Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu thu hồi 16 bằng tốt nghiệp của giáo viên trường THPT Cao Bá Quát
Thanh tra sở GD&ĐT Hà Nội vừa yêu cầu thu hồi, hủy bỏ 17 bằng tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin do Trường Trung cấp tổng hợp Hà Nội cấp vì không đúng tên ngành/nghề đào tạo.
Theo đó, ngày 25/8 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ra văn bản số 404/TTr về việc thông báo kết quả giải quyết đơn kiến nghị của một giáo viên trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội nhận được “đơn đề nghị” ngày 28/3/2021 và “đơn đề nghị” ngày 08/06/2021 của một giáo viên trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm. 02 đơn có cùng nội dung đề nghị rà soát và kiểm tra tính hợp pháp của việc cấp bằng Trung cấp tin học do Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội cấp cho 16 cá nhân trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
Bằng tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin do ông Lê Nghị – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội cấp
Sở GDĐT Hà Nội đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác minh, xem xét giải quyết nội dung đơn, kết quả cụ thể như sau: “Căn cứ vào hồ sơ do Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội cung cấp, nhà trường có tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho 16 giáo viên Trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội nêu tại văn bản số 1180/SGDĐT-TTr ngày 12/04/2021 của sở GDĐT Hà Nội.
Tại thời điểm tháng 12/2018, trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội được phép tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề Lập trình/Phân tích hệ thống, trình độ trung cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghệ nghiệp số 70/GCNĐKHĐ-SLĐTBXH ngày 01/09/2017 do sở LĐTB&XH cấp.
Tên ngành/ nghề ghi trong bằng tốt nghiệp trung cấp của 17 học viên (trong đó có 16 học viên là giáo viên Trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội) ghi là nghề Công nghệ thông tin, không đúng với tên nghề nhà trường đã thực hiện tổ chức đào tạo là nghề Lập trình/Phân tích hệ thống.
Do đó, tại thông báo số 4554/TB-SLĐTBXH do sở LĐTB&XH đề nghị hình thức xử lý là thu hồi, hủy bỏ và cấp lại bằng tốt nghiệp đối với 17 học viên do tên ngành/nghề ghi trong bằng tốt nghiệp không đúng với tên nghề nhà trường đã tổ chức đào tạo theo quy định.
6 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1
Năm 2018, tổng kết sau 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy trên tất cả tuyến đường cho thấy, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em còn thấp, ở mức 35-37%, trong khi tỷ lệ này ở người lớn là hơn 90%.
Đây là một trong những nguyên nhân thương tích do tai nạn giao thông ở trẻ em có xu hướng gia tăng.
Đứng trước thực trạng này, chung tay cùng Chính phủ, bên cạnh các hoạt động đào tạo an toàn giao thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Honda Việt Nam triển khai chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh bước vào lớp Một toàn quốc với chủ đề "Giữ trọn Ước mơ".
Ngay sau lễ công bố và ký kết chương trình diễn ra, Công ty Honda Việt Nam gấp rút chuẩn bị đầy đủ điều kiện sản xuất, cung cấp mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đơn vị hướng đến mục tiêu đảm bảo 100% học sinh bước vào lớp 1 trên toàn quốc được nhận mũ.
Từ đó đến nay, 6 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn được trao tận tay các em học sinh bắt đầu bước vào lớp 1 tại tất cả các trường Tiểu học trên phạm vi toàn quốc vào dịp khai giảng năm học mới.
Bên cạnh nhận món quà ý nghĩa về mặt vật chất, học sinh cập nhật kiến thức cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, an toàn thông qua hơn 1.500 chương trình do hệ thống các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm cùng các cấp chính quyền địa phương, nhà trường tổ chức.
Đánh giá về chương trình, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ, nhà trường cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đội mũ bảo hiểm là bắt buộc khi tham gia giao thông cho đội ngũ giáo viên, học sinh.
Vừa qua, để đánh giá hiệu quả của "Giữ trọn Ước mơ", chương trình khảo sát tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của trẻ em thực hiện tại 63 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em đã đạt 79%, tăng 42% so với trước năm 2018. Đây là kết quả từ những nỗ lực không ngừng của các bên phối hợp trong việc nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm trong người dân, cụ thể là trẻ em, giúp giảm thiểu chấn thương do tai nạn giao thông ở trẻ nhỏ, góp phần bảo vệ thế hệ tương lai.
Những năm qua, để tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông, nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của các em học sinh, hàng loạt hoạt cộng đồng hành diễn ra. Trong đó, sự kiện đi bộ vận động toàn dân đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại Hà Nội và TP HCM, thu hút gần 10.000 người tham gia. Sự kiện góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm cho con em, tạo sự lan tỏa tích cực, hình thành ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Thời gian tới, Honda Việt Nam phối hợp với các cơ quan Chính phủ, hệ thống cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên toàn quốc triển khai tập huấn an toàn giao thông trên cả nước. Các bên triển khai sân chơi an toàn giao thông; an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ, an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai với học sinh tiểu học, THCS, THPT; chương trình đào tạo trực tiếp cho hàng triệu đoàn viên, thanh niên, lực lượng cảnh sát giao thông. Trong đó, chương trình "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản "Vui Giao thông" giúp nâng cao nhận thức cho trẻ em độ tuổi mầm non.
Lôi kéo học trò nói xấu giáo viên là hành vi vô đạo đức! "Tôi chỉ quan tâm tới việc một số người lớn đã lôi học trò vào việc 'đấu tố' cô giáo đang dạy mình. Vậy truyền thống tôn sư trọng đạo ở đâu?", thầy Ngọc nói. Dư luận xã hội những ngày này đang "dậy sóng" khi cô giáo Nguyễn Thị Tuất, giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B (xã Sài Sơn, huyện...