Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có vốn điều lệ đến năm 2023 là 3.000 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Quyết định thành lập Sở Giao dich Chứng khoán Việt Nam. Theo đó, công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Sơ giao dich Chưng khoan Viêt Nam được đặt trụ sở chính tại Hà Nội.
Chức năng nhiệm vụ
Dự thảo Quyết định quy định Sơ giao dich Chưng khoan Viêt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế sẽ là Vietnam Stock Exchange (Tên viết tắt là VNX) và đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: Sơ giao dich Chưng khoan Ha Nôi và Sơ giao dich Chưng khoan thanh phô Hô Chi Minh.
Theo dự thảo Quyết định, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm. Sở này sẽ xây dựng và ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
VNX sẽ giám sát thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; giám sát Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong việc triển khai thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý thành viên giao dịch và làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
Dự thảo Quyết định cũng nêu cụ thể, Sở Giao dich Chứng khoán Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trái phiếu và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật và phân công của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Sở này sẽ triển khai phát triển sản phẩm mới trong phạm vi thị trường quản lý trên cơ sở định hướng phát triển thị trường chứng khoán được Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam phân công.
Cùng với đó, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nhiệm vụ tổ chức thị trường giao dịch cổ phiếu và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật và phân công của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.Đồng thời thực hiện giám sát thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật, quy chế hoạt động nghiệp vụ và phân công của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; triển khai phát triển sản phẩm mới trong phạm vi thị trường quản lý trên cơ sở định hướng phát triển thị trường chứng khoán được Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam phân công.
Video đang HOT
Dự thảo Quyết định nêu rõ, vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam đến năm 2023 là 3.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023 là 2.000 tỷ đồng; vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đến năm 2023 là 1.000 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quyết định việc điều chuyển vốn đầu tư giữa Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ cấu, tổ chức
Về cơ cấu tổ chức bộ máy, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn. Trường hợp Luật Chứng khoán có thay đổi thì cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên và các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn.
Theo dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Đồng thời xây dựng và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Viêt Nam và quyết định các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật quy định về niêm yết, giao dịch, quản lý thành viên, công bố thông tin, giám sát thị trường chứng khoán chứng khoán để đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Viêt Nam theo quy định tại Quyết định này và lộ trình thực hiện tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Viêt Nam theo quy đinh cua phap luât chưng khoan.
Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ xây dựng, trinh Chinh phu ban hanh Nghị định sửa đổi Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017 của Chính phủ về cơ chế tai chinh đối với Sở giao dịch Chứng khoán Viêt Nam. Và chỉ đạo Sở giao dịch Chứng khoán Viêt Nam xây dựng phương án cổ phần hóa Sở giao dịch Chứng khoán để báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện sau năm 2023.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán nhà nước có quyền thẩm định, chấp thuận các quy chế hoạt động nghiệp vụ để Sở giao dịch Chứng khoán Viêt Nam ban hành. Đồng thời quản lý, giám sát hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Luật Chứng khoán.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến về nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc; có ý kiến về Điều lệ tổ chức hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trước khi Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Luật Chứng khoán; có ý kiến về Điều lệ tổ chức hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trước khi Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
Quyết định này có thể có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020.
Thùy Linh
Theo Haiquanonline.com.vn
Bến xe Miền Tây chi hàng trăm tỷ đồng chia cổ tức
Đến cuối 2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bến xe Miền Tây đạt gần 179 tỷ, gấp 7 lần vốn điều lệ. Đây là lý do giúp bến xe có thể chia lợi nhuận tỷ lệ 400% cho cổ đông.
Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (chủ sở hữu bến xe khách cùng tên tại TP.HCM) mới đây đã công bố thông tin về việc chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức còn lại năm 2018. Danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt này sẽ được chốt vào ngày 10/10 và dự kiến thời gian chi trả là ngày 25/10.
Lần chia cổ tức này sẽ được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 200%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu WCS sẽ nhận về 20.000 đồng tiền mặt.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, Bến xe Miền Tây chia cổ tức với tỷ lệ lớn như vậy. Hồi tháng 6, bến xe này đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 cho cổ đông bằng tiền mặt, cũng với tỷ lệ 200%.
Tổng cộng, cổ đông bến xe này sẽ nhận cổ tức bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 400% cho riêng năm 2018. Đây cũng là tỷ lệ chia lợi nhuận đã được đại hội cổ đông thường niên 2019 của Bến xe Miền Tây thông qua.
Bến xe Miền Tây là bến xe khách chuyên phục vụ các tuyến xe từ TP.HCM về các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Việt Hoàng.
Nằm ở cửa ngõ phía tây TP.HCM, Bến xe Miền Tây phục vụ hành khách từ TP.HCM đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với hơn 150 doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác 200 tuyến đường. Đây cũng là một trong những bến xe khách đang làm ăn hiệu quả nhất khu vực TP.HCM.
Trong năm gần nhất 2018, bến xe này ghi nhận 132 tỷ đồng doanh thu, và 66 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của bến xe khách.
Đến cuối năm 2018, Bến xe Miền Tây đã để dành được khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (nguồn tiền chia cổ tức) gần 179 tỷ đồng. Đây cũng là lý do giúp bến xe này có thể chia lợi nhuận cho cổ đông với tỷ lệ cao như thời gian qua.
Ước tính, với 2,5 triệu cổ phiếu WCS đang lưu hành, bến xe này phải chi ra 100 tỷ đồng để chia cổ tức cho riêng năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm nay, bến xe cũng ghi nhận 68 tỷ đồng doanh thu và lãi thêm 34 tỷ đồng sau thuế.
Với số vốn điều lệ 25 tỷ đồng, tổng tài sản của bến xe này hiện lên tới 348 tỷ nhờ lượng tiền để dành ở các quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế nhiều năm để lại. Tính đến cuối tháng 6, bến xe đang có gần 306 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng để lấy lãi. Số tiền gửi này chiếm gần 88% tổng tài sản công ty.
Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng (hưởng lãi suất 5,5%/năm) là 49 tỷ đồng, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn tại một số ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn TP.HCM.
Một số khoản tiền gửi lớn như 100,5 tỷ đồng gửi tại BIDV chi nhánh Chợ Lớn, 71 tỷ đồng gửi tại Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn; 46,3 tỷ gửi tại Agribank chi nhánh Bến Thành... Toàn bộ số tiền gửi này có kỳ hạn từ 5 đến 12 tháng với lãi suất dao động từ 5,45% đến 7,25% mỗi năm.
Nhờ mang lượng lớn tài sản đi gửi ngân hàng, mỗi năm Bến xe Miền Tây đều thu về hàng chục tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận từ tiền lãi, đóng góp vào tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
Theo News.zing.vn
Cổ phiếu Rạng Đông "đỏ lửa" sau vụ cháy, đại gia nào thiệt nhất? Bức tranh tài chính đẹp đẽ của doanh nghiệp cũng không thể cứu vớt được niềm tin của nhà đầu tư. Cổ đông công ty liên tục bán tháo cổ phiếu RAL dưới sức ép và tính chất nghiêm trọng của vụ cháy công ty trên phố Hạ Đình, Hà Nội ngày 28/8 vừa qua. Vốn hóa thị trường Rạng Đông "bay hơi"...