“Sờ gáy” điểm bán vé số điện toán “chui” ở miền Tây
Một điểm bán vé số điện toán “chui” ở miền Tây vừa bị cơ quan chức năng “sờ gáy”
Biên bản làm việc của lực lượng chức năng với bà Trang
Ngày 17.11, Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Chi cục quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và Cục thuế tỉnh đã tiến hành kiểm tra hoạt động các điểm kinh doanh xổ số điện toán trên địa bàn tỉnh.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện bà Nguyễn Thanh Thuý Trang (ngụ phường 2, TP Sa Đéc) đã vi phạm trong hoạt động kinh doanh vé số tự chọn.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Trang cho biết đã mua vé số tự chọn điện toán từ một điểm bán trên ở Sài Gòn, mỗi lần lấy 6 kỳ.
Theo cơ quan chức năng, cơ sở của bà Trang đã vi phạm vào khoản 1, điều 9, chương 3 của Thông tư 136/2013/TT-BTC ngày 3/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán. Cụ thể là vé xổ số tự chọn số điện toán được phân phối theo hình thức bán trực tiếp cho khách hàng thông qua thiết bị đầu cuối.
Do mới vi phạm lần đầu, đoàn kiểm tra đã lập biên bản đề nghị cơ sở của bà Trang thực hiện kinh doanh loại hình xổ số tự chọn đúng quy định của pháp luật.
Bản thân bà Trang cũng cam kết không kinh doanh nữa cho đến khi có thiết bị đầu cuối theo quy định.
Một điểm bán vé số điện toán ở TP Trà Vinh dù tỉnh này chưa có đại lý
Theo tìm hiểu, Công ty xổ số điện toán Việt Nam ( Vietlott) mới triển khai đại lý bán cho người dân ở TP Cần Thơ và An Giang.
Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh ở miền Tây khác, tình trạng bán vé Vietlott “chui” vẫn đang diễn ra. Đặc biệt là sau khi thông tin một người phụ nữ ở TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) trúng 92 tỷ đồng. Theo đó, người bán mua vé in sẵn từ các đại lý của Vietlott về bán lại, với giá 12.000 đồng/vé.
Trước việc xổ số tự chọn số điện toán hoạt động không đúng quy định, gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến vé số truyền thống, hội đồng xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam đã gửi văn bản lên Bộ Tài chính yêu cầu Vietlott chấn chỉnh lại.
Cụ thể, văn bản nêu có một số hộ kinh doanh tại các địa phương và đại lý XS điện toán tại TPHCM đã tổ chức đưa vé số tự chọn số điện toán được in sẵn các số dự thưởng về bán tràn lan ở nhiều tỉnh chưa triển khai lắp đặt thiết bị đầu cuối. Hành vi trên làm thất thu ngân sách các địa phương…
Ngoài ra, vé số điện toán in sẵn các cặp số dự thưởng đưa đi bán dạo là không đúng với đặc điểm loại hình xổ số tự chọn điện toán. Hành vi trên làm mất quyền tự chọn của người mua vé và không khác gì vé số truyền thống. Bán vé số điện toán với giá quy định, vé số điện toán được in sẵn số dự thưởng đưa đi bán dạo với giá 12.000 đồng/vé (vượt mệnh giá 2.000 đồng/vé) gây hoang mang, bức xúc và thiệt thòi cho đại lý và người bán vé số kiến thiết, làm ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường khu vực…
Theo Đức Hậu (Dân Việt)
Vietlott có thể bị tước giấy chứng nhận kinh doanh vì hàng loạt sai phạm
Sau khi bị tố nhiều sai phạm, Vietlott đã có văn bản chấn chỉnh hoạt động gửi các đại lý thực hiện nghiêm quy định kinh doanh xổ số điện toán. Tuy nhiên, với những hàng loạt sai phạm của Vietlott thì chế tài bị xử lý ra sao?
Video đang HOT
Ban thường trực Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam vừa có văn bản do ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên XSKT TP HCM ký, gửi Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott, nêu ra hàng loạt sai phạm của việc kinh doanh vé số điện toán.
Theo Ban thường trực Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, thời gian vừa qua tình hình kinh doanh sổ số tự chọn số điện toán của Công ty xổ số điện toán Vietlott đã có một số mặt hoạt động diễn biến không đúng quy định, gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường khu vực.
Trước sai phạm của Vietlott trong kinh doanh xổ số điện toán, nhiều người đặt câu hỏi chế tài xử phạt các vi phạm này như thế nào?
