Sở GTVT Tiền Giang nói về 2.118 giấy phép lái xe của trung tâm đào tạo ‘chui’
Tuy rằng 2.118 giấy phép lái xe ô tô đó là do Trường cao đẳng Tiền Giang đào tạo khi chưa có giấy phép dạy nghề nhưng đều là dạy thật, học thật và thi thật,…
Ngày 21.7, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, cho biết sở này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Tiền Giang và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) về kết quả xác minh, quan điểm xử lý đối với nội dung đơn tố cáo của công dân và thông tin phản ánh của Báo Thanh Niên qua bài viết “Tiền Giang: Đào tạo, sát hạch cấp 2.118 giấy phép lái xe ô tô chui “.
Sân tập của Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang trên địa bàn H.Châu Thành. Ảnh BẮC BÌNH
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp không đồng ý cấp phép dạy lái xe
Theo ông Thanh, Trường trung cấp nghề GTVT Tiền Giang (tiền thân của Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ, thuộc Trường CĐ Tiền Giang) đã hoạt động đào tạo ở bậc sơ cấp nghề điều khiển các phương tiện giao thông thủy, bộ từ năm 1981 đến trước ngày 13.3.2019. Trong khoảng thời gian này, Trường trung cấp nghề GTVT Tiền Giang trực thuộc Sở GTVT Tiền Giang và thẩm quyền cấp phép đào tạo nghề điều khiển giao thông thủy bộ ở bậc sơ cấp thuộc Sở GTVT Tiền Giang; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở LĐ-TB-XH Tiền Giang cấp.
Ngày 13.3.2019, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 704/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trường trung cấp nghề GTVT Tiền Giang cùng 2 trường trung cấp khác vào Trường CĐ Tiền Giang. Tính từ thời điểm này, thẩm quyền cấp phép đào tạo nghề vẫn do Sở GTVT Tiền Giang cấp, nhưng thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã thuộc thẩm quyền cấp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH).
Video đang HOT
Tháng 7.2019, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang ký giấy cấp phép đào tạo nghề cho Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ, thuộc Trường CĐ Tiền Giang và giấp phép này đến nay vẫn còn hiệu lực.
Theo thông tin từ Trường CĐ Tiền Giang tại kết quả xác minh tố cáo của Thanh tra Sở GTVT Tiền Giang, sau khi sáp nhập, Hiệu trường Trường CĐ Tiền Giang có gửi đăng ký hoạt động giáo dục dạy nghề lái xe ô tô và một số nghề khác lên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp không đồng ý cấp giấy phép vì đối chiếu với các quy định pháp luật thì Quyết định số 704/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tiền Giang đã vấp phải một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền cần phải được điều chỉnh lại. Do đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối chiếu với Luật Giáo dục nghề nghiệp thì không có căn cứ cấp phép cho Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang.
2.118 người được cấp bằng lái xe là có dạy thật, học thật
Ông Nguyễn Hồng Thanh cho biết, Sở GTVT Tiền Giang đã từng lúc thành lập hội đồng sát hạch về thi lý thuyết và thực hành trên sa hình theo các danh sách của Trường CĐ Tiền Giang gửi qua và tổ chức thực hiện đúng các quy định do Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Và trong khoảng thời gian Trường CĐ Tiền Giang chưa có giấy phép của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, có 2.118 người đã đạt được các kỳ sát hạch của Sở GTVT tổ chức.
“Tuy nhiên, chúng tôi thực sự không hề biết chuyện Trường CĐ Tiền Giang chưa có giấy phép về đăng ký dạy nghề lái xe từ lúc thay đổi cơ quan chủ quản vì phía trường không có thông báo nào cho chúng tôi. Ngay cả văn bản số 312/CĐTG-QLĐT năm 2021 của Hiệu trưởng Trường CĐ Tiền Giang báo cáo về vướng mắc lên UBND tỉnh Tiền Giang thì nơi nhận vẫn không có Sở GTVT Tiền Giang. Xét về quá trình hoạt động, cơ sở vật chất, kinh nghiệm giảng dạy… thì Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang đủ năng lực giảng dạy nghề lái xe ô tô. Tôi muốn nói rằng, 2.118 người được cấp bằng lái xe là có hoạt động dạy thật, học thật nên quan điểm của Sở GTVT Tiền Giang là tiếp tục công nhận tính hợp pháp của các giấy phép lái xe đó”, ông Thanh nói.
