Sở hữu 19% Vinamilk, thâu tóm Metro, tỷ phú Thái Lan tiếp tục là ứng cử viên duy nhất sẽ “thâu tóm” Sabeco
Tính đến chiều 11/12, Vietnam Beverage – công ty được sở hữu 49% bởi ThaiBev – là nhà đầu tư duy nhất đăng ký mua từ 25% cổ phần của Sabeco trở lên.
Trong đợt đấu giá tới đây, mặc dù Bộ Công thương chào bán gần 344 triệu cổ phiếu SAB, tương đương 53,59% cổ phần, tuy nhiên số lượng mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua tối đa chỉ là 38,59% cổ phần do room ngoại Sabeco chỉ được ở mức tối đa 49%.
Việc ThaiBev thành lập pháp nhân tại Việt Nam mới đây và tham gia mua tối thiểu 25% cổ phần Sabeco có thể cho thấy “đại gia” đến từ Thái Lan này sẵn sàng mua trọn lô 53,59% cổ phần từ tay Bộ Công thương.
Từ lâu nay, Sabeco được coi là “con gà đẻ trứng vàng” với doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, với việc nắm giữ hơn 40% thị phần bia Việt Nam – một trong những thị trường bia tăng trưởng hàng đầu Thế giới, Sabeco từ lâu đã nhận được sự quan tâm lớn của không ít “đại gia” ngành bia Thế giới như Heineken, AB Inbev, ThaiBev, Kirin Holdings…
Nếu nắm giữ cổ phần của Sabeco, các hãng bia ngoại không những có thể sử dụng mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc của Sabeco mà còn có thể tận dụng cơ sở sản xuất với vài chục nhà máy của Sabeco để sản xuất các sản phẩm của mình tại Việt Nam. Không những vậy, việc nắm quyền kiểm soát Sabeco cũng giúp những “đại gia” bia Thế giới có thể gia tăng tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực giàu tiềm năng là Đông Nam Á. Ngoài ra, Sabeco cũng là hãng bia lớn “hiếm hoi” còn sót lại tại Châu Á chào bán cổ phần.
Trên TTCK, thông tin Bộ Công thương đấu giá cổ phần Sabeco với mức giá tối thiểu 320.000 đồng/cp đã khiến cổ phiếu SAB dậy sóng và có thời điểm lên sát ngưỡng 350.000 đồng/cp. Tuy vậy, trong những phiên gần đây cổ phiếu này đã điều chỉnh mạnh và hiện chỉ còn 293.000 đồng/cp.
Video đang HOT
Diễn biến cổ phiếu SAB thời gian gần đây
Hoàng Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhà đầu tư đừng vội mừng, tăng giá bán lẻ điện sẽ không tác động tới KQKD các doanh nghiệp điện niêm yết
Theo CTCK HSC, các công ty điện đã niêm yết sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp do giá bán điện theo hợp đồng PPA là cố định. Trong khi đó, phần doanh thu tăng thêm từ bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh phụ thuộc vào cung/cầu thị trường nên giá đầu ra tăng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu.
Mới đây, Bộ Công thương đã bất ngờ ra thông báo điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 1.720,65 đồng/kWh, tăng 6,08% so với mức giá hiện hành, áp dụng từ 1/12/2017.
Trong phiên giao dịch 1/12, hàng loạt cổ phiếu ngành điện như REE, NT2, PPC, SJD, VSH, CHP, KHP...đồng loạt bứt phá mạnh. Việc các cổ phiếu ngành điện "dậy sóng" bên cạnh nguyên nhân từ việc KQKD ngành điện trong năm nay nhìn chung khả quan, PV Power sắp IPO chắc hẳn còn đến từ kỳ vọng của giới đầu tư về việc doanh nghiệp điện sẽ hưởng lợi từ quyết định tăng giá bán điện của Bộ Công thương.
Cổ phiếu ngành điện bứt phá mạnh sau tin tăng giá điện liệu có đúng?
Tuy vậy, trên thực tế việc tăng giá bán lẻ điện bình quân chỉ tác động nhẹ hoặc không tác động đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty phát điện độc lập.
Theo CTCK HSC, các công ty điện đã niêm yết sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp do giá bán điện theo hợp đồng PPA là cố định. Trong khi đó, phần doanh thu tăng thêm từ bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh phụ thuộc vào cung/cầu thị trường nên giá đầu ra tăng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu.
Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân là giá đầu ra của EVN. Trong khi đó giá mua điện từ các công ty điện là giá đầu vào của EVN. Hơn nữa, EVN hiện vẫn độc quyền mua điện từ các công ty điện thông qua hợp đồng PPA và thị trường phát điện cạnh tranh. Do đó, điều chỉnh tăng giá đầu ra của EVN thực tế không tác động trực tiếp đến giá đầu vào của EVN.
Kỳ hạn bình quân của một hợp đồng PPA cho một công ty phát điện độc lập đã niêm yết (hợp đồng bán điện giữa EVN và các nhà máy điện) là từ 10 - 20 năm. Thông thường, kỳ hạn hợp đồng sẽ theo sát vòng đời kinh tế của các thiết bị sản xuất điện tại các nhà máy. Do đó, hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá bán lẻ điện. Và dù trên thị trường phát điện cạnh tranh, EVN cũng phân bổ sản lượng điện mua từ các nhà máy dựa trên giá đấu thầu theo chi phí thay đổi. Các nhà máy điện thường bán 10-20% sản lượng điện trên thị trường phát điện cạnh tranh. Và việc lựa chọn mua điện trên thị trường phát điện cạnh tranh của EVN cũng không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá bán lẻ điện.
Tuy nhiên, HSC cho rằng khi các hợp đồng PPA đáo hạn và được đàm phán, giá bán lẻ điện tăng cho phép EVN linh hoạt và hào phóng hơn khi đàm phán giá hợp đồng PPA với các nhà máy điện mới. Trong số các công ty phát điện độc lập đã niêm yết hiện tại, kỳ hạn các hợp đồng PPA như sau:
PPC - đến năm 2019 đối với nhà máy Phả Lại 1 và đến năm 2031 đối với nhà máy Phả Lại 2.
NT2 - đến năm 2021.
PV Power - thời gian đáo hạn cụ thể như sau;
Nhơn Trạch 1 - đến năm 2018.
Cà Mau 1&2 - đến năm 2028.
Vũng Áng - đến năm 2025.
Nậm Cát - đến năm 2022.
Hủa Na - đến năm 2023.
Đăk Đrinh - đến năm 2024
Do đó, trong ngắn hạn, câu chuyện tăng giá của cổ phiếu điện không liên quan nhiều tới việc tăng giá bán lẻ điện mà đến nhiều hơn từ kỳ vọng KQKD quý 4 hay việc PV Power chuẩn bị lên sàn.
Theo Trí thức trẻ
Sabeco sẽ tổ chức Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư tại Singapore và Anh ngay trong tháng 11 Buổi Roadshow Sabeco tại Singapore sẽ diễn ra lúc 8h sáng đến 18h chiều 24/11/2017 tại Singapore. Còn tại thị trường London - Anh, sự kiện sẽ diễn ra từ 8h sáng đến 18h chiều ngày 27/11/2017. Kế hoạch thoái vốn tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang bước sang giai đoạn nước...