Đánh giá 5 sai phạm trong kinh doanh xổ số điện toán của Vietlott, Luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội) đã đưa ra những góc nhìn pháp lý về các vi phạm này.
Theo luật sư Hòe, "Xổ số tự chọn số điện toán" là loại hình xổ số được phát hành thông qua thiết bị đầu cuối, điện thoại cố định, điện thoại di động hoặc internet, cho phép người tham gia dự thưởng thực hiện lựa chọn một tập hợp các con số để tham gia dự thưởng theo Thể lệ tham gia dự thưởng đối với từng loại hình sản phẩm, do công ty xổ số điện toán công bố (khoản 1 Điều 2 Thông tư số 136/2013/TT-BTC).
Thứ nhất, đối với việc các đại lý tại TP HCM in sẵn các số dự thưởng rồi tổ chức đưa vé về bán tràn lan ở các tỉnh chưa triển khai lắp đặt thiết bị đầu - cuối:
Căn cứ theo Điều 13, Thông tư 01/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số về xác định doanh thu thực tế phát sinh theo từng địa bán thì:
"Việc xác định doanh thu thực tế từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán của Công ty xổ số điện toán Việt Nam tại địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện như sau: đối với phương thức phân phối vé xổ số tự chọn số điện toán thông qua thiết bị máy đầu cuối: doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán phát sinh từ các máy đầu cuối đăng ký bán vé xổ số tự chọn số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký kết với Công ty xổ số điện toán Việt Nam hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do Công ty xổ số điện toán Việt Nam thiết lập trên địa bàn".
Như vậy, việc in sẵn các số dự thưởng rồi tổ chức đưa vé về bán tràn lan ở các tỉnh chưa triển khai lắp đặt thiết bị đầu - cuối của Vietlott trước hết đã vi phạm quy định về kinh doanh loại hình xổ số điện toán, đó là kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện về thiết bị máy chủ, máy bán vé xổ số theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc bán tại các tỉnh chưa triển khai lắp đặt thiết bị đầu cuối còn làm thất thu ngân sách của các địa phương, vi phạm nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước do không thể xác định được doanh thu thực tế của hoạt động này.
Hành vi này của Vietlott có thể bị xử phạt hành chính tới 60.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 98/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, tổ chức có hành vi này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 03 tháng đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Luật sư Trương Quốc Hòe
Thứ hai, đối với việc in sẵn các cặp số dự thưởng đưa đi bán dạo là không đúng với đặc điểm của loại hình xổ số điện toán tự chọn. Cụ thể:
Căn cứ theo Điều 9, Điều 10 Thông tư 136/2013/TT-BTC hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán thì:
Về phương thức phân phối: Vé xổ số tự chọn số điện toán được phân phối theo các phương thức sau:
-Bán trực tiếp cho khách hàng thông qua thiết bị đầu cuối.
- Thông qua điện thoại cố định và điện thoại di động.
- Thông qua internet. Phương thức phân phối này chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Về địa bàn phát hành vé xổ số tự chọn số điện toán:
- Địa bàn phát hành vé xổ số tự chọn số điện toán thông qua phương thức phân phối thiết bị đầu cuối: Công ty xổ số điện toán lựa chọn một số tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước để triển khai phát hành vé xổ số tự chọn số điện toán theo quy định tại Thông tư này.
Địa bàn kinh doanh cụ thể, công ty xổ số điện toán báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện.
- Địa bàn phát hành vé xổ số tự chọn số điện toán thông qua điện thoại cố định, điện thoại di động và internet: Công ty xổ số điện toán được kinh doanh trên phạm vi cả nước.
Như vậy, việc in sẵn các cặp số dự thưởng đưa đi bán dạo là không đúng với đặc điểm loại hình xổ số tự chọn điện toán. Hành vi trên đã làm mất quyền tự chọn của người mua vé và không khác gì vé số truyền thống.
Điều này đã vi phạm nội dung, phương thức phân phối và địa bàn phát hành vé số tự chọn số điện toán được quy định tại Thông tư 136/2013/TT-BTC ở trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định 98/2013/NĐ-CP thì hành vi này có thể bị xử lý như sau:
"Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện phân phối vé xổ số không đúng phương thức được phép phân phối.".
"Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kinh doanh xổ số không đúng địa bàn.".