Quan điểm của Sở GTVT Tiền Giang là tiếp tục công nhận tính hợp pháp của 2.118 giấy phép lái xe đã cấp cho các học viên học nghề lái xe tại Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang. Ảnh BẮC BÌNH
Vẫn theo ông Thanh, theo đề nghị từ báo cáo xác minh của Chánh Thanh tra giao thông, ngày 18.7 vừa qua, Sở GTVT đã có công văn yêu cầu phía Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang tạm ngưng hoạt động chiêu sinh, giảng dạy nghề lái xe ô tô cho đến khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, Sở GTVT Tiền Giang cũng không tổ chức sát hạch đối với người học lái xe tại Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang.
Như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 6.2019 đến tháng 6.2022, Trung tâm đào tạo – sát hạch giao thông thủy bộ Tiền Giang đã chiêu sinh, đào tạo và cấp chứng chỉ tốt nghiệp sơ cấp nghề lái xe cho 2.118 người. Những người này được Sở GTVT Tiền Giang tổ chức sát hạch, đạt yêu cầu và Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang đã cấp giấy phép lái xe cho tất cả 2.118 học viên, trong đó giấy phép lái xe hạng B2 là 1.478 người, hạng C là 640 người.
Để bé gái 4 tuổi ôm vôlăng là vi phạm pháp luật, coi thường tính mạng người khác
Vụ việc bé gái 4 tuổi ôm vôlăng, theo bạn đọc Phạm Văn Chung, không đơn giản là giao xe cho người không đủ các điều kiện theo quy định lái xe, mà còn là hành vi coi thường pháp luật.
Hình ảnh người đàn ông để bé gái ngồi phía trước trên ghế lái, bé gái ôm vôlăng lái xe chạy trên đường - Ảnh: Cắt từ clip
Nhằm góp thêm góc nhìn, Bạn đọc làm báo xin giới thiệu bài viết này.
Công an tỉnh Tiền Giang đang xác minh, làm rõ vụ một bé gái ngồi ôm vôlăng lái chiếc ôtô 4 chỗ chạy trên đường ở TP Mỹ Tho. Khi clip này lan truyền trên mạng xã hội, chỉ trong thời gian ngắn đã khiến dư luận "dậy sóng", rất bức xúc, phẫn nộ.
Có thể nói đây là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, hết sức nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, vụ việc này còn thể hiện thái độ, hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng của chính bản thân, trẻ em và người khác khi giao vôlăng cho bé gái điều khiển xe lưu thông trên đường.
Ở đây không đơn giản là giao xe cho người không có giấy phép lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác mà còn là hành vi coi thường pháp luật.
Bởi bé gái mới chỉ 4 - 5 tuổi là quá nhỏ, chưa thể nói về điều kiện giao thông được, mà chính xác phải là giao vôlăng cho người không có năng lực hành vi dân sự. Vì khoảng cách quá xa, còn thời gian rất lâu nữa để bé có thể đủ khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình, chứ chưa nói đến việc đủ khả năng, nhận thức để điều khiển vôlăng xe ôtô.
Do đó, hành động giao vôlăng xe ôtô - nguồn nguy hiểm cao độ cho em bé điều khiển là hành vi tội ác, không thể chấp nhận được bởi tính chất đặc biệt nguy hiểm của nó. Hành động này hoàn toàn khác với trường hợp giao cho người chưa đủ điều kiện, thường là người trưởng thành chưa có giấy phép lái xe hoặc chỉ thiếu một vài tuổi để được điều khiển xe, nếu là xe dưới 50cm 3...
Vì vậy cơ quan chức năng cần xem xét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng này. Theo tôi, ngoài xử phạt tiền có thể xem xét xử phạt bổ sung với hình thức tước bằng lái một thời gian dài.
Thậm chí, trong thời gian tới cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung quy định tước giấy phép lái xe vĩnh viễn đối với các trường hợp tương tự như thế này nhằm răn đe, phòng ngừa chung. Có thể nói, việc xử lý nghiêm hành vi vi phạm vụ việc nêu trên nhằm chấn chỉnh, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đáng tiếc.
Đồng thời mang tính tuyên truyền, giáo dục đối với toàn xã hội, nhất là các ông bố, bà mẹ và những người thân của trẻ em không nên quá nuông chiều, muốn tạo khoảnh khắc độc, lạ hoặc vì "câu like", "câu view" mà chủ quan, coi thường sức khỏe, tính mạng người khác một cách rất nghiêm trọng như vậy.
Chủ doanh nghiệp gây tiếng ồn ở Tiền Giang nhận lỗi với người dân, hứa khắc phục Chủ doanh nghiệp đã điện thoại và trực tiếp đến xin lỗi người dân về việc nhà máy đã gây tiếng ồn, đồng thời hứa sẽ cố gắng khắc phục sự cố này trong thời gian sớm nhất. Liên quan đến vụ Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Thabico - Tiền Giang (tại ấp Hòa Thạnh, xã Bình Ninh, huyện Chợ...