Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội bổ nhiệm cán bộ quản lý
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức trao quyết định bổ nhiệm 2 cán bộ quản lý đối với ông Hoàng Hữu Trung và ông Lê Hồng Chung.
Ngày 30/3, TS. Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trao Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc bổ nhiệm 2 cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Theo đó, ông Hoàng Hữu Trung, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng Phòng Chính trị Tư tưởng- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội từ ngày 01/4/2020, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
Cùng đó, ông Lê Hồng Chung, Phó Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội từ ngày 01/4/2020, thời hạn bổ nhiệm 5 năm theo quy định.
Giám đốc Chử Xuân Dũng trao quyết định bổ nhiệm Chánh Văn phòng Sở
Giám đốc Chử Xuân Dũng trao quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng
Được biết, ông Hoàng Hữu Trung sẽ thay ông Phạm Ngọc Tuấn- Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghỉ hưu từ ngày 01/4/2020.
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Chử Xuân Dũng đã chúc mừng các đồng chí cán bộ quản lý nhận nhiệm vụ mới và nhấn mạnh cán bộ quản lý cần xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, luôn quan tâm đến việc xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị, mỗi đồng chí cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Chử Xuân Dũng, tân Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng và tân Chánh Văn phòng Sở hứa nỗ lực cố gắng, mang hết tâm huyết đóng góp sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Video đang HOT
Khánh Vân
Giáo viên phải biết tiêu chí đánh giá mới để khỏi bị... cắt hợp đồng
Những viên chức tuyển dụng trước 1/7/2020 đủ điều kiện được ký hợp đồng không thời hạn, nhưng không có nghĩa không bị cắt hợp đồng.
Sau ngày 1/7/2020 trong trường học không còn công chức mà chỉ còn viên chức vì hiệu trưởng từ công chức nay sẽ chuyển đổi thành viên chức.
Những viên chức tuyển dụng trước 01/7/2020 đủ điều kiện được ký hợp đồng không thời hạn, nhưng không có nghĩa không bị cắt hợp đồng.
Muốn không bị cắt hợp đồng thì viên chức phải được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
Việc đánh giá viên chức nói chung, giáo viên nói riêng đã thay đổi.
Vì vậy giáo viên phải biết đánh giá viên chức theo tiêu chuẩn nào, đánh giá ra sao; mỗi người phải biết để phấn đấu thực hiện cho tốt và để ... tự bảo vệ mình khỏi bị cắt hợp đồng.
Đánh giá giáo viên dựa vào những tiêu chí nào? (Ảnh minh hoạ: VTV)
Đánh giá giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn, tiêu chí nào?
Tại Điều 41 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi bổ sung năm 2019, việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:
1.Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2.Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
3.Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
4.Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
5.Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Viên chức quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Thời điểm đánh giá viên chức được thực hiện như sau:
Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch;
Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, khi trong trường học chỉ có viên chức, việc đánh giá sẽ bình đẳng và khách quan hơn.
Mức xếp loại chất lượng của cá nhân viên chức quản lý không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
Điều này sẽ thúc đẩy hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải có phương pháp quản lý trường học dân chủ, kỉ cương; Giáo viên phải có tình thương, trách nhiệm với học trò.
Vì thế, mỗi giáo viên phải bám sát các tiêu chí để hoàn thành tốt nhất.
Nhiều giáo viên hoàn thành công việc tốt nhất thì tập thể mới đạt mức đánh giá cao nhất; cán bộ quản lý mới đạt mức cao nhất trong xếp loại viên chức.
Mong rằng thay đổi tiêu chí, nội dung đánh giá sẽ tạo sự phấn đấu cho giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dù mình đã được ký hợp đồng không thời hạn.
Đồng thời, tạo sự thi đua cống hiến giữa giáo viên mới tuyển dụng và giáo viên tuyển dụng trước 1/7/2020.
Tài liệu tham khảo:
1: thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-can-bo-cong-chuc-va-luat-vien-chuc-sua-doi-2019-405729.aspx
Sơn Quang Huyến
Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học Ngày 20/3, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã có công văn gửi Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã; các trung tâm GDNN-GDTX; các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện Hướng dẫn của Bộ Y tế và Chỉ đạo của UBND Thành phố về phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Sở GDĐT đề nghị các đơn vị...