Thứ ba, đối với việc Vietlott bán lẻ vé số điện toán với giá 12.000 đồng/tờ (cao hơn mệnh giá ghi trong vé 2.000 đồng/tờ):
Tại Điều 37 Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số quy định như sau:
"Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bán vé xổ số cho các cá nhân thuộc đối tượng không đủ điều kiện tham gia dự thưởng xổ số theo quy định của pháp luật;
b) Bán vé xổ số không đúng mệnh giá quy định ghi trên tờ vé xổ số.".
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 98/2013/NĐ-CP cũng quy định: "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành mệnh giá vé xổ số không đúng theo quy định của pháp luật;".
Như vậy, việc vé số điện toán được in sẵn số dự thưởng và đưa đi bán dạo với giá 12.000 đồng/vé (vượt mệnh giá 2.000 đồng/vé) là vi phạm quy định pháp luật đồng thời một phần nào đó làm thiệt thòi cho đại lý và người bán vé số kiến thiết (giải thưởng của vé số điện toán cao hơn rất nhiều so với vé số truyền thống) đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường (biểu hiện cụ thể nhất đó là sự sụp giảm tỷ lệ tiêu thụ vé số truyền thống).
Thứ tư về việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm với nội dung không rõ ràng, gây phản cảm
Chi tiết so sánh: "Xổ số kiểu Mỹ", "Xổ số điện toán là loại hình xổ số hiện đại nên sẽ dần thay thế xổ số truyền thống đã lạc hậu.
Thời gian tới Nhà nước sẽ thống nhất hoạt động kinh doanh xổ số truyền thống; từng khu vực chỉ cho phát hành 1-2 ngày/tuần.
Nếu các đại lý xổ số truyền thống không tham gia xổ số điện toán ngay từ bây giờ thì sau này không có cơ hội và sẽ hối tiếc..." đã có biểu hiện của việc so sánh trực tiếp chất lượng và hiệu quả khi mua xổ số điện toán và xổ số truyền thống gây ra sự hiểu lầm cho khách hàng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của xổ số truyền thống.
Tại điểm b Khoản 4 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định:
"4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;"
Như vậy, nếu đủ căn cứ chứng minh Vietlott đang quảng cáo xổ số điện toán dựa trên sự so sánh trực tiếp về chất lượng và hiệu quả với xổ số truyền thống thì có thể sẽ bị xử phạt theo điểm b Khoản 4 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Thứ năm, sử dụng truyền thông để phát triển thị trường; giới thiệu và vận động tuyển dụng đại lý:
Trước hết, pháp luật cho phép sử dụng truyền thông là một kênh thông tin quan trọng giúp các doanh nghiệp PR sản phẩm của mình giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng tới người tiêu dùng.
Việc quảng cáo cần phải được tuân thủ chặt chẽ theo những quy định của pháp luật về quảng cáo theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Nếu tổ chức, cá nhân là đại lý kinh doanh xổ số tự chọn điện toán không đáp ứng được các điều kiện theo quy định mà vẫn kinh doanh thì có thể bị xử phạt theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Trường hợp Ban thường trực Hội đồng xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam cho rằng Vietlott sử dụng truyền thông để phát triển thị trường; giới thiệu và vận động tuyển dụng đại lý có nội dung không khách quan, thiếu trung thực thì cần đưa ra đầy đủ các căn cứ để chứng minh thì mới có thể xử lý theo quy định pháp luật.
1 tháng, 3 người trúng giải đặc biệt
Sáng 14/11, đại diện Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) cho biết, chiếc vé mang đến giải đặc biệt trị lần thứ 3 trị giá hơn 71 tỷ đồng được phát hành vào sáng 10/11 tại một điểm bán hàng ở quận 5, TPHCM.
Trước đó, người đầu tiên trúng giải Jackpot tại kỳ quay số ngày 16/10 là ông Thái đến từ Trà Vinh với giá trị giải thưởng hơn 92 tỷ đồng. Đến ngày 2/11, ông A (giấu tên) đến từ Đồng Nai đã trúng thưởng gần 65 tỷ đồng.
(Theo Công Lý)
Xử dân sự vụ 'trả 1,35 tỉ đồng trúng số rồi đòi lại' Ông Bùi có đổi 1 tờ vé số (tỉnh Tiền Giang) cho ông Bình lấy số tiền 1,35 tỉ đồng. Khi ông Bình giao một nhân viên mang tờ vé số xuống Tiền Giang để đổi thì mới biết tờ vé số bị sai hai số. Ảnh minh họa: TNO Theo thông tin từ TAND TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), cơ quan này...