Sợ động đất, người dân không dám về… nhà
Lo sợ động đất tái diễn, nhiều người dân ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) không dám về nơi cũ dù chính quyền đã vận động.
Lều trại tạm của người dân dưới chân núi
Hiện tại, người già, trẻ em và phụ nữ ở thôn Tà Ba Trên, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà đều ở trong những khu lều, được che tạm bằng phên nứa dưới núi rất nguy hiểm, nhất là những ngày tới tại khu vực này sẽ có mưa.
Sáng 25/10, trên khuôn mặt những người dân nơi đây còn in hằn nỗi sợ hãi vì những chuyện vừa xảy ra cách đó vài ngày.
Bà Đinh Thị Ba Lăng (74 tuổi) vừa gói ghém quần áo, chiếu mền trên chiếc lều tạm cao hơn so với mặt đất chừng nửa mét, lo lắng kể lại:
Trước khi xảy ra động đất (khoảng 20h tối 22/10), mọi người đã nghe thấy những tiếng nổ đùng đùng, làm đinh tai nhức óc, việc này đã xuất hiện từ nhiều ngày trước đó.
Chưa hết hoang mang thì sau đó nhà cửa rung bần bật làm trẻ con khóc thét, nỗi sợ hãi bao trùm cả thôn xóm.
Chiếc lều mong manh dưới chân núi
Video đang HOT
Sau những rung chấn đó, hàng chục hộ dân ở xóm Tà Ba đã kéo nhau di cư đến khu đất an toàn hơn.
Chỉ có đàn ông, thanh niên khỏe mạnh mới ở lại trông coi vườn tược và chăm sóc vật nuôi trong nhà.
Sáng 25/10, Ông Đinh Văn Dép – Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng đã đi kiểm tra hiện trường và chỉ đạo chính quyền xã sớm tìm mặt bằng mới, an toàn hơn để người dân di chuyển.
Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế. Bởi, tinh thần nhân dân vẫn còn khá hoang mang và nhiều hộ gia đình vẫn còn có tiếp tục dựng lều tạm ở xa khu vực nhà ở hiện tại, để di chuyển.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất lúc này là sớm ổn định lòng dân để người dân an tâm về nơi ở cũ, tiếp tục ổn định đời sống và sản xuất.
Theo Tinngan
Dân vào rừng dựng nhà tránh động đất
Sợ động đất, người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) dựng nhà gỗ để ở cho an toàn, nhiều người đã bỏ vào rừng để dựng nhà.
Trai tráng xúm tay vác gỗ vào rừng
Sau một ngày nhờ anh em, hàng xóm chuyển gỗ vào rừng để dựng nhà, sáng 24/10, anh Hồ Văn Thiện (40 tuổi, trú tại thôn 1, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My) cho biết đã gom đủ số gỗ cần thiết.
'Động đất liên miên và ngày càng mạnh, ở trong nhà bê tông thêm sợ. Từ khi có động đất, đêm nào bố tôi cũng thức trắng.
Ông đã già yếu làm sao chạy kịp khi có động đất. Gom đủ số gỗ, tôi sẽ dựng ngay căn nhà mới để ở cho an tâm', anh Thiện tâm sự.
Cũng theo anh Thiện, giữa núi rừng, không điện và thiếu thốn đủ bề nhưng anh vẫn quyết đem cả gia đình vào đây ở vì 'quá sợ hãi'.
Anh Hồ Văn Viên (38 tuổi, trú tại thôn 1, xã Trà Đốc) cho biết: 'Tôi giúp Thiện dựng nhà, rồi sau đó anh ấy sẽ giúp lại tôi.
Tôi không vào rừng sống như anh Thiện nhưng cũng đã mua gỗ để dựng nhà bên cạnh căn nhà bằng bê tông hiện nay'.
Trong khi đó, sau trận động đất xảy ra vào tối 22/10, nhiều người dân ở huyện Bắc Trà My đã chuyển sinh hoạt gia đình vào gian bếp, vốn thường là căn nhà sàn làm bằng tre nứa.
Ngày 23/10, những người dân địa phương giúp anh Thiện chuyển gỗ vào rừng để dựng nhà.
Đoạn đường từ đường nhựa và rừng dài gần 2km và phải băng qua nhiều ghềnh đá
Trẻ em cũng góp sức với những khúc gỗ nhỏ
Trẻ em trong vùng động đất giúp người lớn nhiều việc nặng nhọc
Trong động đất, tinh thần cộng đồng của đồng bào người Ca Dong, Cor được phát huy
Khúc gỗ nặng, hai em nhỏ chung sức vác hai đầu
Gỗ cho nhà tránh động đất được đưa đến điểm tập kết
Theo Tinngan
Chính quyền cấm cửa nhà báo Chiều 22.10, sau khi nhận đơn của 100 hộ dân thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) phản ảnh tình trạng gây ô nhiễm từ Nhà máy nguyên liệu thuốc lá nằm trong Khu công nghiệp Đắc Lộc và biết có cuộc đối thoại giữa lãnh đạo địa phương với dân tại trụ sở UBND xã, PV Báo Thanh Niên...