lượt là 4,2 triệu USD, 2,3 triệu USD và 2 triệu USD trong tuần trước.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, áp lực bán tiếp tục chiếm ưu thế, giá trị bán ròng ghi nhận ở mức 1.110 tỷ đồng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu thuộc Bất động sản, Công nghiệp và Tiêu dùng không thiết yếu là 3 lĩnh vực chịu áp lực bán mạnh nhất, giá trị bán ròng ghi nhận lần lượt là 373 tỷ đồng; 174 tỷ đồng và 117 tỷ đồng. Với lĩnh vực Bất động sản, áp lực bán tập trung chủ yếu trên các cổ phiếu SJS, VHM, VRE và NVL trong khi Tiêu dùng không thiết yếu bị chi phối bởi lực bán trên SVC.
Top 10 cổ phiếu được nước ngoài mua ròng trong tuần qua. Nguồn: KIS.
Bên cạnh đó, lực cầu ngoại tiếp tục giảm trên lĩnh vực Tài chính và Tiêu dùng thiết yếu khi áp lực bán trên các cổ phiếu VCB, SHB và MSN chi phối lực mua trên các cổ phiếu như SBT, VNM, SAB, CTG và STB.
Theo Nhipcaudautu.vn
Nhận định chứng khoán tuần tới: Xu hướng phục hồi có thể sẽ tiếp diễn Thị trường chứng khoán tuần qua (từ 14 -18/9) diễn biến khá tích cực. Chỉ số VN - Index đã lấy lại mốc 900 điểm đi kèm với việc thanh khoản gia tăng. Giới phân tích từ các công ty chứng khoán cho rằng, thị trường vẫn đang trong xu hướng phục hồi tích cực và hướng lên các ngưỡng kháng cự cao...