Sợ hãi tột độ – chứng rối loạn lo âu trong đại dịch
Garret Winton, 22 tuổi, sống tại thành phố Tallahassee, Florida, nằm cuộn tròn trên giường và đặt ngón tay vào cổ, cảm nhận được mạch đập khoảng 130 nhịp mỗi phút – dấu hiệu của cơn hoảng loạn.
Đây là lần thứ tư trong tuần Winton gặp tình trạng này, bởi chứng rối loạn lo âu – hội chứng ngày càng tăng trong đại dịch.
Winton phát hiện mình mắc chứng lo âu từ khi học cấp 2. Căn bệnh thuyên giảm trong những năm đại học, song trở lại và mất kiểm soát vào đại dịch. Buổi chiều, khi ở một mình trong phòng, các yếu tố gây căng thẳng cùng lúc ập đến với chàng trai trẻ: tình trạng cô lập, lỡ ca làm trợ lý điều dưỡng và những tin nhắn còn bỏ ngỏ chồng chất của bạn bè.
Với những cơn thở gấp và hoa mắt, Winton nhận ra tiến trình hồi phục, kiểm soát chứng lo âu của mình đã về con số không trong đại dịch.
“Nó đã ổn định hơn, nhưng Covid-19 ập đến và đảo ngược tất cả”, cậu nói.
Giống Winton, nhiều thanh thiếu niên mắc hoặc tái phát chứng bệnh rối loạn âu lo, cảm thấy áp lực khi phải ra ngoài hoặc giao tiếp với người xung quanh. Một thiếu niên trải qua vài cơn hoảng loạn mỗi tuần, khi nằm cô độc trong phòng. Một thanh niên khác cảm thấy run tay khi đi trên những con phố đông đúc. Có người phải trốn vào phòng vệ sinh khi đang đi ăn với bạn do cơn tăng thông khí (chứng thở gấp) đột ngột vào ngày sinh nhật.
Họ đang sống chung với chứng rối loạn lo âu xã hội ở mức độ nào đó – một vấn đề ngày càng gia tăng ở người trẻ, đặc biệt giữa đại dịch sau nhiều tháng cách ly. Khoảng 9-10% thanh thiếu niên Mỹ gặp tình trạng này. Biểu hiện là sợ hãi tột độ khi bị người khác theo dõi, đánh giá, theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Các chuyên gia tâm lý cho biết giờ đây các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Các mối bất an mới ập đến, như sợ không gian công cộng và ngại đi chơi với bạn bè. Kỹ năng xã hội của họ bị ảnh hưởng. Các chuyên gia nhấn mạnh tác động tiềm tàng lâu dài từ đại dịch với sức khỏe tinh thần của cả một thế hệ.
Giữa những cảm xúc hỗn độn, nhiều người trẻ cảm thấy áp lực khi bị Covid-19 cuớp đi những trải nghiệm cơ bản nhất của tuổi trưởng thành, như hẹn hò, gặp trực tiếp đồng nghiệp mới hay đơn giản là vui chơi trong hộp đêm.
Video đang HOT
Paula Yanes-Lukin, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Đại học Columbia và Viện Tâm thần bang New York, cho biết: “Trong thời kỳ tái hòa nhập xã hội, tỷ lệ rối loạn lo âu sẽ cao hơn so với trước đại dịch”.
Khi chuyển đến Ottawa vào tháng 6 để học thạc sĩ, Nevandria Page, 25 tuổi, háo hức được khám phá thành phố mới. Trước đây, cô luôn muốn đi ăn uống cùng bạn bè và trải nghiệm các quán cà phê.
“Nhưng sau đó, khi ra ngoài, tôi thấy thực sự hồi hộp và lo lắng, có cảm giác như mọi ánh mắt đổ dồn vào mình, như bị nhìn thấu và thảm hại”, cô nói.
Page sợ hãi phải ra khỏi nhà, ấp úng khi gọi cà phê. Để kiểu tóc mới vào một buổi chiều, cô có cảm giác bị soi mói, phải núp dưới một toà nhà và bật khóc, lo lắng người khác đánh giá.
“Tôi ở một mình trong suốt đại dịch và mang theo cảm giác cô đơn dù đã được ra ngoài”, cô nói.
Nevandria Page, 25 tuổi, mắc chứng rối loạn âu lo trong và sau đại dịch. Ảnh: NY Times
Một số nghiên cứu tâm lý học cho thấy chứng rối loạn lo âu sẽ trở nên phổ biến hơn trong vài tháng tới, dẫn đến tỷ lệ trầm cảm tăng cao. Trước đó, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 13% người từ 18-25 tuổi.
Tiến sĩ Yanes-Lukin nói: “Đây là mối lo đối với thanh thiếu niên nói riêng. Vì ở giai đoạn này, họ đang hình thành kỹ năng xã hội. Họ không có cơ hội làm điều này nhiều như người lớn”.
Lauren Ruddock, 27 tuổi, đến từ York, Anh, mắc chứng rối loạn lo âu từ khi 9 tuổi. Sau nhiều năm kiểm soát bệnh thành công, sức khỏe tinh thần của cô sa sút trong đại dịch.
