Sở GD&ĐT Quảng Nam có giám đốc mới
Ông Thái Viết Tường, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này từ ngày 1/1/2022 thay ông Hà Thanh Quốc nghỉ hưu trước tuổi.
Ngày 30/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã ký quyết định về việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Thái Viết Tường giữ chức Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này.
Theo đó, ông Thái Viết Tường, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam đến nhận công tác tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 1/1/2022.
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam giao Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và ông Thái Viết Tường chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
Sở GD&ĐT Quảng Nam có tân giám đốc sở từ ngày 1/1/2022. Ảnh: T.Đ.
Trước đó, ngày 17/12, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam xác nhận với Zing việc ông Hà Thanh Quốc có đơn xin gửi việc đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Video đang HOT
Ngày 23/12, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh ký quyết định phê duyệt danh sách tinh giản biên chế đợt một năm 2022 với 170 người. Ông Hà Thanh Quốc có trong danh sách trên.
Ngày 28/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh ký quyết định về việc nghỉ hưu trước tuổi đối với ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này.
Hồi tháng 9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu giám đốc sở GD&ĐT báo cáo về việc điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường THPT trong 3 năm học gần đây.
Sở này khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về điều động, điều chuyển giáo viên và thay đổi vị trí công tác của cán bộ lãnh đạo quản lý các trường THPT.
Ngoài ra, tháng 11, ông Hà Thanh Quốc ký công văn giới thiệu 3 công ty tư vấn, sửa chữa các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú. Sở GD&ĐT quyết định phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 với tổng kinh phí hơn 26,4 tỷ đồng để sửa chữa 29 trường học.
Ngày 3/12, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam, cho biết Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã làm việc với giám đốc sở GD&ĐT. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo và sở đã tổ chức kiểm điểm, gửi báo cáo cho các cơ quan liên quan.
Học viên bức xúc khi trung tâm Anh ngữ đóng cửa, nợ học phí
Nhiều trung tâm Ngoại ngữ Thế Hệ Mới đột ngột đóng cửa, giám đốc mất liên lạc, hàng trăm học viên như "ngồi trên lửa" vì không đòi được học phí.
Một tuần qua, hơn 150 học viên tại Trung tâm Ngoại ngữ Thế Hệ Mới (SAS) cơ sở Hoàng Diệu 2, Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) tập hợp trên các nhóm chat Zalo, Facebook, bàn cách khiếu nại trung tâm.
Khoảng từ cuối 2020 đến đầu năm nay, nhiều học viên đã đến các trung tâm SAS đăng ký khoá học tiếng Anh giao tiếp. Học phí mỗi người khác nhau tùy theo nhu cầu học, trình độ, phổ biến 3-7 triệu đồng, nhiều người hơn 10 triệu. Do Covid-19 bùng phát, các trung tâm phải đóng cửa phòng dịch.
Đến 10/10, Fanpage của SAS tại Hoàng Diệu 2 và Lê Văn Việt bất ngờ đăng thông báo "dừng hoạt động". Học viên sốt sắng liên hệ với trung tâm đòi lại học phí nhưng không được giải quyết.
Chị Ân (39 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) kể, từ cuối tháng 3 chị đăng ký khoá học trình độ S0 đến S3 cho mình và từ S1 đến S3 cho con tại cơ sở Hoàng Diệu 2. Tổng học phí của hai mẹ con là hơn 11,4 triệu đồng. Khi mới học được 4 buổi, trung tâm tạm nghỉ vì dịch. "Tôi đọc trên Fanpage, nghe nói trung tâm đóng cửa thì tá hoả. Bức xúc quá nên chúng tôi tập hợp làm đơn khiếu nại để đòi tiền", chị Ân nói.
Tương tự, Ngân (20 tuổi, sinh viên Đại học Ngân hàng TP HCM) cũng đóng 6,3 triệu đồng cho khoá học từ S1 đến S3 tại trung tâm trên từ cuối tháng 3. Học được 12 buổi, trung tâm dừng cho đến nay, chưa có động thái phản hồi với người học về khoản học phí. "Hiện tôi đang kẹt ở quê, chưa thể vào TP HCM nên rất sốt ruột. Nếu không thể tiếp tục dạy, trung tâm phải trả tiền lại cho học viên", Ngân cho biết.
Theo quản lý Fanpage của SAS Hoàng Diệu 2, Lê Văn Việt, từ tháng 5, tất cả nhân viên các chi nhánh của hệ thống này ngừng làm việc. Học phí thu được đã nộp về cho công ty quản lý, cụ thể là giám đốc. Hiện họ không thể liên lạc với giám đốc này. Không chỉ học viên, hàng chục giáo viên, nhân viên của SAS ở khắp thành phố cũng phản ánh bị nợ lương nhiều tháng liền.
Tương tự, nhiều học viên ở các trung tâm SAS tại quận Gò Vấp, quận 7, huyện Hóc Môn... cũng tập hợp thành nhóm để khiếu nại, đòi lại học phí.
Mặt bằng trung tâm Ngoại ngữ Thế Hệ Mới trên đường Hoàng Diệu 2, TP Thủ Đức đóng cửa, treo biển "cho thuê nhà" chiều 17/10. Ảnh: Mạnh Tùng
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, hệ thống Trung tâm Ngoại ngữ Thế Hệ Mới thuộc sở hữu của Công ty TNHH Giáo dục Master English. Doanh nghiệp thành lập từ tháng 10/2015, đăng ký trụ sở tại quận Gò Vấp. Trong số 22 trung tâm SAS rải rác khắp thành phố, hiện có 9 cơ sở đang hoạt động, 9 cơ sở chưa có giấy phép, 4 trung tâm giải thể.
Chiều 17/10, ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) cho biết, hơn nửa tháng trước, Sở đã liên hệ và làm việc với ông Đỗ Văn Quản, giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English. Lúc này đã xuất hiện số đơn thư của học viên về vấn đề học phí khi trung tâm đóng cửa.
Ông Quản giải trình, do Covid-19 bùng phát khiến hoạt động và nguồn thu của hệ thống bị ảnh hưởng. Do đó, trung tâm chưa thể chi trả tiền lương đầy đủ cho giáo viên, nhân viên. Về phía học viên, trung tâm sẽ chuyển đổi hình thức học sang trực tuyến.
"Gần đây, khi có thông tin nhiều trung tâm thuộc hệ thống này ngừng hoạt động, một số học viên gửi khiếu nại. Chúng tôi đã liên lạc với ông Quản nhiều lần nhưng điện thoại khoá máy", ông Tùng cho biết.
Không chỉ TP HCM, hệ thống Trung tâm Ngoại ngữ SAS hoạt động ở nhiều tỉnh, thành khác như TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ, Tây Ninh, Thanh Hoá... cũng dừng hoạt động.
Phó giám đốc Công an Quảng Bình làm giám đốc Công an Đắk Nông Đại tá Bùi Quang Thanh, phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình, vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông. Đại tá Bùi Quang Thanh, phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông - Ảnh: M.Q. Chiều 14-7, tại trụ sở Công...