Sợ hãi vì chồng ép ‘phục vụ’ bằng cách mở phim sex, bắt vợ làm theo
Hơn một năm phải phục vụ những đòi hỏi thô bạo của chồng, chị Hương (TP HCM) đâm đơn ra tòa.
Phụ nữ thường rất khó khi bị bạo lực tình dục. Ảnh minh họa IT
Nhiều năm trong nghề, luật sư Hoàng Cao Sang, Đoàn luật sư TP HCM vẫn nhớ mãi hình ảnh chị Hương, giáo viên cấp 3 ở quận 12 mặt bơ phờ đến văn phòng mình nhờ tư vấn để được ly hôn chồng hơn 4 năm trước. Chị cho biết, hai vợ chồng kết hôn hơn 5 năm nhưng không có con. Chồng chị là người biết chăm lo kinh tế, nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc của vợ, từ tinh thần đến chuyện chăn gối. Chuyện dần nghiêm trọng khi từ năm thứ tư hôn nhân trở đi, anh trở nên cuồng bạo với vợ trong chuyện ấy.
“Đêm nào anh cũng đòi hỏi, dù hôm đó tôi mệt và chẳng muốn. Nếu tôi từ chối, anh ép phải phục vụ bằng cách chiếu những bộ phim sex bắt tôi coi và làm theo. Không được đáp ứng anh mắng chửi rồi đánh. Tôi thấy mình như bị hãm hiếp chứ không phải làm vợ”, chị Hương kể.
To nhỏ năn nỉ không được, năm 2011 và 2013 chị muốn giải thoát nhưng chẳng tìm được lý do chính đáng. Lần cuối, chị nghĩ nếu không dứt khoát thì cả đời phải sống trong cảnh chịu đựng, hoang mang lo sợ.
Ảnh: Pinterest
Video đang HOT
“Gặp tôi, chị ấy rất mệt mỏi, muốn thoát khỏi chồng càng sớm càng tốt nhưng chỉ đưa ra lý do không hòa hợp. Tôi nói, &’luật sư cũng giống như bác sĩ vậy, phải biết sự thật thì mới có hướng để tư vấn và giúp chị được. Nếu chị cứ giấu thì rất khó’. Lúc đó, chị ấy mới nói nguyên nhân thật”, luật sư Sang nhớ lại.
Ở tòa, anh chồng lý giải những lần cho chị xem phim nóng là muốn vợ chồng được thỏa mãn, thăng hoa hơn. “Tôi không nghĩ làm như vậy là gây tổn thương cho cô ấy”, anh nói và tha thiết xin được hòa hợp.
Thế nhưng, chị thì ngược lại: “Vợ chồng gần gũi nhau là hạnh phúc. Còn tôi, cứ nghĩ đến chuyện đó là sợ, tinh thần hoảng loạn”. Chị cũng đưa ra các bằng chứng chứng minh bị anh đánh và kết luận của bệnh viện về chứng rối loạn hoảng sợ anh mới thừa nhận. Tòa án nhân dân TP HCM đã chấp nhận đơn ly hôn của chị.
Theo thạc sĩ tâm lý Trần Đăng Thảo, chồng chị Hương chính là một dạng bạo hành thể xác chốn phòng the – bạo dâm. Dạng này khá phổ biến trong xã hội, xảy ra rất nhiều với phụ nữ, nhưng họ chỉ âm thầm chịu đựng, vì cho rằng đó là chuyện vợ chồng phải làm.
Ông Thảo cũng cho rằng, bạo dâm là một bệnh lý. Những người bị bệnh này thường xuất phát từ những sự cố bất mãn trong cuộc sống trước đây. Chẳng hạn do bị người thân ruồng rẫy, cư xử bạo lực khi còn bé. Một số người có cảm giác tự ti về ngoại hình hoặc một điểm nào đó trên cơ thể, bị bạn bè xa lánh, chê bai nên họ kháng cự bằng hành vi quái đản chốn phòng the.
Vì thế, những người có vợ/chồng bị bệnh này cần phải thuyết phục họ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có những biện pháp can thiệp sớm, tránh hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Năm 2014, chị Minh (45 tuổi, quận 1, TP HCM) cũng gửi đơn đến tòa án quận đòi ly hôn người chồng chung sống hơn 18 năm, vì không thể đáp ứng những đòi hỏi hàng đêm của anh. Chị cho biết, hai vợ chồng đã bắt đầu rạn nứt khi chị mới sinh con đầu lòng, năm 2001. Thế nhưng, 13 năm sau chị mới giải thoát cho mình, vì các con còn nhỏ và không muốn phơi bày chuyện đời tư ra trước tòa.
“Với tôi, sinh hoạt vợ chồng như sự cưỡng bức. Tôi nói &’Em mệt, em không muốn’ thì anh ấy liên tục kích thích bắt tôi phải chiều. Hàng đêm, tôi lên giường như đối phó”, chị nói.
Ban đầu anh lắc đầu khi nghe vợ trình bày. “Làm bao nhiêu tiền tôi đưa hết cho vợ. Cơm nước tôi cũng nấu. Cô ấy đòi mua xe ô tô 600 triệu, trong nhà chỉ có một nửa, tôi cũng đi vay để chiều rồi gắng cày trả nợ. Còn những đòi hỏi kia cũng chỉ là vợ chồng đáp ứng cho nhau”, anh phân trần.