Trước đó, từ một người sợ vấp ngã khi đi vứt rác, Ruddock đã thoải mái ăn tối tại các nhà hàng. Tháng 1/2020, cô thậm chí cố gắng đọc thơ trong chương trình biểu diễn tại một quán cà phê. Song cô vẫn giậm chân tại chỗ sau một năm.
“Cảm giác như tôi đang bước lùi. Tôi không muốn loanh quanh trong 4 bức tường vì nó làm cho bệnh tình tồi tệ hơn”, Ruddock chia sẻ.
Tiến sĩ Leela Magavi, một bác sĩ tâm thần ở Newport Beach, nhận định người trẻ (13-25 tuổi) chưa phát triển hoàn thiện thùy trán của não. Điều này khiến chứng lo âu của họ thêm phần trầm trọng.
“Rất nhiều thanh niên tự trấn an bằng cách lặp đi lặp lại nhiều câu hỏi”, bà giải thích, như liệu bạn bè có thích họ không hay người xung quanh thay đổi thế nào suốt đại dịch.
Đây là lý do nhiều trường học cố gắng bổ sung người hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh, sinh viên vào mùa thu này. Sau khi thấy số bệnh nhân tại trung tâm tư vấn tăng 20% kể từ năm 2019, Đại học Alabama ở Birmingham yêu cầu giáo sư chú ý đến triệu chứng âu lo của sinh viên, chẳng hạn đi học muộn hoặc không tập trung trong lớp.
Tiến sĩ Angela Stowe, giám đốc dịch vụ tư vấn sinh viên của trường cho biết: “Nếu giảng viên không nhận thức được tác động của chứng lo âu, họ có thể nhầm tưởng rằng sinh viên không quan tâm đến bài học. Căn bệnh nghiêm trọng hơn so với nỗi sợ đơn thuần như bị gọi phát biểu hay mắc lỗi”.
Nanichi Hidalgo-Gonzalez, 21 tuổi, sống ở Tallahassee, cho biết cô rất lo lắng vì phải trở lại trường vào thời gian tới. Trước đại dịch, cô là người hướng ngoại và thích giao tiếp. Giờ đây, cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu. Dù đã tiêm vaccine Covid-19, Gonzalez tiếp tục ở nhà, chủ yếu chỉ đi mua xăng hoặc đến cửa hàng tạp hóa.
“Nếu ra ngoài, tôi thấy mình như ở trong quả bong bóng sắp nổ tung”, cô nói. Khi dự sinh nhật với bạn bè tại nhà hàng, cô bỗng thấy ngột ngạt và buồn nôn – dấu hiệu của cơn hoảng loạn.
“Tôi muốn sống bình thường, muốn trải nghiệm thời đại học. Nhưng sau đó thì tôi lại chỉ muốn ở nhà vì không thích bị lo lắng”, Gonzalez chia sẻ.
Chồng đệ đơn ly hôn sau khi phải chuyển nhà 18 lần vì vợ sợ gián
Sau khi phải chuyển nhà 18 lần trong ba năm vì chứng sợ gián của vợ, một người đàn ông đã quyết định đệ đơn ly hôn.
Theo Sputnik , cặp đôi ở bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) kết hôn năm 2017, nhưng người chồng chỉ biết đến nỗi ám ảnh của vợ mình vào năm 2018, sau khi cô vợ la hét chạy khỏi bếp vì nhìn thấy một con gián và nhất quyết không chịu vào bếp nữa.
Người chồng (giấu tên) cho biết tiếng hét của vợ khi ấy quá lớn khiến tất cả các thành viên trong gia đình hoảng sợ. Sau đó, người vợ nhất quyết đòi chuyển đến một ngôi nhà mới, và lặp lại yêu cầu này bất cứ khi nào cô nhìn thấy gián.
Ảnh minh họa
"Chúng tôi chuyển nhà lần đầu tiên vào năm 2018 nhưng không may là mọi chuyện không dừng lại ở đó. Chúng tôi đã thay đổi 18 ngôi nhà kể từ đó với cùng một lí do", người chồng nói với truyền thông địa phương.
Người chồng thậm chí còn tiết lộ anh đã đưa vợ đến nhiều bác sĩ tâm thần, trong đó có một bác sĩ ở bệnh viện hàng đầu Ấn Độ để điều trị, nhưng cô từ chối dùng bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn.
Trái lại, người vợ cho rằng chồng không thấu hiểu mình và vu cho cô bị bệnh tâm thần.
Cảm thấy quá mệt mỏi với việc phải chuyển nhà thường xuyên, người chồng cuối cùng đã quyết định tìm kiếm sự trợ giúp từ luật sư và đệ đơn ly hôn.
Ở Ấn Độ, quan hệ vợ chồng được coi là một mối quan hệ vô cùng thiêng liêng. Do đó, việc ly hôn bị coi là dấu hiệu cho thấy sự thất bại. Theo thống kê, trong 1.000 cuộc hôn nhân ở Ấn Độ chỉ có 13 vụ ly hôn.
Buồn ngủ sau ăn: Dùng thuốc nào để ứng phó? Đôi lúc, chúng ta có thể gặp phải trạng thái mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn. Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng những cơn buồn ngủ này có thể dự báo sớm các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ nội khoa hoặc...