Sở hữu con ba ba có màu vàng óng hiếm thấy
Hay tin anh Hải ở Thanh Hóa sở hữu 1 con ba ba có màu sắc vàng óng hiếm thấy, nhiều người quan tâm, hỏi mua
Ngày 2-4, anh Phạm Văn Hải (SN 1989, ngụ khu 6, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết anh đang sở hữu một con ba ba có màu sắc kỳ lạ được anh mua của một người dân xã Sơn Điện (huyện Quan Sơn) cách đây ít ngày.
Con vật có hình thù kỳ lạ toàn thân vàng óng
Theo anh Hải, hôm 29-3, anh nghe thông tin một người dân ở xã Sơn Điện, có bắt được 1 con ba ba có màu sắc kỳ lạ, toàn thân vàng óng tại một con suối ở bản Hiềng, xã Na Mèo. Sau đó anh đã tới thuyết phục người này bán lại con ba ba cho mình.
Video đang HOT
Con ba ba này được anh Hải mua lại của 1 người dân bắt được ở trên suối
“Con vật này có chiều dài khoảng 10 cm, rộng 6 cm và nặng khoảng 100 g. Sau khi mua về, tôi mang thả vào trong một bể cá cảnh, trang bị sục oxy. Hiện tại, con ba ba rất khỏe, tung tăng bơi lội trong bể và ăn những thức ăn tanh như ốc và cá…”- anh Hải chia sẻ.
Cũng theo anh Hải, ngoài đặc điểm toàn thân có màu vàng óng, con ba ba này còn có nhiều chấm nhỏ (như da báo) phía dưới cổ. “Từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng thấy một con ba ba nào có ngoại hình kỳ lạ đến vậy. Tôi có lên mạng tìm hiểu thấy con ba ba này có màu sắc gần giống cua đinh, tuy nhiên cua đinh phần đầu có chấm xám còn con này thì có các chấm nhỏ dưới cổ” – anh Hải nói.
Con ba ba trên đầu không có chấm xám, còn dưới cổ lại có nhiều chấm trắng
Chủ nhân con ba ba cho biết, kể từ hôm mua con vật này về nuôi, anh có chụp ảnh đưa lên Facebook, đã có rất nhiều người quan tâm, hỏi mua lại. Thậm chí, đã có những người tìm tới nhà anh Hải để được tận mắt chứng kiến con ba ba hiếm gặp này.
Tuấn Minh
Đi chợ biên giới Na Mèo
Chợ Na Mèo (gần Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là khu chợ biên giới độc đáo của xứ Thanh. Chợ được tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần.
Chợ Na Mèo đang được chính quyền địa phương đầu tư sửa chữa, nâng cấp.
Thường thì ngay từ chiều thứ Sáu, đồng bào Mông, Thái từ khắp các bản làng đã chuẩn bị hàng hóa, hành lý cho vào gùi sau đó từng tốp 5-7 người rủ nhau băng rừng xuống núi chuẩn bị buổi chợ sớm. Từ tờ mờ sáng, nhân dân, tiểu thương nước bạn Lào cũng nhanh chóng làm các thủ tục thông quan để sang Na Mèo kịp tìm vị trí tốt trong phiên chợ.
Không nhiều mặt hàng công nghiệp hiện đại và sầm uất như những khu chợ biên giới khác, chợ Na Mèo mang đậm bản sắc của một phiên chợ quê vùng biên dù vẫn được coi là chợ... quốc tế. Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là sản vật địa phương và giá thường khá rẻ như: chuột rừng phơi khô, chuột rừng nướng, cá suối nướng, vải thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu, măng rừng, rau, cơm nắm, thịt bò... (của người Lào) và các mặt hàng gia dụng, giày dép, quần áo...
Trước kia, chợ chủ yếu là nơi giao thương, buôn bán của cư dân vùng biên hai nước Việt - Lào, ngày nay, giao thông, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 217 được nâng cấp, mở rộng đã thu hút người dân, du khách từ khắp nơi đến chợ.
Chợ Na Mèo ngày nay không chỉ thu hút người dân bản địa mà còn có thương lái từ miền xuôi, huyện Viêng Xay (Lào) đến chợ tham gia trao đổi hàng hóa, tạo không khí giao thương sôi nổi, nhộn nhịp. Một nét đặc trưng nữa của phiên chợ là cùng lúc lưu thông hai loại tiền: Tiền Việt Nam đồng và tiền Kíp (Lào). Nhiều người chưa hiểu ngôn ngữ của nhau chỉ cần ra hiệu là có thể mua bán, trao đổi những mặt hàng cần thiết. Tại phiên chợ, thổ cẩm là mặt hàng được phụ nữ dân tộc ưa thích trong ngày Tết. Các mặt hàng thổ cẩm được bày bán, góp phần làm cho phiên chợ thêm rực rỡ sắc màu.
Chị Mùa Thị Sênh, dân tộc Mông ở bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn cho biết: năm nào cũng vậy, cứ đến phiên chợ Tết là cả gia đình lại xuống chợ mua sắm. Vì đường xa nên gia đình phải dậy từ sáng sớm. Phiên chợ năm nay rất nhộn nhịp, đa dạng các mặt hàng, giá cũng phải chăng nên chị đã mua được váy áo đẹp cho cả gia đình vui Xuân và sắm nhiều đồ dùng khác chuẩn bị đón Tết.
Thượng tá Hoàng Anh Hiếu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, xã Na Mèo, Quan Sơn cho biết: Chợ được hình thành từ cuối năm 1989, ban đầu chỉ là một khu chợ nhỏ lẻ của đồng bào Thái, Mông, xã Na Mèo. Đến năm 1999, chợ được nâng cấp, xây dựng thành khu chợ kiên cố, sạch sẽ.
Năm 2004, Cửa khẩu Na Mèo được nâng cấp thành Cửa khẩu quốc tế, chợ Na Mèo ngày càng nhộn nhịp hơn, hàng hóa phong phú hơn, lượng người giao thương cũng ngày một nhiều hơn. Hàng chục năm qua, chợ Na Mèo đã trở thành địa điểm giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa người dân huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) và huyện Viêng Xay (Lào) nói riêng, người dân hai nước Việt - Lào nói chung. Dù mỗi tuần chỉ họp một phiên duy nhất vào thứ Bảy nhưng không thấy có sự xô bồ, chen lấn. Tất cả đều rất nhẹ nhàng, vui vẻ, Thượng tá Hiếu chia sẻ.
Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa cho biết: Chợ Na Mèo đang được chính quyền địa phương đầu tư sửa chữa, nâng cấp với diện tích 7.000m2, vốn đầu tư 25 tỷ đồng, dự kiến trong năm 2020 sẽ hoàn thành.
K.Tư
Theo daidoanket.vn
Đẹp nao lòng những chùm giáng hương vàng rực ở thành Vinh Những ngày này, thành Vinh như khoác lên mình bộ cánh vàng rực rỡ bởi những cây hoa giáng hương. Sắc vàng của loài hoa này làm cho thành phố Vinh tươi sáng hơn, xua đi không khí ảm đạm bởi dịch COVID-19. Hoa giáng hương là minh chứng cho thời khắc giao mùa. Mùa xuân đã qua, mùa hạ sắp tới và...