Chị nghe mà ngao ngán. “Nếu anh ấy tốt thì tôi chẳng dại gì đứng đây phơi bày sự thật của gia đình mình. Làm mẹ đơn thân cũng không ai muốn. Nhưng cứ chịu đựng thì cả đời này tôi phải sống trong sự lừa dối cảm xúc”, chị nói.
Tòa chấp nhận cho chị ly hôn và được quyền nuôi con, vì anh không đưa ra được phương án giải quyết mâu thuẫn, tình cảm vợ chồng không còn, hai người cũng đã ly thân suốt hơn hai năm.
Luật sư Sang cho biết, chuyện chồng vợ đưa đơn ly hôn như hai câu chuyện trên không hề hiếm. Nhưng đây là chuyện nhạy cảm, vì thế họ chỉ trình bày bằng lời chứ không được ghi trong hồ sơ vụ án. Khi xét xử, tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố như: chứng cứ, mâu thuẫn, ly thân… để xem xét chấp nhận hay không.
Theo Danviet
Mẹ chồng luôn cho rằng tôi có trách nhiệm phục vụ nhà chồng
5 năm làm dâu, là 5 năm tôi hết lòng chiều chuộng, phục vụ người nhà chồng tôi. Nhiều lúc tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi. Đến thời đại này rồi, tôi đi làm dâu chứ có phải làm ô sin đâu chứ...
33 tuổi, tôi lấy chồng được 5 năm. 5 năm làm dâu, tôi đã thấm thía nhiều câu nói "mẹ chồng nàng dâu khác máu tanh lòng". Mẹ chồng- chưa bao giờ hỏi thăm tôi lấy một lần, ngay cả khi tôi mang bầu không ăn được, chân không buồn bước, người xanh như tàu lá chuối, hay khi tôi sinh nở, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, cũng chưa khi nào bà nấu giúp tôi một nồi cháo. Nhưng lại luôn miệng đòi hỏi tôi, nhắc nhở tôi, làm dâu, làm vợ thì phải như thế này, phải như thế kia. Phải có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng, chồng và các anh em nhà chồng.
Nhà chồng tôi chỉ có mỗi chồng tôi là cháu đích tôn nên vợ chồng tôi phải ở nhà từ đường với mấy đám giỗ trong năm. Lo mỗi đám giỗ đâu có ít tiền. Số tiền dư khi tổ chức đám cưới, tôi đã dùng hết vào việc này rồi. Nhưng ngoài việc này ra thì chính cách đối xử của nhà chồng làm tôi bất mãn.
Đã bao nhiêu cái giỗ rồi, toàn bộ từ nấu nướng, dọn dẹp đều do tôi lo. Từ sáng sớm tôi đã phải đi chợ, mua thức ăn về chế biến. Dọn bàn cỗ, chạy bàn như vịt suốt ngày. Ai thiếu gì cũng kêu tên tôi. Xong hết rồi tôi lại phải dọn mâm bát xuống rửa một mình. Đang ngồi rửa bát, nghe tiếng mẹ chồng gọi: "L đâu, bê mâm xuống này", tôi lại tất tả lau tay đi bê mâm. Cô dì chị em họ không những không phụ tôi mà còn hỏi tôi bánh trái đâu để họ lấy phần về.
Ở quê tôi, khách đến ăn giỗ xong còn có một phần bánh trái đem về cho con cháu ở nhà. Tôi lại phải dừng tay đi chuẩn bị mấy chục bịch bánh trái cho họ. Xong rồi lại phải quay lại với đống chén bát. Khi tôi rửa xong, người mệt lả vì đói và mệt.
Thế mà khi lên ăn, thứ còn lại toàn là cơm thừa canh cặn. Cả nhà chồng lẫn chồng tôi đều không ai nhớ đến tôi cả. Khi cần thì gọi tên trên miệng, xong rồi lại chẳng hề biết tôi sống chết thế nào.
Đó là giỗ, còn ngày bình thường thì tôi quả thực cũng chẳng kém ô sin là mấy. Chồng nhức đầu, chóng mặt, mẹ chồng cuống cuồng nhắc tôi đi mua thuốc, cạo gió cho chồng. Trong khi tôi có ốm nằm bẹp ở nhà, bà vẫn nhắc nhở tôi dậy đi chợ, nấu cơm để chồng đi làm về sẵn có cơm ăn. Chứ tuyệt nhiên không nhắc nhở chồng hay tự tay nấu giúp tôi một bữa cơm. Chồng thương vợ vào bếp nấu thì mẹ chồng làm ầm lên như cháy nhà, trách cứ tôi vô ý thức, ỉ lại vào chồng.
Và 5 năm qua, để êm cửa êm nhà, để yên chuyện tôi vẫn làm vậy, nhưng trong lòng chưa lúc nào thấy vui. Vì yêu thương, đâu phải là dòng chảy một chiều, cứ cho đi mãi mà chẳng được nhận về điều gì khiến con người ta cảm thấy chán nản và những hy sinh của mình thật vô nghĩa.
Theo Phunutoday
Bị "bồ nhí nhà người ta" dạy cho một bài học, vợ sực tỉnh nhận ra sai sót đang đe dọa cuộc hôn nhân của mình Suốt cả buổi, cô bồ nhí của Tiệp làm gì cũng đều bị An "soi". An đoán cô ta cũng biết mọi người trong bàn đều rõ thân phận không lấy gì làm vẻ vang của mình... Tối hôm ấy, An xúng xính váy áo, tham dự buổi họp mặt nhóm bạn thân của Huy - chồng cô. Nhóm của Huy chơi thân...